Trẻ 11 tháng uống bao nhiêu nước mỗi ngày năm 2024

Con tôi 10 tuổi, nặng 25 kg, lười uống nước, mỗi ngày uống gần một lít. Bé ít vận động, thường nhịn tiểu khi đi học, có nguy cơ sỏi thận không, làm thế nào để phòng ngừa? [Thúy Hồng, Bình Dương]

Trả lời:

Sỏi thận [sỏi niệu] là viên sỏi nhỏ được hình thành từ tập hợp khoáng chất hoặc vật liệu được tìm thấy trong nước tiểu như canxi, oxalate, cystine, axit uric. Nguyên nhân hình thành sỏi thận chủ yếu do yếu tố môi trường [chế độ dinh dưỡng, lối sống] và di truyền.

Mặc dù sỏi thận thường xảy ra ở người lớn, nhưng trẻ em, thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh này, tỷ lệ khoảng 1/1.000-1/7.000.

Lượng nước trẻ uống mỗi ngày liên quan trực tiếp đến lượng nước tiểu. Tùy vào cân nặng, cơ thể trẻ có các nhu cầu lượng nước cần thiết khác nhau.

- Trẻ nặng 1-10 kg cần 100 ml nước cho mỗi kg cân nặng.

- Trẻ 11-20 kg cần một lít nước cho 10 kg cân nặng đầu tiên và mỗi kg tăng thêm cần uống thêm 50 ml nước.

- Trẻ từ 21 kg trở lên cần uống 1,5 lít nước cho 20 kg cân nặng đầu tiên và mỗi kg tăng thêm cần bổ sung thêm 20 ml nước.

- Trẻ sơ sinh và dưới 6 tháng tuổi chỉ nên cho bú đủ sữa mỗi ngày.

Trường hợp con bạn, lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 1,6 lít nước. Hiện bé chỉ uống gần một lít là chưa đủ với nhu cầu cơ thể, khiến lượng nước tiểu ít, dẫn đến nguy cơ sỏi thận tăng lên.

Bé có thói quen nhịn tiểu cũng có thể khiến các chất tạo sỏi tích tụ. Biểu hiện thường gặp là trẻ đau ở các bộ phận lưng, bụng, hông hoặc bẹn; tiểu lắt nhắt, đau khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu đục, tiểu gấp, nôn hoặc buồn nôn, sốt.

Ngoài ra, một số yếu tố khác tăng nguy cơ phát triển sỏi thận ở trẻ như dị tật bẩm sinh ở thận, niệu quản hoặc bàng quang, rối loạn di truyền...

Trẻ bị sỏi thận có thể có nhiều triệu chứng như đau bụng, sốt, tiểu nhắt, đau khi tiểu. Ảnh: Freepik

Sỏi thận có thể gây đau, chặn dòng nước tiểu hoặc ảnh hưởng đến chức năng của thận. Thông thường, nếu viên sỏi kích thước nhỏ [dưới 5 mm] có thể tự đào thải ra bên ngoài qua đường tiết niệu. Nhưng nếu viên sỏi có kích thước lớn hơn, bệnh nhân cần được hỗ trợ điều trị. Có đến 30-65% trường hợp trẻ từng bị sỏi thận có nguy cơ phát triển thêm những viên sỏi khác, nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Để phòng ngừa sỏi thận ở trẻ, phụ huynh nên nhắc nhở trẻ uống đủ nước với nhu cầu cơ thể. Bên cạnh đó, cha mẹ cần duy trì cho con chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế nước ngọt có ga, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc mặn; bổ sung đủ lượng canxi, natri, vitamin C, D... khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên tập cho con thói quen không nhịn tiểu.

Trường hợp trẻ có triệu chứng như bất thường như đau ở lưng, bụng; bất thường tiểu tiện như trên nên đến bệnh viện để khám.

Hỏi - 18/11/2015 Con em 8 tháng tuổi, nặng 7kg, bú mẹ hoàn toàn. Một ngày bà cho bé uống khoảng 280ml nước, màu nước tiểu trong suốt. Ngồi một chút là uống nước, một chút là uống nước, rồi vừa ăn vừa uống. Thưa bác sĩ tư vấn giúp em uống lượng nước như vậy có phù hợp không, vừa ăn vừa uống có tốt không, nếu thừa nước có ảnh hưởng gì không?

Trả lời Chào em,

Nhu cầu nước trẻ em < 10kg là 100ml/kg/ngày. Bé 7kg ~ 700ml nước/ngày. Nếu em bé có tiêu chảy, hoặc sốt, ói thì số lượng nước sẽ tăng lên tùy mức độ bệnh. Lượng nước bao gồm trong sữa, trong chén nước pha bộ, cho uống thêm nước khi cần là đủ. Bé vừa ăn vừa uống nước sẽ làm bé mau no, sẽ ăn thiếu và lâu ngày sẽ suy dinh dưỡng.

Vì con em nặng 7kg, thường cần 700-800Kcal/ ngày. Để đạt mức năng lượng này thì bé phải uống sữa và ăn dặm thì mới đủ, 1 lít sữa mẹ sau 6 tháng trung bình khoảng 650Kcal/ lít, kèm thêm bé ăn dặm khoảng 200-300ml cháo loãng 5% với số lượng nước trong thức ăn và sữa.

Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 [đối diện cổng Cấp cứu], thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì gọi 08.5404.2829 [nội bộ 228-606].

Trong cơ thể, nước chiếm 60-70%, rất cần thiết đối với sức khỏe. Tất cả phản ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước. Nước giúp cơ thể thải độc qua nước tiểu, mồ hôi. Đối với trẻ em nước lại càng quan trọng.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp, thì không cần uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón, thì cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước một ngày.

Trẻ 6-12 tháng tuổi

Trẻ em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày [kể cả sữa]. Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu bé uống được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc…

Trẻ trên một tuổi

Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày [kể cả sữa], trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.

Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :

Lượng nước uống [ml] = 1.000 ml + n x 50 [n = số kg của trẻ - 10]

Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + [3 x 50 ml] = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 - 500 = 650 ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.

Bên cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước.

Thạc sĩ Hải cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao; các loại nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực... Nước ngọt có ga thường cung cấp calo rỗng nên có thể khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn hoặc gây thừa cân, béo phì.

Chủ Đề