Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài To lòng

Kiến thức lớp 10 Bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão –phần 3 TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGŨ LÃO I. Mở bài : - Nhắc đến Phạm Ngũ Lão,chúng ta liền nhớ đến người anh hùng xuất thân ở tầng lớp bình dân,ngồi đa sọt mà lo việc nước.Về sau,chàng trai làng PHù Ủng ấy đã trở thành nhân vật lịch sử từng có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông,giữ địa vị cao ở đời Trần. - Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn.Văn thơ của ông để lại không nhiều,nhưng Thuật hoài là bài thơ nổi tiếng hừng hực hào khí Đông A của lịch sử giai đoạn thế kỷ X đến XV. II. Thân bài : 2.1. Hoàn cảnh sáng tác : Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc đẻ trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí trong bài thơ. 2.2 Tựa đề: - Thuật có nghĩa là bầy tỏ , hoài là mang trong lòng .Thuật hoài nghĩa là bầy tỏ khát vọng , hoài bão. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của baìo thơ này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải. 2.3 Hai câu đầu: - Câu 1 khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hành động .Hoành sóc nghĩa là cặp ngang ngọn giáo .Người trai càm giáo đã mấy thu sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước . Tư thế ấy lại đặt trong không gian kỳ vĩ của giang san.Tất cả những chi tiết trên đã dựng lên bức chân dung oai phong lẫm liệt của người trai thời loạn. - Câu 2 là hình ảnh ba quân.Ngày xưa ,quân lính thường chia làm ba đội gọi là tiền quân , trung quan ,hậu quan.Vì thế , câu thơ nói đến ba quân là ca ngợi sức mạnh của toàn dân tộc . Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu ,câu thơ có thể hiểu theo hai cách.Khí thôn Ngưu là khí thế nuốt được cả con trâu [chú giải của sách giáo khoa],cũng có thể hiểu là nuốt cả con ngưu.Cả hai cách hiểu đều nói đến khí thế mạnh mẽ của dân tộc . Đây là hình ảnh ước lệ quen thuộc thường gặp trong thơ cổ nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ,hình ảnh này lại gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại. - Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau.Thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng , ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh làm nên hào khí của thời đại.Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội của mình , về con người và thời đại của mình.Tác giả nói về chính mình vừa nói tiếng nói cho cả thế hệ. 2.4 Hai câu sau: - Đến đây bài thơ mới bầy tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình . Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến .Người xưa quan niệm ,làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời .Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi .Phạm Ngũ Lão đã bầy tỏ khát vọng được đóng góp cho đất nước , xứng đáng là kẻ làm trai .Khát vọng thật đẹp và cao cả. - Nhưng thật bất ngờ , câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn: Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu [Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu] Vũ Hầu là Gia Cát Lượng , quân sư nổi tiếng đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán.Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình tài giỏi như Vũ Hầu để lập công giúp nước . Đây là nỗi thẹn cao cả , cái thẹn làm nên nhân cách .Vì sao? Phạm Ngũ Lão là người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước , đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.Vậy mà ông vẫn còn cảm thấy mình vương nợ với đời , còn phải thẹn lhi nghe thuyết Vũ Hầu . Điều đó nói nên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước. - Nếu hai câu đầu của bài thơ khắc hoạ chân dung người trai Đại Việt với vẻ đẹp oai phong bao năm bền bỉ bảo vệ đất nước thì hai cau sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ. III. Kết luận: - Bài thơ súc tích , ít lời nhưng đã nói nên lí tưởng nhân sinh của kẻ làm trai: lập công danh không phải chỉ để vinh thân vì phì gia,mà vì đan tộc ;khi đã có công danh , còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng. - Bài thơ súc tích , lời ít , chi tiết có sức gợi , tiêu biểu quy luật kết tinh nghệ thuật của văn học trung đại

[1]

Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lịng[Thuật hồi] của Phạm Ngũ Lão


