Trong 200ml dung dịch có chứa 20 2g KNO3

Chương 1: Sự điện li

BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI.

Câu 1: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dung dịch .

B.Sự điện li là sự phân li 1 chất dưới tác dụng của dòng điện .

C.Sự điện li là sự phân li 1 chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước.

D.Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.

Câu 2: Các dd axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dd của chúng có các

A. ion B. anion C. cation D. chất

Câu 3: Cho các chất dưới đây HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu[OH]2. Các chất điện li mạnh là:

A.NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3 B.HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4

C.NaCl, H2SO3, CuSO4 D.Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu[OH]2

Câu 4: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol / l ,dung dịch nào dẫn điện kém nhất

A. HCl B. HF C.HI D. HBr

Câu 5: Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước ?

A. Môi trường điện li B. Dung môi không phân cực

C. Dung môi phân cực D. Tạo liên kết hidro với các chất tan

Câu 6: Trường hơp nào sau đây dẫn điện được:

A. Nước cất. B. NaOH rắn khan. C. Khí hiđroclorua. D. Nước biển.

Câu 7: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?

A. HBr trong nước. B. Rượu etylic trong xăng.

C. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước.

Câu 8: Trộn 100ml dd Ba[OH]2 0,5M với 100ml dd KOH 0,5M được dd A . Nồng độ mol/l của ion OH- trong dd A là

A. 0,65M B. 0,55M C. 0,75M D. 1,5M

Câu 9: Chất không điện ly là :

A. NaCl B. NaOH C. HCl D. C2H5OH

Câu 10: Chất điện ly mạnh là :

A. CH3COOH B. Cl2 C. KOH D. Cu[OH]2

Câu 11: Dung dịch CH3COOH có :

A. CH3COO- B. H+ C. CH3COO-, H+ D. CH3COO-, H+,CH3COOH

Câu 12: 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M có số mol của ion H+ và SO42- lần lượt là:

A. 0,02 và 0,01 B. 0,04 và 0,02 C. 0,02 và 0,02 D. 0,2 và 0,4

Câu 13: Trong bộ ba các chất sau, bộ ba nào đều không phải là chất điện ly

A. NaCl, KMnO4, Na2CO3. B. NaCl, ete, KMnO4.

C. Saccarozơ, ete, rượu etylic. D. NaOH, CO2, Na2CO3

Câu 14: Trong 200 ml dd có chứa 20,2g KNO3. Hãy cho biết [K+] và [NO3-] trong dd lần lượt là:

A. 1M ; 1M B. 0,1M ; 0,1M C. 0,5M; 0,4 M D. 0,2M; 0,2 M

Câu 15: [K+] và [CO32-] có trong dd K2CO3 0,05M lần lượt là:

A. 0,1 M; 0,05M B. 0,2M ; 0,3 M C. 0,05M ; 0,1M D. 0,05M; 0,05M

Câu 16: Cho các chất sau: [I] HCl; [II] KOH; [III] NaCl; [IV] CH3COOH. Chất điện ly mạnh gồm:

A. I, II, III. B. I, II, IV. C. II, III, IV. D. I, III, IV.

Câu 17: Hòa tan 5,85g NaCl vào nước để được 0,5 lit dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ

A. 1M. B. 0,5M. C. 0,2M. D. 0,4M.

Câu 18: Cho các chất: a] H2SO4; b] Ba[OH]2; c] H2S; d] CH3COOH; e] NaNO3. Chất điện li mạnh gồm:

A. a, b, c B. a, c, d C. b, c, e D. a, b, e

Câu 19: Trộn 150ml dd MgCl2 0,5M với 50ml dd NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- có trong dd tạo thành là:

A. 0,5M B. 1M C. 1,5M D. 2M

Câu 20: Có 100 ml dd Ba[OH]2 1M, thêm vào 200ml nước nguyên chất thì được dd X, [OH-] trong X là: A. 1M B. 2/3M C. 1/3M D. 2M.

