Trình bày cách đo độ dài bằng thước

Tuần :1
Tiết :1

CHƯƠNG I. CƠ HỌC

BÀI 1 2 : CHỦ ĐỀ ĐO ĐỘ DÀI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Biết xác định giới hạn đo [GHĐ], độ chia nhỏ nhất [ĐCNN]của dụng cụ đo.

Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo đúng qui tắc.

  1. Kĩ năng:

Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo

3.Thái độ: Rèn luyện cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu nhập thông tin

trong nhóm.

Phẩm chất yêu thương, trung thực, tự chủ, trỏch nhiệm.

  1. Xác định nội dung trọng tâm của bài học :

Hiểu được khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước.

Cách đo độ dài của thước.

Vận dụng cách đo độ dài để áp dụng vào thực tế

  1. Định hướng phát triển năng lực
  2. Năng lực chung :

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

  1. Năng lực chuyên biệt :

Năng lực kiến thức vật lí.

Năng lực phương pháp thực nghiệm.

Năng lực trao đổi thông tin.

Năng lực cá nhân của HS.

  1. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dungNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Đo độ dàiNhững dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.

Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Xác định được GHĐ, ĐCNN của thước mét, thước dây, thước kẻ.
Cách đo độ dàiNhận biết được:

Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.

Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét [km] và nhỏ hơn mét là đềximét [dm], centimét [cm], milimét [mm].

1km = 1000m

1m = 10dm

1m = 100cm

1m = 1000mm

Đo được độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách, độ dài của sân trường theo đúng quy tắc đo.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của 1 thước đo mà em có

Câu 2: Có 3 thước đo sau đây : Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm. Hỏi nên dung thước nào để đo :

  1. Chiều rộng của cuốn sách vật lý 6

b.Chiều dài của cuốn sách vật lý 6

  1. Chiều dài của bàn học

Câu 3. Thợ may thường dung thước nào để đo chiều dài của mảnh vải? các số đo cơ thể của khách hang?

Câu 4: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau như thế nào?

Câu 5: Em đã chọn dụng cụ đo nào? đặt thước đo ntn? đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?

Câu 6: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào

  1. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Ổn định tổ chức:
  3. Kiểm tra bài cũ:
  4. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được: đo độ dài , tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

Giới thiệu chương trình vật lý và yêu cầu của việc học tập bộ môn.

Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài.

GV chốt lại: Thước đo không giống nhau

+ Cách đo của người em chưa chính xác.

+ Cách đọc kết quả đo có thể chưa đúng.

? Để khỏi tranh cãi thì hai chị em phải thống nhất điều gì.

HS quan sát và đưa ra các phương án trả lời: gang tay của hai chị em không giông nhau;độ dài gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau;đếm số gang tay không chính xác.

Ghi đầu bài.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

-Gv Yêu cầu HS quan sát H1.1[SGK] và trả lời câu C4, C5, C6 , C7 và thảo luận để có câu trả lời đúng

GV treo tranh vẽ to, thước dài 20cm có ĐCNN 2mm. Yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN.Qua đó GV giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo.

Bước 1: GV Chuyển giáo nhiệm vụ

GV dùng bảng 1.1[SGK] hướng dẫn HS đo và ghi kết quả. Hướng dẫn cụ thể cách tính giá trị trung bình : [L1+L2+L3]:3

GV phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ.

GV quan sát các nhóm làm việc.

Bước 3: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét kết quả học tập của học sinh.

Yêu cầu HS dựa vào phần thực hành ở mục II và thảo luận trả lời nhanh các câu C1, C2, C3, C4, C5.

GV hướng dẫn HS thảo luận đối với từng câu hỏi:

C1: Gọi một vài nhóm trả lời. GV đánh giá kết quả ước lượng. [Sai số giữa giá trị ước lượng và giá trị trung bình tính được sau khi đo càng nhỏ thì có thể coi là ước lượng tốt].

C2: ? Dùng thước dây đo chiều dài bàn học, thước kẻ đo bề dày cuốn sách Vật lí. Tại sao em không chọn ngược lại?

GV khắc sâu: Trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.

C3: Có thể xảy ra tình huống đặt đầu thứ nhất của chiều dài cần đo không trùng với vạch số 0 và độ dài đo được bằng hiệu của 2 giá trị tương ứng với 2 đầu của chiều dài cần đo, cách này chỉ sử dụng khi đầu thước bị gãy hoặc mờ vạch số 0.

GV chỉ ra tình huống đặt thước lệch [tương tự C7a] để khẳng định: cần đặt thước dọc theo độ dài cần đo.

C4: GV sử dụng tình huống đặt mắt lệch [tương tự C8a,b].

C5: GV sử dụng hình 2.3[SGK] để thống nhất cách đọc và cách ghi.

Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C6 và ghi vào vở theo hướng dẫn chung

Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất phần kết luận.

I. Đo độ dài

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài

HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi và

thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của một số thước đo độ dài.

2. Đo độ dài

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS trong nhóm phân công nhau làm những công việc cần thiết.

Thực hành đo độ dài theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 1.1.

Bước 4: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Các nhóm báo cáo và nhận xét theo bảng 1.1

II. Cách đo độ dài.

Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C1, C2,C3,C4,C5.

Đại diện nhóm trình bày câu trả lời theo sự điều khiển của GV.

C1:Tuỳ HS

C2: Thước dây dùng để đo chiều dài bàn học. Thước kẻ dùng để đo bề dày SGK.

Vì : Thước kẻ có ĐCNN 1mm cho kết quả đo chính xác hơn thước dây có ĐCNN 0,5cm.

C3: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 trùng với một đầu của vật.

C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

C5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

HS làm việc cá nhân, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Tham gia thảo luận để thống nhất cách đo độ dài [theo 5 bước].

GV TB ND GD HN:

ND bài này liên hệ với những nghề sử dụng các dụng cụ đo như: nghề may, bán hàng, công việc đo đòi hỏi phải có kỹ năng đo, đếm chính xác.

Đồng thời, GD ý thức, phẩm chất của người lao động như: chỉ sử dụng dụng cụ đo đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đồng tình với những hành vi chế tạo sai lệch và sử dụng cụ đo không đạt tiêu chuẩn

HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, củng cố nội dung về đo độ dài

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

PHIẾU HỌC TẬP

Bài 1:Chọn phương án sai

Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là

A.mét [m]B.kilômét [km] C.mét khối [m3]D.đềximét [dm]

đáp án C

Bài 2:Giới hạn đo của thước là

A.độ dài lớn nhất ghi trên thước. B.độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C.độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. D.độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.

đáp án A

Bài 3:Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

A.Thước dâyB.Thước mét C.Thước kẹpD.Compa

đáp án D

Bài 4:Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là

A.mét [m]B.xemtimét [cm] C.milimét [mm]D.đềximét [dm]

đáp án A

Bài 5:Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

A.số nhỏ nhất ghi trên thước. B.độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.

C.độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.

D.độ lớn nhất ghi trên thước.

Hiển thị đáp án B

Bài 6:Cho biết thước ở hình bên có giới hạn đo là 8 cm. Hãy xác định độ chia nhỏ nhất của thước.

A.1 mmB.0,2 cm C.0,2 mmD.0,1 cm

đáp án B

Bài 7:Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:

A.GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm B.GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm

C.GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm D.GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm

đáp án B

Bài 8:Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình

A.GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm. B.GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.

C.GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm. D.GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.

đáp án D

Bài 9:Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trời người ta dùng đơn vị:

A.KilômétB.Năm ánh sáng C.DặmD.Hải lí

đáp án B

Bài 10:Thuật ngữ Tivi 21 inches để chỉ:

A.Chiều dài của màn hình tivi. B.Đường chéo của màn hình tivi.

C.Chiều rộng của màn hình tivi. D.Chiều rộng của cái tivi.

đáp án B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm

Bước 1: Gv Chuyển giao nhiệm vụ:

Đo kích thước chiếc bàn học ở lớp.

Mỗi bài 2 HS là 1 nhóm. Thực hiện trong 4 phút.

Bước 3: Gv Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV nhận xét kết quả học tập của học sinh.

* Tích hợp liên môn :

1. Môn Công Nghệ :

Trong ngành công nghệ chế tạo cơ khí, người ta dùng các loại thước như thước lá, thước cặp, thước dâyvà có độ chia nhỏ nhất đến 0,05mm. Trong kiến trúc xây dựng thì dùng dụng cụ đo độ dài để vẽ những bản vẽ kĩ thuật chính xác

2. Môn Địa lý : Để xác định các vùng đất chính xác người ta phải sử dụng các công cụ đo độ dài phù hợp.

3. Môn Toán : Để xác định chiều dài của các cạnh tam giác, đa giác mà yêu cầu phải đo độ dài thì chúng ta cũng cần có dụng cụ đo độ dài phù hợp

Bước 2:HS Thực hiện nhiệm vụ:

2 HS một nhóm

  • Ước lượng chiếc bàn học để chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
  • Tiến hành đo sao cho đặt thước sát mép bàn ở vạch số 0, mắt nhìn vuông góc với thước.
  • Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của chiếc bàn, ghi lại số liệu.
  • Thông báo kết quả

Bước 4: HS Báo cáo kết quả:

  • Đại diện 1 HS báo cáo kết quả của nhóm.

Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

* Sưu tầm và tìm hiểu về một số thước đo

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp

Mọi thước đo độ dài đều có:

Giới hạn đo [GHĐ] của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

  1. Dặn dò :

Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học.

Xem nội dung có thể em chưa biết.

Làm các câu C còn lại và bài tập ở SBTVL6.

Chuẩn bị bài học mới : Đo thể tích chất lỏng.

Video liên quan

Chủ Đề