Bài làm


Thời đại nhà Trần là một trong những thời đại oai hùng nhất trong lịch sửphong kiến Việt Nam với chiến công ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyênxâm lược. Nhắc đến chiến công ấy, ta không thể không nhớ tới Phạm Ngũ Lão- một danh tướng có nhiều cơng lao trong cuộc kháng chiến bảo vệ nước nhà.Ngồi cương vị một võ tướng, ơng cịn thích đọc sách, ngâm thơ. Bài thơ Thuậthồi vừa khắc họa sinh động hình tượng người tráng sĩ thời Trần hiên ngang,bất khuất; vừa thể hiện khát vọng cao đẹp của chính tác giả.


Ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc một không gianbao la rộng lớn của sông núi. Cũng trong khơng gian mênh mơng ấy, hìnhtượng người tráng sĩ thời Trần với tư thế hiên ngang, anh dũng sừng sững hiệnlên. Người tráng sĩ ấy cầm ngang ngọn giáo để bảo vệ đất nước. Tư thế ấy, tầmvóc ấy như sánh ngang cùng giang sơn hùng vĩ. Từ “hồnh sóc” vừa khắc họatư thế hiên ngang, bất khuất vừa tạo nên âm hưởng hào hùng. Người tráng sĩcanh giữ giang sơn không chỉ trong chốc lát. Thời gian dài đằng đẵng được tácgiả nhắc đến qua ba từ “kháp kỉ thu” rất nhẹ nhàng. Thời gian mấy thu dunghòa với khơng gian và con người tạo nên bức tranh có chiều sâu trong đó nổibật là hình tượng người tráng sĩ hiên ngang, anh dũng. Cầu thơ thể hiện lòng tựhào của tác giả đối với vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần.


Đến câu thơ thứ hai, nhà thơ khiến người đọc cảm nhận một cách rõ nét khí thếcủa tam quân. Khí thế ấy được đặc tả qua cụm từ “khí thơn ngưu” - khí thế nuốttrâu đầy dũng mãnh. Đội quân ấy chính là tập hợp những tráng sĩ cầm ngangngọn giáo bảo vệ Tổ quốc. “Tam quân” với hào khí ngút trời, khí thế dũngmãnh, ý chí kiên cường có thể đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc giangsơn. Hai câu thơ đầu hiện lên với khí thế hào hùng và vẻ đẹp của con ngườithời Trần. Nó cũng thể hiện lịng tự hào của Phạm Ngũ Lão về con người thờiđại ông.


Nếu như hai câu thơ đầu là hình tượng người tráng sĩ thời Trần oai phong, dũngmãnh thì đến câu thơ thứ ba, nhịp thơ như chậm lại, hình tượng nhà thơ hiệnlên với một vẻ trầm tư suy nghĩ:


Nam nhi vị liễu công danh trái.


Theo quan niệm của Nho giáo, người con trai sinh ra trong cuộc đời này là đãmang một món nợ: nợ nam nhi, nợ cơng danh. Nợ cơng danh cịn gọi là nợ tangbồng - món nợ mà người đàn ông phải trả bằng sự cố gắng phấn đấu, rèn luyệntrong suốt cả cuộc đời để làm nên nghiệp lớn. Phạm Ngũ Lão một danh tướngthời Trần cũng khơng khỏi trầm tư suy nghĩ về món nợ của kẻ làm trai. Nhữngtưởng vị danh tướng ấy đã có thể n lịng vì mình đã trả hết món nợ cơng danhbằng những cống hiến to lớn cho sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ đất nướcnhưng không phải vậy. Đọc đến câu thơ cuối, ta mới thấy hết khát vọng vànhân cách cao đẹp của ơng:


Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

[2]

trong sự nghiệp bảo vệ đất nước song ông chưa bao giờ hài lịng với những gìmình đã làm được. Ơng vẫn cảm thấy mắc nợ với đời, hổ thẹn vì mình khơngtài giỏi được như Vũ hầu để đóng góp cho nước cho dân. Đó là cái thẹn caođẹp, thể hiện tấm lịng ln mong mỏi được cơng hiến. Tâm sự ấy của PhạmNgũ Lão thật đáng quý biết bao! Hình tượng nhân vật qua hai câu thơ cuốikhông chỉ thể hiện khát vọng cao đẹp của Phạm Ngũ Lão mà còn bộc lộ vẻ đẹpcủa con người thời Trần nói chung.


Hình tượng nhân vật trong bài thơ vừa toát lên sự oai hùng, kiên cường, bất
khuất lại vừa thể hiện nỗi trầm tư và khát vọng được cống hiến, đóng góp chođất nước. Đó là vẻ đẹp của con người thời Trần - một vẻ đẹp khiến người đọcchúng ta tự hào và cảm phục. Đó khơng chỉ là lí tưởng sống của con người thờiTrần mà cịn là mục đích sống của con người mọi thời đại. Sống vì cuộc đời, vìsự nghiệp chung của đất nước chính là lí tưởng sống cao đẹp, tích cực của tấtcả mọi người dù ở thời đại nào. Ngày nay, khi chúng ta được sống trong hịabình thì nhiệm vụ của mỗi người là phải ra sức học tập, rèn luyện để xây dựngđất nước ngày càng giàu mạnh. Thế hệ trẻ hôm nay hãy cố gắng noi theo lítưởng sống của con người thời Trần, phấn đấu hết mình để đóng góp cho đấtnước. Hãy biến hào khí Đơng A của nhà Trần năm xưa thành tinh thần hăngsay học tập, lao động để phục vụ nước nhà.

Tuyển chọn những bài văn hay Cảm nhận cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng. Với những bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Cảm nhận cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng

     Bài thơ Ánh trăng xuất phát từ một câu chuyện thật khi hòa bình lặp lại trong khoảng 3 năm tác giả về thành phố tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, tiện nghi mà lãng quên đi quá khứ. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

     Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt đã gợi lên trong lòng nhân vật trữ tình bao suy ngẫm sâu sắc. Không hề hẹn ước, con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ. Đó là khi chiến tranh kết thúc, con người lên thành phố, xa rời không gian quen thuộc, lãng quên vầng trăng lúc nào không hay biết. Thành phố cúp điện, bóng tối phủ trùm xuống, con người, như một thói quen tìm về với ánh sáng tự nhiên và bất ngờ đối diện với vầng trăng.

     Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến con người ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”.

     Dường như không thể lảng tránh, con người bị động đối diện với ánh sáng trăng cao. Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”, người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính. Trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. “Cái gì đó” phải chăng là đồng, là bể, là sông, là rừng hay là nỗi xấu hổ, sự hối hận, có cả vui mừng như gặp lại cố nhân đang trào dâng lên trong lòng. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua.

     Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng hòa quyện thành một cảm xúc không thể miêu tả được. Tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”, cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng – biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư.

     Kí ức về quãng đời tuổi thơ trong sáng ở miền quê, về thời gian chiến đấu gian khổ nơi rừng núi, về kỉ niệm người và trăng hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng – hình ảnh gắn liền với kỷ niệm. Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

     Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu đối lập với sự bạc bẽo, vô tâm, thơ ơ của con người. Con người vô tình, vô nghĩa, vô tâm đã lãng quên quá khứ, ngụp lặn trong đời sống tiện nghi, đánh rơi quảng đời gian khổ mà nghĩa tình, thủy chung.

     Hình ảnh nhân hóa “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa, con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.

     Tình huống xuất hiện đột ngột của vầng trăng là một tình huống bước ngoặt vô cùng ấn tượng làm thay đổi mạch cảm xúc của câu chuyện cũng như gợi lên những ăn năn hối hận, thức tỉnh của nhân vật trữ tình về quá khứ ân tình, thủy chung. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn mà tác phẩm muốn truyền tải đến người đọc mọi thế hệ.

 ---/---

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

Video liên quan

Chủ Đề