BÀI 2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI.

Câu 1: Muối nào sau đây là muối axit?

A. NH4NO3 B. Na2HPO3 C. Ca[HCO3]2 D. CH3COOK

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dd Na2CO3 vào dd FeCl3 là:

A. có kết tủa nâu đỏ B. có khí thoát ra

C. có kết tủa trắng xanh D. có kết tủa nâu đỏ và bọt khí thoát ra.

Câu 3: Dãy chất nào dưới đây tác dụng với cả dd HCl và dd NaOH?

A. Al[OH]3, Al2O3, NaHCO3 B. Na2SO4, HNO3, Al2O3

C. Na2SO4, ZnO, Zn[OH]2 D.Zn[OH]2,NaHCO3, CuCl2.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng

A. Zn[OH]2 là axit lưỡng tính. B. Zn[OH]2 là một bazơ chất lưỡng tính.

C. Zn[OH]2 là một hyđroxit lưỡng tính. D. Zn[OH]2 là một bazơ.

Câu 5: Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd ZnSO4 thì hiện tượng là

A. chỉ xuất hiện kết tủa trắng B. xuất hiện kết tủa trắng rồi tan hết

C. xuất hiện kết tủa đỏ nâu rồi tan hết D. chỉ cuất hiện kết tủa nâu đỏ.

Câu 6: Dãy các chất và ion có tính axit

A. HSO4- , NH4+, HCO3- B. NH4+ , HCO3- , CH3COO-

C. ZnO , Al2O3 , NH4+ , HSO4- D. HSO4- , NH4+

Câu 7 : Dung dịch CH3COOH 0,01M có :

A.= B. = 0,01M

C. < 0,01M D. = 0,01M

BÀI 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ.

Xác định độ pH của axit .

B1 . Tính số mol axit điện li axit .

B2 . Viết phương trình điện li axit .

B3 . Tính nồng độ mol H+

B4 . Tính độ pH= - lg[H+]

Ví dụ: pH của dung dịch chứa 1,46 gam HCl trong 400 ml .

◙. nHCl = 0,04 [mol]

HCl → H+ + Cl-

0,04 0,04 [mol] .

[H+] = 0,04/0,4 = 0,1 [M].

pH = - lg[H+] = 1

Câu 1: dd H2SO4 0,005M có pH là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Hãy chỉ ra điều sai về pH

A. pH = -lg [H+] B. pH + pOH = 14 C. [H+] = 10 a thì pH= a D. [H+]. [OH-] = 10-14

Câu 3: Cho 100ml dd axit HCl tác dụng với 100ml dd NaOH thu được dd có pH=12. Nồng độ mol/l của dd NaOH ban đầu là

A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4

Câu 4: dd HNO3 có pH = 3. Cần pha loãng dd trên bao nhiêu lần để thu được dd có pH=4

A. 1,5lần B. 10lần C. 2 lần D. 5 lần

Câu 5: Nếu trộn 100ml dd KOH có pH=12 với 100ml dd HCl 0,012M . Hỏi pH của dd sau khi trộn bằng bao nhiêu?

A. pH=5 B. pH=4 C. pH=3 D. pH=2

Câu 6: Muốn pha chế 300ml dd có NaOH có pH=10 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu?

A. 11.10-4g B. 11,5.10-4g C. 12.10-4g D. 1,25.10-4g

Câu 7: Dung dịch X có pH =11 thì :

A. =10 -11 M B. =10-3 M

C.Làm quì tím hoá đỏ D.Không làm đổi màu phenolphtalein

Câu 8: Dung dịch HCl 0,001M thì :

A. pH=3 và làm quì tím hoá đỏ. B. pH=11 và làm quì tím hoá xanh.

C. pH=3 và làm quì tím hoá xanh. D. pH=11 và làm quì tím hoá đỏ.

Câu 9: Trộn 100 ml dd NaOH 0,1M với 100 ml dd H2SO4 0,1M thu được dd làm phenolphtalein hoá : A. hồng B. xanh C. vàng D.không đổi màu

Câu 10: Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,15M với 300 ml dung dịch Ba[OH]2 0,2M thu được 500 ml dung dịch Z. pH của dd Z là bao nhiêu?

