Trình bày nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ ở các độ tuổi

Trường Mẫu giáo Mầm Non A: Giáo dục dinh dưỡng - Sức khỏe

Đọc bài Lưu

Giáo dục dinh dưỡng Sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoặch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để có thể tự giác chăm lo đến vấn đề sức khoẻ của cá nhân, tập thể và cộng đồng.

Trẻ mầm non và đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều trẻ học được ở nhà trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Nếu chúng ta bắt đầu giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ cho trẻ trong giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng sức khỏe, biết lựa chọn ăn uống đúng cách một cách thông minh và tự giác, có hiểu biết về những hành vi có lợi cho sức khỏe để đảm bảo cho sức khỏe của mình và của cộng động. Do đó việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ cho trẻ từ lứa tuổi mầm non đến các cấp học sau.

Từ trước tới nay, trong các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ [ cải tiến, cải cách, đổi mới ] đều có đưa một số gợi ý về nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ ở một số hoạt động chăm sóc và hoạt động tự phục vụ. Tuy nhiên, một trong các chương trình này thì nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe còn chưa được đề cập một cách rõ nét. Trong những năm gần đây theo xu thế đổi mới của giáo dục mầm non thì việc đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào kế hoặch giáo dục cũng đã được chú trọng hơn. Tuy nhiên giáo viên cũng chỉ chú trọng đến vấn đề chăm sóc là chủ yếu và qua đó để lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ, vì vậy hiệu quả của nội dung giáo dục này còn chưa cao.

Trong chương trình giáo dục mầm non mới thì giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ là một phần riêng biệt và được thể hiện rất rõ nét trong nội dung của lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất, việc tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ được tích hợp vào các chủ đề đây là vấn đề mới mẻ và khó đối với giáo viên.

1. Dựa vào mục tiêu của giáo dục dinh dưỡng sức khỏe với trẻ mẫu giáo:

Nhận biết làm quen với các nhóm thực phẩm và cách chế biến.

Nhận biết lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe và sự cần thiết của việc ăn uống đầy đủ, hợp lý, sạch sẽ.

Dạy trẻ làm một số công việc đơn giản tự phục vụ, bước đầu biết bảo vệ và chăm sóc các bộ phận của cơ thể, các giác quan.

Dạy trẻ làm quen một số quy định an toàn.

Dựa vào đặc điểm của lớp.

Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhiều năm dạy lớp đổi mới, thường xuyên trang bị thêm cho mình các kiến thức mới thông qua sách báo và các phương tiện thông tin như Vô tuyến, Internet

Cô giáo cùng lớp luôn có ý thức học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, yêu nghề, yêu trẻ.

Phần lớn trẻ trong lớp có thể lực tốt. Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, thích đi học, biết lao động để tự phục vụ bản thân.

Phụ huynh có trình độ học vấn, luôn có sự kết hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

Phụ huynh nhiệt tình trong việc sưu tầm học liệu để phục vụ cho việc học tập.

Lớp được sự quan tâm của nhà trường nên được tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất : Lớp được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy tính, đồ dùng phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trang thiết bị, học liệu, đồ chơi đa dạng, màu sắc, kích thước.

Tuy nhiên vẫn còn một số cha mẹ trẻ còn chưa có thói quen cho trẻ ăn uống khoa học. Nhiều cha mẹ thường chú

trọng đến việc ăn uống và phòng bệnh mà ít quan tâm đến kỹ năng sống của trẻ như nhận biết những nơi an toàn, không an toàn, những hành động nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo về nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ còn ít nên khi triển khai thì việc giáo viên cung cấp các khái niệm chính xác đến với trẻ thường gặp nhiều khó khăn.

Biện pháp 1 : khảo sát học sinh và khảo sát về cơ sở vật chất.

Khảo sát học sinh : Việc khảo sát học sinh đầu năm học là việc làm rất cần thiết, vì nếu có khảo sát thì giáo viên mới nắm đúng thực chất của học sinh để từ đó đưa ra các nội dung giáo dục thích hợp.

Khảo sát về cơ sở vật chất để giúp cho giáo viên biết được những đồ dùng còn thiếu trong việc sinh hoạt, học tập cũng như vui chơi của trẻ.

Đối với đồ dùng sinh hoạt của trẻ giáo viên báo cáo Ban Giám Hiệu nhà trường để kịp thời bổ xung.

