Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện

- Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,… Chi tiết và lời văn trong truyện rất cô đọng. + Truyện kể về việc từ vụ xích mích trong trận bóng đá mà Nghi và nhân vật tôi trở thành những người bạn. Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện là vào chiều hôm đó tại ngã tư đường. + Truyện có những nhân vật: tôi, Nghi, Phước. Nhân vật chính là “tôi”, dễ xúc động, cáu giận, nông nổi những cũng rất tốt bụng. + Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất và có tác dụng bộc lộ chân thực những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật tôi. + Truyện nêu lên vấn đề bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo trước khi giải quyết một vấn đề nào đó. Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay khi mà mọi người luôn bốc đồng, cư xử theo ý kiến chủ quan mà bỏ qua các yếu tố khách quan bên ngoài. Từ đó, cá nhân em cũng cần phải thay đổi cách ứng xử trước một sự việc nào đó. - Đọc trước truyện Điều không tính trước; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh: + Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam, được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn và rất được độc giả ưa chuộng. + Ông đã xuất bản khoảng 100 đầu sách văn xuôi, là một trong số rất ít những nhà văn Việt Nam hiện đại sống tốt bằng nghề viết của mình.

2. Đọc hiểu

* Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 - Trang 71: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều] Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.

Trả lời: 

Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất và có tác dụng bộc lộ chân thực những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật tôi.

Câu hỏi 2 - Trang 71: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” là gì?

Trả lời: 

Tình huống dẫn đến ý định " đánh nhau": bàn thắng của tôi không được công nhận lại còn bị đám thằng Nghi trêu chọc, gây sự

Câu hỏi 3 - Trang 71: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật “tôi”.

Trả lời: 

Qua những lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy được nhân vật tôi là người hiếm thắng, dễ xúc động

Câu hỏi 4 - Trang 71: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?

Trả lời: 

So với dự định ban đầu là xảy ra đánh nhau, khiến cho Nghi phải “nhớ đời” thì sự việc xảy ra ở phần 3 là Nghi mang cuốn luật bóng đá và rủ mọi người đi xem phim về tình bạn.

Câu hỏi 5 - Trang 72: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều] Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?



Trả lời:  Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc nhân vật tôi chặn đường Nghi, thấy lo lắng khi Nghi tìm mình, sợ hãi khi bị trả thù.

Câu hỏi 6 - Trang 73: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Trong phần 4, điều gì khiến người đọc hồi hộp?

Trả lời: 

Hồi hộp vì sợ rằng Phước sẽ không nhận Nghị ra hiệu dừng lại mà tiếp tục như kế hoạch

Câu hỏi 4 - Trang 73: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Qua phần 4, em thấy Nghi là người như thế nào?

Trả lời: 

Qua phần 4, em thấy Nghi tuy là người nóng giận, trêu chọc ở trận đá bóng thế nhưng lại suy nghĩ thấu đáo, tìm cách giải quyết vấn đề cùng tốt cho hai bên, tốt bụng.

Câu hỏi 5 - Trang 74: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?

Trả lời: 

Một cây làm chẳng nên non,/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

* Câu hỏi cuối bài

Câu 1 - Trang 74: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều] Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước.

Trả lời: 

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.  - Dẫn ra một ví dụ trong truyện Điều không tính trước về: + Lời người kể chuyện: Tôi chuẩn bị đánh nhau; Ý nó bảo tôi giỏi tài nấp sắn ở sân đối phương để rình cơ hội ghi bàn “bất hợp pháp”. + Lời nhân vật: Nghi – Lần sau đừng “ăn cắp trứng gà” nữa nghen!; Phước – Đánh nhau ấy à?...

Câu 2 - Trang 74: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]


“Điều không tính trước” trong câu chuyện là điều gì? Qua đó, em thấy nhân vật Nghi là người thế nào?
Trả lời:  - “Điều không tính trước” trong câu chuyện là không xảy ra vụ đánh nhau nảy lửa mà thay vào đó là giải quyết khúc mắc và cùng nhau đi xem phim. Qua đó, em thấy nhân vật Nghi tuy là người nóng giận, trêu chọc ở trận đá bóng thế nhưng lại suy nghĩ thấu đáo, tìm cách giải quyết vấn đề cùng tốt cho hai bên, tốt bụng.

Câu 2 - Trang 74: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết [hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…] mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”.

Trả lời: 

- Nhân vật “tôi” trong truyện là người dễ xúc động, cáu giận, nông nổi những cũng rất tốt bụng. - Một số chi tiết [hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…] mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”: + Đi tìm vũ khí trả thù lại Nghi: Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay! + Rủ Phước tham gia trận chiến trả thù cùng mình cùng với những lời nói khiêu khích: Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi… Bỏ qua sao được!... + Khi nhìn thấy Phước chuẩn bị “khai hỏa” thì ngay lập tức đứng chắn giữa Phước và Nghi. 

