Trong những thành tựu về khoa học tự nhiên thành tựu nào là quan trọng nhất

Các nhà khoa học bằng những cống hiến tâm huyết cả cuộc đời mình đã góp phần mang lại sự tiến bộ vượt bậc cho cả nhân loại. Trong hàng nghìn thành tựu khoa học đã được cả thế giới ghi nhận, có những công trình được đánh giá là tiêu biểu và được xem là nền tảng quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Đó chính là top 10 thành tựu khoa học ấn tượng nhất.

1 - Bóng đèn điện

Phát minh ấn tượng này ra đời trong một phòng thí nghiệm nhỏ của Thomas Edison nằm trên một con phố ở New Jersey - Mỹ vào năm 1879. Có thể nói, đèn điện là một trong những phát minh quan trọng và ấn tượng nhất đối với cả nhân loại. Chính phát minh này của Edison đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới. Sau hơn một thế kỷ sử dụng đèn điện do Edison phát minh ra, vì lý do tiết kiệm năng lượng người ta mới dần chuyển sang dùng bóng đèn huỳnh quang. Song, không ai có thể phủ nhận: bóng đèn điện là một trong những phát minh tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại.

 Máy quét cộng hưởng từ trường.

2 - Các dây chuyền công nghiệp

Người đi tiên phong trong việc đổi mới cách thức sản xuất, thay thế việc sản xuất thủ công bằng sản xuất trên các dây truyền công nghiệp chính là Henry Ford. Ông đã phát hiện ra ưu điểm và hiệu quả năng suất, chất lượng của việc sản xuất bằng dây chuyền và nhanh chóng đưa vào ứng dụng cho xưởng sản xuất xe hơi của mình từ năm 1908. Mặc dù nước Mỹ không phải là quốc gia đã phát minh ra xe hơi, tuy nhiên, một số lượng sản phẩm xe hơi khổng lồ lại được sản xuất ra tại đây bởi hãng Ford.

3 - Chất bán dẫn

Việc phát minh ra điện có lẽ sẽ mất đi phần nào ý nghĩa của nó đối với cuộc sống nếu như không có chất bán dẫn - công trình của nhóm 3 nhà khoa học Mỹ. Loại vật liệu này ngay từ khi ra đời đã được dùng để chế tạo các thiết bị bên trong các loại máy móc như ti vi, máy tính... và mang lại hiệu quả ứng dụng tuyệt vời. Với công trình chất bán dẫn, nhóm nhà khoa học nói trên đã giành được giải Nobel vào năm 1956 cho phát minh ấn tượng và quan trọng của mình.

4 - Vệ tinh thông tin

Là phát minh đã góp phần quan trọng vào sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu. Trên thực tế, công trình vệ tinh thông tin đầu tiên được phát triển bởi quân đội Mỹ và vệ tinh thông tin này đã được đưa lên quỹ đạo trái đất từ năm 1958. Ngay sau khi được đưa lên quỹ đạo, vệ tinh thông tin đã gửi về trái đất thông điệp của Tổng thống Mỹ Eisenhover với nội dung: "Nhờ có sự kỳ diệu của thành tựu khoa học, giọng nói của tôi đang đến được với các bạn từ một vệ tinh bay trong vũ trụ". Không lâu sau đó, cùng với các chuyến thám hiểm vũ trụ thành công của con tàu Apollo, vệ tinh ngày càng chứng minh được tính ứng dụng và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nhân loại. Chính nhờ vào phát minh này, mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở thành lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như ngày nay.

 Tia laser - một trong những phát minh quan trọng trong thế kỷ 20.

5 - Máy quét cộng hưởng từ trường

Sự ra đời của cỗ máy quét ảnh cộng hưởng từ trường là một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực y học của nhân loại. Nhờ vào việc quét cộng hưởng này mà nhiều bệnh nhân đã được chẩn đoán đúng bệnh, phát hiện sớm bệnh và được cứu sống. Phát minh này thuộc về một nhà khoa học người Mỹ có tên là Raymond Damadian. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về một công nghệ cho phép quét hình ảnh bên trong cơ thể người để phát hiện bệnh mà không gây ra đau đớn hay ảnh hưởng gì cho người bệnh. Máy quét cộng hưởng từ trường bắt đầu được chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới vào năm 1977.

6 - Internet

Là phát minh bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu của quân đội Mỹ.  Internet xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới tại một trung tâm nghiên cứu của quân đội Mỹ vào năm 1960. Ban đầu, các trung tâm nghiên cứu nước này phát triển một loại mạng kết nối các máy tính của 4 trường đại học là Stanford, UC Santa Barbara và Trường đại học Utah. Mạng có tên gọi là ARPAnet và được giới khoa học sử dụng với mục đích chính là để gửi các thư điện tử. Và chính thức được nghiên cứu mở rộng ứng dụng vào năm 1971.

7 - Công nghệ laser

Là một trong những công nghệ mang lại nhiều ứng dụng và mang lại giá trị lên tới hàng tỉ đô la trong lĩnh vực thương mại. Phát minh ra laser là một trong những phát minh quan trọng nhất của giới khoa học Mỹ trong thế kỷ 20. Mặc dù từ năm 1917, Albert Einstein đã từng miêu tả tới một loại tia có tính năng như tia laser ngày nay. Song, phải tới tận năm 1960, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Hughes - California - Mỹ mới lần đầu tiên tìm ra nó. Ngày nay, tia laser được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và mang lại hiệu quả tuyệt vời,  đặc biệt là trong lĩnh vực y học. Trong các bệnh viện, laser được sử dụng để tiến hành các ca phẫu thuật phức tạp.

 Neil Armstrong và lần đặt chân đầu tiên của con người lên mặt trăng.

8 - Đưa người lên mặt trăng

Người Mỹ luôn tự hào rằng Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa được người lên mặt trăng. Cùng với thành công của Liên Xô khi đưa được người bay vào vũ trụ, Mỹ và Liên Xô đã đạt được những thành tựu đầu tiên có tính đột phá trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ thế giới.

9 - Bom nguyên tử

Được xem là một trong những phát minh đã gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Song, sự xuất hiện của nguyên tử đã mở đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của cả nhân loại.

 Anh em nhà Wright và phát minh chiếc máy bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

10 - Máy bay

Vào ngày 17/12/1903, hai anh em nhà Wright sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ đã làm thay đổi lịch sử thế giới bằng sự phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên. Cỗ máy do Wilbur và Orville Wright chế tạo đã thực hiện thành công chuyến bay kéo dài 12 giây của nó, và chứng minh cho cả nhân loại thấy rằng: một cỗ máy với trọng lượng nặng gấp nhiều lần so với không khí vẫn có thể bay được trong không khí.

Thành Vương [Theo ABC]


C1

* Khoa học tự nhiên

– Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn [người Anh] đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

– Giữa thế kỉ XVIII; Lô-mô-nô-xốp [người Nga] tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hoá học.

-Năm 1837, Puốc-kin-giơ [người Séc] khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

– Năm 1859, Đác-uyn [người Anh] nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật…

Khoa học xã hội

– Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen [người Đức].

– Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô [người Anh] đã xây dựng học thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.

– Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ếvà Ô-oen.

– Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học [nãm 1848] do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

* ý nghĩa

– Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, các giáo lí thần học.

– Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.

C2

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước

– Đông Nam Á Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các. nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. .

– Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện ; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia ; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. Xiêm [nay là Thái Lan] là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách “chia để trị” để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân. Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra :

+ Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức- tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản [1920].

+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ớ Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo [1863 – 1866], tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô [1866 – 1867], có liên kết với nhân dân Viêt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

+ ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.

+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn [1885 – 1896]. Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 nãm [1884 – 1913] cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp,… 

C3

Nguyên nhân của chiến tranh

– Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm – đế quốc “già” [Anh, Pháp]… kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời – đế quốc “trẻ” như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức, Mĩ, Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.

– Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha [1898], Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha ; Chiến tranh Anh – Bô-Ơ [1899 – 1902], Anh thôn tính hai quốc gia của người Bô-Ơ ; Chiến tranh Nga – Nhật [1904 – 1905], Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.

– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức – Áo-Hung [1882]. và khối Hiệp ước Anh – Pháp – Nga [1907]. Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-nãng của đế quốc Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 – 6 – 1914. Đế quốc Đức – Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

Diễn biến của Chiến tranh

– Giai đoạn thứ nhất [1914 – 1916] ‘

+ Từ ngày 1 đến 3-8-1914, Đức tuyên chiến với Nga – Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

+ Đức tập trung lực lượng tấn công phía tây, nhằm thôn tính nước Pháp. Nga tấn công quân Đức ở phía đông, nên nước Pháp được cứu nguy. Từ nãm 1916, cả hai phe chuyển sang thế cầm cự.

– Giai đoạn thứ hai [1917 – 1918]

+ Tháng 2 – 1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước [4 – 1917], vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại. .

+ Từ cuối năm 191.7, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

+ Ngày 11 – 11 – 1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của Đức – Áo-Hung.

Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất

– Chiến tranh đã gây thảm họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ, số tiền chi phí cho chiến tranh tới 85 tỉ đô la, các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

– Chiến tranh đã đem lại nhiều lợi ích cho các nước thắng trận như Anh, Pháp, đặc biệt là Mĩ. Bản đồ thế giới được chia lại. Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

C4

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười

+ Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn với hàng triệu con người.

+ Dẫn đến những thay đổi to lớn trên thê’ giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thê’ giới. Cách học

Video liên quan

Chủ Đề