Đồ dùng phục vụ học tập và vui chơi : Có những đồ dùng cần bàn tay của cô và của trẻ làm ra thì giáo viên lên kế hoặch cụ thể làm những đồ dùng gì ? như thế nào?.hoặc cũng có thể nhờ phụ huynh kết hợp sưu tầm.

Biện pháp 2 : Giáo viên tự học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ.

Đối với giáo viên thì năng lực chuyên môn của người giáo viên có một tầm quan trọng to lớn, giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn trẻ hoạt động. Vì nội dung của tri thức luôn có sự thay đổi nên bản thân tôi không ngừng phấn đấu học hỏi về chuyên môn và để nâng cao trình độ cho bản thân. Trong quá trình học hỏi tôi chú trọng đến cả lý thuyết lẫn thực hành.

Bồi dưỡng lý thuyết :

Tôi cùng chị em giáo viên trong tổ tham gia lớp bồi dưỡng cho giáo viên do nhà trường tổ chức trong dịp hè. Thông qua các buổi họp, trao đổi với chị em đồng nghiệp, qua các buổi họp về chuyên môn hàng tuần, hàng tháng của tổ giáo viên.

Tham khảo tập san của ngành học mầm non, tạp chí Gia Đình và Bé.

Tham khảo trên mạng Internet trang giáo dục mầm non, sức khỏe gia đình.

Bồi dưỡng thực hành :

Trước mỗi chủ đề được thực hiện tôi xây dựng chương trình thực hiện cho cả chủ đề dựa vào nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe đề ra đầu năm học. và sau mỗi chủ đề tôi ghi lại những vấn đề mà trẻ đã đạt được hay những vấn đề trẻ chưa đạt được, cần dạy trẻ ở chủ đề sau.

Thăm dự kiến tập một số hoạt động có lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe để rút ra cái được và cái chưa được khi tổ chức, nên lồng ghép thế nào cho phù hợp. Nêu một số hoạt động để tổ chuyên môn cùng góp ý. Trên cơ sở đó nghệ thuật giảng dạy và lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe của tôi vào hoạt động được nâng cao rõ rệt.

Biện pháp 3 : Phối kết hợp với phụ huynh .

Ngay từ đầu cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã trao đổi với phụ huynh học sinh về bữa ăn ở các trường mầm non, các món ăn của trẻ trong một tuần để phụ huynh học sinh biết để cân đối với bữa ăn gia đình.

Thông báo để phụ huynh học sinh biết tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng sức khỏe đối với trẻ.

Trao đổi với phụ huynh học sinh như thế nào là dạy trẻ biết được cách ăn uống hợp lý và đủ chất, dạy trẻ các kỹ năng sống [ không nên làm thay trẻ ].

Biện pháp 4 : Tạo môi trường học tập và sinh hoạt.

việc tạo môi trường học tập và sinh hoạt giúp cho trẻ có được chỗ học tập, vui chơi phù hợp. Mặt khác giúp cho trẻ hứng thú khi tiếp nhận các kiến thức về dinh dưỡng sức khỏe.

Tôi cho trẻ tham gia vào việc tạo môi trường học tập như làm các con rối để minh hoạ cho câu chuyện ở góc nghệ thuật hoặc cũng có thể dùng các nguyên liệu phế thải như dùng giấy báo để bồi thành các loại hoa quả ở góc tạo hình, dùng các tờ quảng cáo của Metro, báo mua sắm..để tạo thành các bài tập trong các góc khoa học, bé tập làm nội trợ..phù hợp với nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe đề ra trong chủ đề.

Biện pháp 5 : Xây dựng kế hoặch giáo dục dinh dưỡng sức khỏe.

Xây dựng giáo dục dinh dưỡng sức khỏe là một việc rất cần thiết, vì nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe của trẻ gồm nhiều nội dung cho nên ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoặch giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho tất cả các chủ đề trong năm. Trong khi xây dựng kế hoặch tôi đã đưa ra các nội dung giáo dục theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, có một số nội dung sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các chủ đề. Sau đây là kế hoặch giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mẫu giáo .