Câu 4 - Trang 75: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện [phần 4].

Trả lời: 

Điều tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện đó chính là họ cùng nhau đi xem phim và trờ thành bạn bè.

Câu 5 - Trang 75: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều]

Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời: 

Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn phê phán sự nóng giận, hành động thiếu suy nghĩ hay việc lựa chọn bạo lực để giải quyết vấn đề; ca ngợi cách giải quyết thấu đáo, bằng lí lẽ, cùng nhau gắn kết tạo mối quan hệ tốt đẹp. Đối với em điều thấm thía và sâu sắc nhất đó chính là phê phán việc lựa chọn bạo lực để giải quyết vấn đề. Vì đây là một hành vi, ý định, suy nghĩ xấu, không tốt đẹp. Nếu ai ai cũng lựa chọn làm theo điều đó thì toàn bộ thế giới này chỉ có bạo lực, mọi người sẽ không sống yên ổn hay yêu thương nhau nữa.

Câu 6 - Trang 75: [Ngữ văn 6 tập 2 sách Cánh diều] Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ […]”?


Trả lời: 
Theo em, kết truyện mang đến một ý nghĩa nhân văn về sự đoàn kết trong tình bạn. Thay vì đánh nhau, gây ra hận thù ghen ghét thì cả ba bạn cùng đoàn kết, kết bạn với nhau, chơi với nhau để đem lại niềm vui, hạnh phúc. Từ đó cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn trong cuộc sống.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 4

Trả lời câu 4 [trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Truyện nêu lên vấn đề gì? Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào?

Phương pháp giải:

Chú ý nội dung truyện, từ đó rút ra vấn đề chính.

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề nêu lên có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

- Vấn đề ấy liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay vì cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người còn tính ích kỉ, đố kị và kể cả em cũng đôi lúc như thế. Văn bản giúp em và sẽ giúp mọi người thay đổi bản thân tốt lên và yêu quý các thành viên trong gia đình mình hơn nữa.

Câu 5

Trả lời câu 5 [trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Đọc trước truyện Bức tranh của em gái tôi: tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Tạ Duy Anh.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản trong SGK và tìm kiếm thêm thông tin liên quan đến tác giả trên sách vở, Internet.

Lời giải chi tiết:

Về tác giả Tạ Duy Anh:

- Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây [nay thuộc Hà Nội]. Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên. Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới.

- Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

- Trong 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã xuất bản sáu tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi…

- Tạ Duy Anh được đánh giá là một cây bút sung sức, trung thực với nhiều tìm tòi đổi mới. “Tạ Duy Anh không lúc nào không nghĩ về sự “thay đổi”, thay đổi để tiếp tục sáng tạo, dù có gặp những sự bài xích đi chăng nữa, để rồi mỗi cuốn sách lại có một cuộc đời riêng có với cách cấu trúc và ngôn ngữ của mình”.

Câu 3

Trả lời câu 3 [trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tổ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu văn thể hiện hành động của người em và tâm trạng của người anh.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:

+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.

+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không. 

+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:

+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.

+ Tôi giật sững người.

+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.

- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.

Câu 4

Trả lời câu 4 [trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi:

a] Tại sao người anh “muốn khóc quá”?

b] Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu gì về người anh?

c] Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần [5], chú ý tâm trạng người anh và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Người anh muốn khóc vì cậu cảm thấy ân hận trước những hành động của mình khi nhìn thấy bức tranh vẽ chính mình.

b. Câu nói "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" cho em hiểu rằng thực ra bản chất của người anh không xấu, người anh cảm nhận được tâm hồn và lòng nhân hậu của người em, nhận thấy tình cảm của em gái dành cho mình và từ đó thấy bản thân mình thấy xấu.

c. Điều bất ngờ chính là từ bức tranh của người em gái, về tình cảm của người em dành cho anh, và sự xấu hổ của người anh lúc này.

Câu 5

Trả lời câu 5 [trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miễn vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...". Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...".

- Nội dung của dấu ba chấm: Vậy mà dưới mắt tôi thì lại đối xử với em ấy không ra gì.

- Dấu ba chấm ở đây thể hiện sự nghẹn ngào, không nói nên lời của người anh và qua đó cũng thể hiện sự hối hận của người anh vì đã từng đố kị với em.

- Em đã từng có tâm trạng ấy rồi, đó là khi em hiểu lầm và nghĩ xấu về một người nào đó nhưng thực sự họ lại là một người tốt. Sau đó em đã thay đổi suy nghĩ của mình.

Câu 6

Trả lời câu 6 [trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?

Phương pháp giải:

Từ nội dung truyện, rút ra bài học cho cuộc sống của chúng ta.

Lời giải chi tiết:

- Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là tình bạn, tình anh em.

- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề