Trịnh văn quyết flc là ai

Công ty CP Tập đoàn FLC [FLC] vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10.6. Cuộc họp dự kiến thảo luận về hai nội dung chính, là miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị [HĐQT], ban kiểm soát [BKS] nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Dự án của FLC ở Thanh Hóa

Theo đó, FLC dự kiến thông qua việc miễn nhiệm chính thức chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch HĐQT - và bà Hương Trần Kiều Dung - nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT của FLC. Đồng thời bầu bổ sung 2 thành viên vào HĐQT, trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập.

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung bị bắt vì tội thao túng giá chứng khoán vào cuối tháng 3, vị trí Chủ tịch HĐQT của FLC do ông Đặng Tất Thắng đảm nhiệm. Hai thành viên HĐQT còn lại của FLC là bà Bùi Hải Huyền kiêm Tổng giám đốc FLC và ông Lã Quý Hiển.

\n

Bên cạnh đó, FLC sẽ trình cổ đông thông qua việc bầu bổ sung 3 thành viên BKS nhiệm kỳ 2021 - 2026, thay thế cho 3 thành viên cũ là ông Nguyễn Chí Cương, bà Phan Thị Bích Phượng và ông Nguyễn Đăng Vụ. FLC cho biết sẽ công bố danh sách các ứng cử viên dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2021 - 2026 tối thiểu 10 ngày trước khi diễn ra phiên họp bất thường.

Trước đó, FLC cũng xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 muộn nhất tới ngày 30.6. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 của FLC có doanh thu thuần 1.085 tỉ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, FLC báo lỗ sau thuế hơn 465,4 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 42,5 tỉ đồng. Đây là mức lỗ lớn nhất mà Tập đoàn FLC phải chịu kể từ quý 2/2020. Giá cổ phiếu FLC thời gian qua sụt giảm liên tục, xuống 6.770 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 70% so với đầu năm nay.

FLC sẽ miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị với ông Trịnh Văn Quyết

Tin liên quan

Công ty CP Xây dựng FLC Faros [ROS] mới có thông báo về giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ trên 5% cổ phần công ty.

Doanh nghiệp này cho biết ông Lê Văn Lợi, một cổ đông cá nhân của công ty, đã trở thành cổ đông lớn nhất sau khi mua thêm hơn 10,44 triệu cổ phiếu ROS.

Theo báo cáo, giao dịch mua kể trên của ông Lợi được thực hiện trong ngày 4/5, sau khi cổ phiếu ROS trải qua chuỗi phiên phục hồi mạnh từ vùng 3.760 đồng/cổ phiếu lên 5.310 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng ròng hơn 40% sau khoảng một tuần.

Trong phiên 4/5, thị giá ROS đóng cửa ở mức 5.050 đồng/cổ phiếu, tương đương giao dịch mua vào của ông Lợi có giá trị trên 52 tỷ đồng.

Trước khi thực hiện giao dịch gia tăng sở hữu cổ phiếu tại ROS, ông Lợi là một trong những cổ đông lớn của doanh nghiệp khi sở hữu hơn 22,4 triệu cổ phiếu ROS, tương đương 3,964% vốn điều lệ doanh nghiệp. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu do cổ đông cá nhân này nắm giữ tăng lên mức hơn 32,9 triệu đơn vị, tương đương 5,804% vốn.

Động thái gom cổ phần của ông Lợi diễn ra khi giá cổ phiếu ROS vẫn đang trong quãng trượt dài sau vụ án nhóm ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.

So với mức đỉnh giá 16.000 đồng [phiên 7/1], thị giá ROS đã mất gần 70% giá trị tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ông Lợi hoàn tất giao dịch mua vào. Điều này, đồng nghĩa với những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ROS ở mức giá đỉnh đã bị chia 3 tài khoản chỉ sau chưa đầy 5 tháng. 

Một đại gia vừa vượt ông Trịnh Văn Quyết để trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của ROS

Với việc đang trực tiếp sở hữu hơn 32,9 triệu cổ phiếu ROS, điều này đồng nghĩa với việc ông Lợi đã vượt Công ty TNHH MTV FLC Land và ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC để trở thành cổ đông lớn nhất tại FLC Faros.

Theo số liệu được công bố, Công ty TNHH MTV FLC Land có vốn điều lệ hơn 500 tỷ đồng và đang trực tiếp sở hữu hơn 28,1 triệu cổ phiếu của ROS tương đương tỷ lệ 4,96%.

Trong khi đó, ông Trịnh Văn Quyết đang trực tiếp nắm giữ hơn 23,7 triệu cổ phiếu ROS tương đương tỷ lệ nắm giữ 4,185 vốn điều lệ của doanh nghiệp. Em của ông Quyết là bà Trịnh Thị Minh Huế [cũng đã bị khởi tố] có 1,2 triệu cổ phiếu [tỷ lệ 0,21%] và bà Hương Trần Kiều Dung - “phó tướng” của ông Quyết vừa bị bắt giam, còn 1,132 triệu cổ phiếu [tỷ lệ 0,2%]…

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/5, ROS đóng cửa ở mức giá 4.830 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 4,4% so với phiên ông Lợi mua vào. Tạm tính theo mức giá này, hiện lượng cổ phiếu ROS do cá nhân ông Lê Văn Lợi nắm giữ tại FLC Faros có giá thị trường vào khoảng 159 tỷ đồng.

Trong báo cáo của ROS, ngoài số lượng và ngày giao dịch, còn lại không có bất cứ thông tin nào liên quan đến cá nhân này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu ông Lê Văn Lợi cũng không xa lạ với các nhà đầu tư, bởi trước đó cá nhân này cũng có liên quan tới giao dịch lớn tại cổ phiếu HQC của Công ty Địa ốc Hoàng Quân.

Cụ thể, ngày 28/7/2021, ông Lợi mua vào 1,24 triệu cổ phiếu HQC để nâng sở hữu từ 4,99% lên 5,25% vốn điều lệ tại HQC và chính thức trở thành cổ đông lớn tại công ty. Ngoài ra, ngày 18/3/2022, ông Lợi tiếp tục mua thêm hơn 2,6 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu lên 6,47% vốn điều lệ, trở thành cổ đông lớn nhất của HQC.

Sau một thời gian ngắn liên tục mua vào và trở thành cổ đông lớn, ông Lê Văn Lợi đã lần lượt bán hơn 1,8 triệu cổ phiếu HQC trong phiên 4/4 và bán ra hơn 9,7 cổ phiếu HQC trong phiên giao dịch ngày 6/4, để giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 17,3 triệu cổ phiếu [tỷ lệ 3,633%] và không còn là cổ đông lớn.

Ông Lợi cũng từng là cổ đông lớn của CTCP Thuỷ sản số 4 [TS4] khi sở hữu 1,12 triệu cổ phiếu doanh nghiệp tương đương tỷ lệ 7,41%. Trong tháng 3/2021, ông Lợi đã liên tục bán ra cổ phiếu TS4 để giảm sở hữu tại đây xuống chỉ còn 663.261 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 4,132%.

Nguồn: //danviet.vn/dai-gia-vua-vuot-ong-trinh-van-quyet-tro-thanh-co-dong-lon-nhat-tai-flc-faros-...Nguồn: //danviet.vn/dai-gia-vua-vuot-ong-trinh-van-quyet-tro-thanh-co-dong-lon-nhat-tai-flc-faros-la-ai-502022115133120205.htm

Theo Trung Kiên [Dân Việt]

Chắc chắn qua báo đài, thời sự quý bạn đọc đã từng được nghe rất nhiều đến cụm từ tập đoàn FLC, tỷ phú Việt Nam – Doanh Nhân Trịnh Văn Quyết và hàng loạt các dự án khủng gắn liền với FLC [Dự án nghỉ dưỡng, Sân Golf, bất động sản, … và có lẽ lớn nhất mới đây là hãng hàng không Bamboo Airway]

Vậy đã bao giờ bạn thử tìm hiểu xem liệu FLC là gì, Trịnh Văn Quyết là ai mà có tầm ảnh hưởng trong kinh tế Việt Nam như vậy chưa? Sẽ có những thông tin thú vị cho bạn được đưa ra trong bài viết này đó! Hãy cùng BẤT ĐỘNG SẢN TECCORP tìm hiểu ngay:

FLC có nghĩa là gì?

Cụm từ FLC là từ được viết tắt của 3 danh từ tiếng anh: Finance [tài chính], Land [bất động sản] và Commerce [thương mại], FLC là công ty cổ phần dưới sự điều hành của hội đồng quản trị của Tập đoàn FLC.

Tập đoàn FLC cùng sự phát triển lớn mạnh

Hiện nay, Tập đoàn FLC đang hoạt động trên rất nhiều các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh như:  bất động sản, du lịch, giáo dục, chứng khoán, công nghệ, pháp lý, hàng không.

Trụ sở chính của FLC Group nằm ở địa chỉ số 9 đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tiền thân là một công ty tư vấn luật nhưng sau nhiều năm vun đắp thì FLC đã trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh.

Với 9 công ty thành viên trực thuộc là: Công ty Cổ phần Đại lý Thuế FLC; Cty CP Chứng Khoán FLC; Cty CP FLC Land; Cty CP FLC Golf & Resort; Cty Luật TNHH SMiC; Cty CP FLC Media; Cty CP FLC Golfnet; Cty TNHH Hải Châu; Cty CP Đào tạo Golf VPGA.

FLC – vinh quang “vụt lên” từ gian khổ

Trải qua nhiều năm thăng trầm, FLC đã đánh những dấu mốc quan trọng và đạt được nhiều thành tựu như ngày hôm nay. Đặc biệt hơn cả, tập đoàn FLC là thương hiệu lớn trong lĩnh vực bất động sản. Dù không ít lần vướng phải một số bê bối về một số hoạt động tại Thanh Hóa, Bình Định, nhưng chắc hẳn các bạn cũng thấy đà vươn lên của tập đoàn này vẫn tiến triển thấy rõ.

Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC là ai?

Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Trịnh Văn Quyết là chủ tịch của hội đồng quản trị Tập đoàn FLC [Chủ tịch FLC Group] nói trên, được người Việt Nam và thế giới biết đến là một doanh nhân thành đạt, tỷ phú bất động sản nổi tiếng, đại gia chứng khoán của Việt Nam.

Doanh nhân Trịnh Văn Quyết liên quan đến rất nhiều dự án kinh tế có tên tuổi trong nước và quốc tế, trong đó có hãng hàng không Bamboo Airway vừa mới đi vào vận hành năm 2018 – 2019

Trịnh Văn Quyết, doanh nhân trẻ thành đạt của Việt Nam

Trịnh Văn Quyết đã “vang dội” từ độ tuổi khá trẻ, cho đến năm ông 40 tuổi đã sở hữu cho mình khối tài sản “kếch xù” cùng với 1 tập đoàn FLC vững mạnh. Tỷ phú Trịnh Văn Quyết ngày càng khẳng định vị trí top đầu trong 100 người giàu có nhất Việt Nam Hiện nay với lợi nhuận thu lại lên tới hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

Tiểu sử phát triển của tỷ phú FLC – Trịnh Văn Quyết ra sao

Đây là một tấm gương đáng để học hỏi cho giới trẻ Việt Nam, với hào quang vinh hoa ông đang nắm giữ, đã phải là kết quả của rất nhiều giá trị, không chỉ là gian khổ.

Để ngồi trên được “chiếc ghế địa vị” này ông Quyết cũng đã phải trải qua một chặng đường dài. Ông đi học sửa chữa điện tử, tự học vào buổi tối sau khi học xong cấp 3, sau đó ông trúng tuyển 3 trường và chọn đại học Luật Hà Nội vào năm 1995. Ông thử sức với ngành nghề khác nhau như là kinh doanh buôn bán điện thoại, mở văn phòng gia sư, sau đó thành lập công ty Tư vấn đầu tư SMIC đồng thời là Trưởng phòng văn phòng luật.

Thử sức mình với nhiều ngành nghề khi còn trẻ sẽ là nền tảng hữu ích cho những bước ngoặt

Chính nhờ sự học hỏi và từng trải cùng với đòn bẩy thiên về ngành luật ông đã cố gắng và tạo nên một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp của ông. Thành lập công ty cổ phần FLC với số vốn là 18 tỷ đồng. Sự phát triển vững vàng của tập đoàn đến thời điểm này cũng là nhờ vào sự “mở rộng” ngành kinh doanh. Ông không dừng lại chỉ ở một mà nhiều các hoạt động khác nữa như là lấn sân sang thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng đã đạt nhiều thành công vang dội.

Những thương hiệu mang “GEN” FLC

Bất động sản FLC Land

Tính đến năm 2019, FLC đã phát triển khoảng 230 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản, hầu hết nằm ở những vị trí có thắng cảnh đẹp trên mọi miền đất nước Việt Nam, FLC ở những năm 2017 trở đi đã là thương hiệu FLC hàng đầu Việt Nam. Các dự án BĐS của FLC như: FLC Hạ Long, FLC Quy Nhơn, FLC Sân Golf Tây Nguyên [Đăk Lắc], FLC Gia Lai [ FLC HillTop Gia Lai, Sân Golf FLC Tây Nguyên] …

Hàng Không – Bamboo Airway

Hãng hàng không của Tập đoàn FLC: Bamboo Airways là một hãng hàng không của Việt Nam, sở hữu của Tập đoàn FLC, có trụ sở đóng ở thủ đô Hà Nội. Vốn điều lệ ban đầu của Bamboo Airways là 700 tỷ đồng, sau đó được tăng lên 1.300 tỷ đồng. Chuyến bay đầu tiên của hãng cất cánh vào ngày 16/01/2019

Nghành du lịch – FLC Holiday

Công ty TNHH Kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng FLC [FLC Holiday] là công ty thành viên của Tập đoàn FLC group, kinh doanh dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, khai thác các khách sạn, resort hạng sang [FLC Luxury Resort] thuộc sản phẩm của FLC

FLC Còn kinh doanh nhiều lĩnh vực khác

Qua bài tìm hiểu về FLC Group và tỷ phú Trịnh Văn Quyết, chúng tôi luôn hy vọng các bạn sẽ luôn cố gắng và tìm ra những động lực cho sự nghiệp của mình. Đồng chúc các bạn sẽ đạt được những thành công trong công việc!

Video liên quan

Chủ Đề