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC DINH DƯỠNG - SỨC KHỎE

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG - SỨC KHỎE

Trường Mầm Non

Giúp trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa các món ăn trong ngày ở trường mầm non, nhận biếtđược các món ăn của bữa chính, các món ăn của bữa phụ [tên gọi, giá trị dinh dưỡng]. Các món ăn trong ngày Tết trung thu, nhận biết được tên gọi và giá trị dinh dưỡng.
Dạy trẻ biết lựa chọn và bày cỗ Trung Thu.
Vệ sinh thân thể, đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng nơi quy định

Bản Thân

Dạy trẻ nhận biết ăn đủ các thức ăn khác nhau trong mỗi bữa ăn, ăn hết suất, không kén chọn trong khi ăn. Dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân.

Nhận biết các thức ăn trong bữa chính và các thức ăn trong bữa phụ.

Biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nhận biết thức ăn có lợi cho sức khoẻ và những thức ăn không có lợi cho sức khỏe.

Nhận biết ích lợi của việc ăn uống để cơ thể phát triển.

Biết được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể đối với sức khỏe.

Biết một số biểu hiện của các bệnh liên quan tới ăn, uống không hợp vệ sinh.

Uống nước khi khát, sau khi ăn, sau khi vận động.

Dạy trẻ biết được các đồ vật không an toàn để báo cho cô giáo.

Dạy trẻ biết bảo vệ, chăm sóc các giác quan và các bộ phận của cơ thể.

Dạy trẻ một số thói quen vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống.

Biết nói với người lớn khi bị ốm, khi bị đau.

Nghỉ ngơi phù hợp sau khi tham gia vào các hoạt động.

Yêu cầu giúp đỡ trong tình huống nguy hiểm.

Dạy trẻ biết phối hợp với cô giáo bày bàn tiệc trong ngày sinh nhật.

Nhận biết, phân biệt các loại trang phục, biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết, hiểu ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết có lợi và tốt cho sức khỏe, tự mặc quần áo

Gia Đình

Gọi đúng tên và phân loại thực phẩm theo 4 nhóm. Biết nguồn gốc khác nhau của các loại thực phẩm được chế biến trong gia đình.
Ích lợi của thực phẩm đối với cơ thể. Ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và đủ chất.
Nhận biết được các bữa ăn và các món ăn trong bữa chính và trong bữa phụ ở gia đình và thói quen tốt trong ăn uống.
Trẻ nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng tới bữa ăn [ sự hấp dẫn của thức ăn, sự sạch sẽ, không khí của bữa ăn gia đình, vui thích với những thức ăn mới].
Dạy trẻ nhận biết được các đồ vật không an toàn để báo cho cha mẹ.
Dạy trẻ nhận biết được thực phẩm được chế biến và ăn theo nhiều cách khác nhau.
Dạy trẻ biết ăn uống sạch sẽ, ăn thức ăn đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi, ăn chậm, nhai kỹ, không làm rơi vãi trong khi ăn.
Tham gia chế biến một số món ăn và đồ uống đơn giản.
Sử dụng đồ dùng trong gia đình thành thạo, khéo léo.
Làm quen với một số quy định và nhận biết những nơi không an toàn trong gia đình.
Luyện tập cho trẻ một số nề nếp, thói quen vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống, biết giúp mẹ chuẩn bị bàn ăn và sơ chế một số loại rau quả.

Thực Vật

Gọi đúng tên và phân biệt các loại rau quả theo nhóm, biết lợi ích của rau quả đối với cơ thể. Nhận biết các loại rau quả khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng, mùi vị.
Trẻ biết được rau, quả được chế biến và ăn theo nhiều cách khác nhau.
Dạy trẻ cách sơ chế một số loại rau, củ, quả quen thuộc. Cách ăn một số loại quả.
Nhận biết và cách bảo quản rau, củ, quả tươi.
Các món ăn từ rau, củ, quả và cách chế biến từ rau, củ, quả.
Nhận biết được một số nguy cơ không an toàn khi ăn uống : ăn rau quả chưa được rửa sạch, uống nước lã.
Ích lợi của việc tiếp xúc với môi trường xanh, sạch đối với sức khỏe.