A. 13,87 B. 11,28 C. 13,25 D. 13,48

Câu 11: Trộn 200 ml dung dịch chứa HCl 0,01M vaø H2SO4 0,025M với 300 ml dung dịch chứa NaOH 0,015M vào Ba[OH]2 0,02M thu được 500 ml dd Y. pH của dd Y là bao nhiêu ?

A. 5,22 B. 12 C. 11,2 D. 13,2

Câu 12: Sục V lít CO2 [đktc] vào 100 ml dd Ba[OH]2 có pH = 14 được 3,94 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 0,448 B. 1,792 C. 0,763 hoặc 1,792 D. 0,448 hoặc 1,792.

Câu 13: Dung dịch NaOH có pH = 11, cần pha loãng dd này bao nhiêu lần để được dd có pH = 9?

A. 3 lần B. 100 lần C. 20 lần D. 10 lần.

Câu 14: Cho 10ml dd HCl có pH = 3. Cần thêm vào dd trên bao nhiêu ml nước để sau khi khuấy đều, thu được dd có pH = 4?

A. 10ml B. 90ml C. 100ml D. 40ml.

Câu 15: Trộn 20ml dd HCl 0,05M với 20ml dd H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi về thể tích khi trộn và các axit đã cho điện li hoàn toàn thì pH của dd thu được sau khi trộn là:

A. 1,0 B. 2,0 C. 3,0 D. 1,5.

Câu 16: Dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dd này bằng H2O bao nhiêu lần để được dd có pH = 4? A. 1 lần B. 10 lần C. 9 lần D. 100 lần.

Câu 17: Cho dd chứa x mol Ca[OH]2 vào dd chứa x mol H2SO4, dd sau phản ứng có môi trường gì?

A. axit B. trung tính C. bazơ D. không xác định.

Câu 18: Cho dd chứa x gam Ba[OH]2 vào dd chứa x gam HCl, dd sau phản ứng có môi trường gì?

A. axit B. trung tính C. bazơ D. không xác định.

Câu 19: Dung dịch X có pH = 10, dd Y có pH = 3, điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. X có tính bazơ yếu hơn Y B. X có tính axit yếu hơn Y

C. tính axit của X bằng của Y D. X có tính axit mạnh hơn Y.

Câu 20: Cho 50 ml dd HCl 0,12M vào 50ml dd NaOH 0,1M, pH của dd sau phản ứng là:

A. 1 B. 2 C. 7 D. 10.

Câu 21: Chọn phát biểu sai

A. dd CH3COOK có pH > 7 B. dd NaHCO3 có pH < 7

C. dd NH4Cl có pH < 7 D. dd Na2SO4 có pH = 7

Câu 22: Trong các dung dịch sau: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, N¸HO4, Na2S có bao nhiêu dung dịch có pH > 7

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 23: Cho các dd muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3 , AlCl3 dung dịch có pH>7

A. NaNO3 B. AlCl3 C. K2CO3 D. CuSO4

Câu 24: Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím

A. NH4Cl B. KCl C. Na2CO3 D. HCl

BÀI 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI.

Câu 1: Một dd X chứa 0,2mol Al3+, a mol SO42-, 0,25mol Mg2+, và 0,5mol Cl-. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Hỏi m có giá trị bao nhiêu?

A. 43g B. 57,95g C. 40,95 D. 25,57

Câu 2: Một loại nước thải chứa các ion Na+, Ba2+, Ca2+, M2+, Pb2+, H+, . Muốn tách được nhiều ion cation ra khỏi dd mà không cần đưa ion lạ vào thì ta có thể dùng chất nào để tác dụng với dd trên là đúng nhất.

A.dd Na2CO3 vừa đủ. B. Dd Na2SO4 vừa đủ. C.dd NaOH vừa đủ. D.dd K2CO3 vừa đủ.

Câu 3: Ion OH- có thể phản ứng với dãy các ion nào sau đây?

A. Ba2+; Na+;; SO42- B. Ca2+; Ba2+;;

C. Fe3+ ; HCO3-; Zn2+ ; D. Ca2+ ; K+; ; Ba2+

Câu 4: Hòa tan 1,7g NaNO3 và 2,61g Ba[NO3]2 vào nước để được 100ml dd X. Nồng độ mol/l của ion Na+, Ba2+ và NO3- trong dd X lần lượt là:

A. 0,02M; 0,01M; 0,04M. B. 2M; 1M; 04M.

C. 0,2M; 0,1M; 0,4M D. 0,15M ;0.05M ; 0,02 M

Câu 5: Một dung dịch không thể chứa đồng thời các ion sau:

A. B. K+, Zn2+; Cl-, Br-

C. D.

Câu 6: Có 4 lọ riêng biệt đựng các dd bị mất nhãn: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Có thể dùng dd nào dưới đây làm thuốc thử để phân biệt các chất trên?

A. NaOH B. H2SO4 C. Ba[OH]2 D. AgNO3.

Câu 7: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Na+, Mg2+, OH-. B. K+, Fe2+, NO3-. C. Ca2+, Na+, Cl-. D. Al3+, Cu2+, SO42-

Câu 8: Dung dịch X chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol . Chọn biểu thức đúng?

A. a + 2b = c + 2d B. a + 2b = c + d C. a + b = c + d D. 2a + b = 2c + d.

Câu 9: Một dd X chứa 0,1mol Fe2+, 0,2 mol Al3+, x molvà y mol SO42-. Đem cô cạn dd X thu được 46,9g muối khan. Hỏi x,y có giá trị là bao nhiêu?

A. x = y = 0,267. B. x = 0,15, y = 0,325. C. x = 0,4, y = 0,2. D. x = 0,2, y = 0,3.

Câu 10: Cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?

A. AlCl3 và CuSO4 B. NaHSO4 và NaHCO3

C. NaAlO2 và HCl D. NaCl và AgNO3.

Câu 11: Phương trình phản ứng nào sau đây sai?

A. Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl B. FeS + ZnCl2  ZnS + FeCl2

C. 2HCl + Mg[OH]2  MgCl2 + 2H2O D. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S.

Câu 12: Cho các dung dịch A,B,C,D chứa các tập hợp ion sau:

A: {Cl-, NH4+, Na+, SO42-}. B: {Cl-, Ba2+, Ca2+, OH-}.

C: {H+, Na+,K+, NO3-}. D: {NH4+-, K+, HCO3-, CO32-}.

Trộn hai dung dịch vào nhau thì cặp nào không phản ứng

Câu 13: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Na+, Mg2+, OH-. B. K+, Fe2+, NO3-. C. Ca2+, Na+, Cl-. D. Al3+, Cu2+, SO42

Câu 14: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung một dung dịch?

A. KOH và HCl B. HCl, AgNO3 C. NaCl, NH4NO3 D. NaHCO3 và NaOH

Câu 15: Các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Cu2+, Cl-, Na+, OH-, B. Fe2+, K+, OH-,

C. , , , OH-, Al3+ D. Cu2+, Cl-, Na+, Fe2+, .

Câu 16: Một dd X chứa 0,2mol Al3+, a mol SO42-, 0,25mol Mg2+, và 0,5mol Cl-. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan . Hỏi m có giá trị bao nhiêu?

A. 43g B. 57,95g C. 40,95 D. 25,57

Câu 17: Cho dd chứa x mol AlCl3 tác dung với dd chứa y mol NaOH. Để không có kết tủa thì điều kiện cần và đủ là:

A. y ≥ 4x. B. y ≤ 4x. C. y = 3x D. y ≥ x.

Câu 18.Dung dịch A có chứa năm ion : Mg2+, Ba2+ Ca2+ và 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Them dần V lít ding dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất V có giá trị là :

A. 150ml. B. 300ml. C. 200ml D.250ml.

Câu 19.Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba[OH]2 có nồng độ tương ứng là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 và HCl có nồng độ lần lượt là 0,25M và 0,75M. thể tích dung dịch X cần để trung hòa vừa đủ 40ml dung dịch Y là:

A.0,063lit. B. 0,125 lít. C. 0,25 lít. D. 0,15 lít.

MỘT SỐ ĐỀ THI ĐẠI HỌC CÁC NĂM

1.[KB-2008] Cho các chất sau : KAl[SO4]2.12H2O, C2H5OH, CH3COOH, Ca[OH]2, CH3COONH4. Số chất điện li là

A. 4. B. 5. C. 2. D. 3

2.[KB-2013] Trong các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch nào có giá trị pH nhỏ nhất?

A.Ba[OH]2. B. H2SO4 . C. HCl. D. NaOH.

3.[CĐ-2011] Cho a lít dung dịch KOH có pH=12 vào 8,00 lít dung dịch có pH=3 thu được dung dịch Y có pH=11. Giá trị của a là

A. 0.12. B. 1,6. C. 1,78. D. 0,8.

4.[KB-2009] Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1 M với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba[OH]2 0,1M thu được dung dịch X có pH là

A. 1,2. B. 1,0. C.12,8. D. 13.

5.[KA-2008] Trộn 100ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH nồng độ a[ mol/l] thu được 200ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a là

A. 0,15. B. 0,03. C. 0,12. D. 0,3.

6.[KA-2008] Trộn V ml dung dịch NaOH 0,01 với Vml dung dịch HCl 0,03M thu được 2V ml dung dịch Y . dung dịch Y có pH là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

7.[KA-2009]Dãy các chất đều tác dụng với HCl loãng là:

A. AgNO3, [NH4]2CO3, CuS. B.Mg[HCO3]2,HCOONa, CuO.

C.FeS,BaSO4, KOH. D.KNO3,CaCO3, Fe[OH]3.

8.[KB-2013]Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+, x mol SO42-; 0,12mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300ml dung dịch Ba[OH]2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 7,19. B.7,02 . C.7,875. D.7,705.

9.[KB-2012]Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X [ bỏ qua sự điện li của nước]. ion X- và giá trị của a là

A.NO3- và 0,03 . B.Cl- và 0,01 . C.CO32- và 0,02. D.OH- và 0,03.

10.[KB-2009]Cho dung dịch chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và 0,1M. biết ở 250C Ka của là 1,75*10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là

A. 1,00. B.4,24 . C.2,88. D.4,76.

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ MOL ION

B1 : Tính số mol chất điện li

B2 : Viết phương trình điện li, biểu diễn số mol lên phương trình điện li

B3 : Tính nồng độ mol ion

DẠNG 2: ĐỊNH BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

B1 : Phát biểu định luật

- Trong dung dịch chứa các chất điện li, tổng số mol điện tích dương và âm luôn luôn bằng nhau.

B2 : Áp dụng giải toán

-Công thức chung :

-Cách tính mol điện tích : số mol ion [+] . giá trị điện tích = số mol ion [-] . giá trị điện tích.

- Khối lượng muối trong dung dịch : m muối = m cation + m anion

Ví dụ: Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl – và d mol NO3-

a. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, và d

b. Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 và d = 0,03 thì b bằng bao nhiêu ?

hướng dẫn a. Áp dung định luật BTĐT : 2a + 2b = c + d

b. b = 01 ,0

Video liên quan

Chủ Đề