Tết và Lễ hội

Biết tên một số thực phẩm được chế biến thành các món ăn trong ngày Tết . Dạy trẻ nhận biết các món ăn trong ngày Tết và giá trị dinh dưỡng của chúng.
Thực phẩm được chế biến theo nhiều cách khác nhau : ăn sống, ăn chín, đóng hộp.
Làm quen một số cách chế biến đơn giản các món ăn trong ngày Tết cổ truyền.
Biết cách sơ chế một số loại thực phẩm rau, quả.
Ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý, giữ gìn sức khỏe trong ngày Tết.
Mặc quần áo phù hợp khi đi chơi Tết.
Nhận biết những nơi không an toàn khi đi chơi ngày Tết : Ao, Hồ
Không đi theo người lạ và không cho người lạ đụng chạm vào cơ thể.
Dạy trẻ biết phối hợp cùng cô giáo và các bạn gói bánh Chưng và bày tiệc trong ngày Tết.
Bày bàn ăn và trang trí nhà cửa cùng gia đình trong ngày Tết

Giao Thông

Dạy trẻ nhận biết một số quy định an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông, khi đi trên tàu xe.
Giữ gìn sức khỏe khi đi trên các phương tiện giao thông.
Rèn luyện kỹ năng vệ sinh văn minh khi tham gia giao thông.
Biết ăn thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe khi đi trên tàu xe.
Dạy trẻ biết xe cứu thương và số điện thoại để gọi khi cần thiết

Nghề Nghiệp

Giới thiệu và nhận biết tên gọi một số nghề liên quan đến cung cấp thực phẩm, bảo vệ sức khỏe. Gọi tên một số thực phẩm có sẵn ở chợ và siêu thị, làm quen với sự đa dạng của các loại thực phẩm, rau, củ, quả và gia vị.
Hướng dẫn trẻ nhận biết và sử dụng an toàn những vật dụng nguy hiểm là dụng cụ của các nghề.
Một số nghề liên quan đến cung cấp thực phẩm, bảo vệ sức khỏe.
An toàn tránh những nơi nguy hiểm ở các khu vực sản xuất, xây dựng, an toàn đối với một số dụng cụ của nghề.
Rèn các thói quen tốt trong ăn uống, tư thế ngồi đúng khi ăn.
Tuân thủ và hợp tác với bác sĩ khi đi khám bệnh.
Dạy trẻ tập chia thức ăn, đong, rót.
Dạy trẻ biết ăn uống sạch sẽ ở các cửa hàng bán đồ ăn, nhận biết hành vi văn minh ăn uống nơi công cộng.

Động Vật

Những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có lợi cho sức khỏe. Gọi đúng tên những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cung cấp cho cơ thể nhiều đạm, chất béo.
Chọn thức ăn sạch sẽ, không ôi thiu và bảo quản thực phẩm.
Gọi đúng tên các món ăn và các sản phẩmcó nguồn gốc từ động vật.
Nhận biết, làm quen, gọi tên các dạng chế biến của thực phẩm như kho, luộc, nấu canh, xào, rán, làm nộm, hầm..
Nhận biết, gọi tên và cách phòng tránh được nguồn lây nhiễm các bệnh từ động vật.
Mối nguy hiểm khi trêu chọc hoặc chơi gần chó mèo.
Cẩn thận khi tiếp xúc với một số con vật.

Nước và các hiện tượng tự nhiên

Dạy trẻ nhận biết và tên các món ăn theo mùa, giá trị dinh dưỡng.
Dạy trẻ sự cần thiết của nước sạch đối với sức khỏe.
Dạy trẻ pha chế một số đồ uống có lợi cho sức khỏe.

Thiên nhiên

Dạy trẻ nhận biết các loại trang phục, biết lựa chọn và mặc trang phục phù hợp với thời tiết, hiểu ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết đối với sức khỏe, tự mặc quần áo.
Dạy trẻ phòng tránh một số dịch bệnh thường xảy ra theo mùa khi thời tiết thay đổi.
Bảo vệ cơ thể khi gặp một số tình huống bất thường của thời tiết : Mưa, bão, sấm, chớp..

Quê Hương , Đất Nước

Trẻ tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân khi đi du lịch.
Nghỉ ngơi phù hợp khi tham gia các hoạt động.
Gọi đúng tên thực phẩm và phân loại thực phẩm theo 4 nhóm.
Gọi đúng tên các món ăn truyền thống của Hà Nội và giá trị dinh dưỡng.
Nhận biết và gọi đúng tên một số món ăn của các vùng miền và giá trị dinh dưỡng.
Ăn đa dạng các loại thức ăn.

Cô giáo Đào Quỳnh Nga sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề