Tp hcm cho phép mở lại dịch vụ ăn uống

Ảnh minh họa. [Ảnh: Bích Huệ/TTXVN]

Chiều 27/10, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình ký ban hành Quyết định số 3677/QĐ-BCĐ, trong đó có nội dung quan trọng về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm [gọi tắt là cơ sở] trên địa bàn thành phố.

Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh ban hành các tiêu chí để cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các quy định liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 4 tiêu chí.

Cụ thể, tiêu chí 1 gồm cơ sở phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; bố trí khu vực giao nhận thực phẩm đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch COVID-19, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng...; đăng ký mã QR tại địa chỉ antoan-covid-19.gov.vn.

Tiêu chí 2, phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, thực hiện quét mã QR và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

[TP.HCM dự kiến mở lại chợ đầu mối và dịch vụ ăn uống tại chỗ từ 1/11]

Tiêu chí 3, nhân viên phục vụ, người bán hàng, người giao nhận - nhận hàng, người đến liên hệ cơ sở phải thực hiện nghiêm 5K, thực hiện quét mã QR và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; người làm việc tại cơ sở là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 tầm soát, sàng lọc, định kỳ.

Tiêu chí 4, chủ cơ sở phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại cơ sở; có phương án tổ chức kinh doanh, công khai số lượng khách tối đa được ăn uống tại cơ sở trong cùng một thời điểm; báo cáo phương án tổ chức kinh doanh và các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát.

Trong diễn biến liên quan, cùng chiều 27/10, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng ký văn bản cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ từ ngày 28/10 nhưng đáp ứng các điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, phải đáp ứng các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo Quyết định số 3677/QĐ-BCĐ [4 tiêu chí], thời gian hoạt động kết thúc trước 21 giờ hàng ngày, công suất hoạt động tối đa 50%, không bán không để khách sử dụng đồ uống có cồn.

Riêng đối với Quận 7, thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu thực hiện thí điểm việc kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn đến hết ngày 15/11/2021, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố làm cơ sở để tiếp tục triển khai và nhân rộng tại các địa bàn khác./.

Trần Xuân Tình [TTXVN/Vietnam+]

Theo ông Phương, thời gian qua loại hình dịch vụ nào đủ điều kiện kinh doanh an toàn thì đã được mở lại, loại hình nào có khả năng gây ra nhiều rủi ro thì thành phố hết sức cân nhắc, tính toán.

“Ăn uống tại chỗ là hoạt động tập trung đông người nên đến lúc này, thành phố chưa có chủ trương mở lại. Trên bình diện chung, TPHCM xét thấy chưa nên mở, cần phải có lộ trình” - ông Phương chia sẻ.

Cũng theo ông Phương, các loại dịch vụ sẽ do từng sở, ngành liên quan phụ trách, riêng việc ăn uống do Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM phụ trách. Sở Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu, phối hợp.

Về tiến độ chi trả gói hỗ trợ đợt 3, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, đến nay số lượng chi trả đợt 3 đã đến tay hơn 3,7 triệu người.

“Con số này sẽ tiếp tục tăng theo từng giờ đối với 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. Với tiến độ này, chắc chắn đến ngày 15/10, các đơn vị sẽ hoàn thành chi trả theo chỉ đạo của UBND thành phố” - ông Lâm thông tin.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, việc vận hành chi trả qua ứng dụng theo công văn của UBND thành phố đến nay thuận lợi và chưa có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, về mặt công nghệ, do hạ tầng cùng lúc có hơn 1 triệu người truy cập nên nghẽn mạch. Các tổ chi trả của khu phố có chậm hơn so với tiến độ. Các vùng xa trung tâm mất nhiều thời gian hơn.

“Việc phát, chi trả cho người dân được ký vào 29/9, phường 12 quận 3 là địa phương đầu tiên thực hiện. Đến nay, 6 đơn vị đạt trên 90% là quận Phú Nhuận [96,3%], còn lại trên 90%. Tiến độ này rất khả quan” – ông Lâm nói.

Trả lời việc phường An Phú [TP Thủ Đức] kêu gọi người thật sự khó khăn mới nên đăng ký nhận hỗ trợ, vậy khái niệm “thật sự khó khăn” được hiểu thế nào? Ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, theo Công văn 3181, có 3 nguyên tắc để xem xét chi trả hỗ trợ. Một là rà soát đảm bảo chi đủ, đúng, không trùng lắp, không phân biệt nơi tạm trú, thường trú. Thứ hai là công khai minh bạch, không trục lợi cá nhân. Thứ ba là phát huy tối đa mọi nguồn lực.

“Như vậy, chúng ta thấy rằng 'hoàn cảnh thật sự khó khăn' là hỗ trợ cho người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và giãn cách xã hội kéo dài, do mất việc làm, giảm thu nhập. Những người này sẽ được công khai ở khu phố, tổ dân phố… đề nghị UBND xã phường, TP Thủ Đức phê duyệt” - ông Lâm giải thích.

Cũng theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, từ tháng 6 đến tháng 10/2021, số lao động có đóng BHXH và không còn ở tại địa bàn thành phố là 33.000 lao động. “Dù họ về quê có nhiều lý do nhưng trong quá trình làm việc, họ có tham gia BHXH nên chế độ, chính sách vẫn đảm bảo theo quy định của Luật Lao động, và họ sẽ tiếp tục tái hoạt động tại thành phố khi quay trở lại” – ông Nguyễn Văn Lâm cho biết.

Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.

Theo ông Mãi, trên tinh thần thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ, TP.HCM sẽ không ra một công thức chung áp dụng hết cho các địa phương. Thay vào đó, có những nội dung cần liên thông sẽ liên thông, nhưng có những cái thuộc địa bàn sẽ do chính quyền địa phương tự quyết.

Sau khi TP công bố cấp độ dịch, các địa phương sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động. "Ví dụ như khu vực này đạt cấp 1 rồi thì sẽ được mở nhiều dịch vụ hơn địa bàn còn ở nguy cơ mức 2, 3. Các hoạt động sinh kế cũng theo đó mà mở cửa", ông Mãi nói.

Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM quy định từ ngày 1-10, nhiều ngành nghề, lĩnh vực được mở cửa hoạt động trở lại trừ quán bar, beer club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo.

Theo chỉ thị này, dịch vụ ăn uống được hoạt động nhưng chỉ được bán hàng mang đi, không được phục vụ tại chỗ. Tuy nhiên, những ngày gần đây một số quán xá trên địa bàn thành phố đã rục rịch đón khách.

Mới đây, Sở Công thương TP.HCM kiến nghị cho phép các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP được mở cửa hoạt động bình thường, tức được tổ chức hoạt động bao gồm cả hình thức bán mang đi và phục vụ tại chỗ, trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu.

Điều kiện của các cơ sở này hoạt động là đáp ứng các yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch của ngành y tế và theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn chống dịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết dự kiến ngày 25-10, TP.HCM công bố cấp độ dịch.

Hiện nay, ở cùng thời điểm nhưng có phường, xã đạt mức 1, có phường ở mức 2, có phường vẫn ở mức 3.

Địa bàn nào đạt mức 1 thì các hoạt động được mở nhiều hơn địa bàn có cấp độ dịch mức độ 2, mức độ 3.

TIẾN LONG

Nguồn: Tuổi trẻ

TP.HCM cho phép quán ăn uống mở cửa từ 6-18h, chỉ bán mang đi. Ảnh: TL

UBND TP.HCM vừa có văn bản tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đó, TP.HCM tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện giấy đi đường đã cấp, các nhóm đối tượng lưu thông và biện pháp kiểm soát được duy trì như cũ.

UBND TP.HCM cũng cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoạt động chỉ trong phạm vi quận, huyện, TP. Thủ Đức. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6-21h hàng ngày.

TP.HCM cũng cho phép các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập [có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh] được phép hoạt động từ 6-18h hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về.

Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ [shipper] phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.

Chính quyền TP.HCM yêu cầu các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, TP. Thủ Đức, để được cấp giấy đi đường [theo công văn 2800 ngày 21/8 của UBND TP.HCM]; phải đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19 và xét nghiệm nhanh âm tính 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.

UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra, giám sát UBND các phường, xã, thị trấn trong việc xác nhận các trường hợp đủ điều kiện được phép hoạt động kinh doanh.

Riêng Chủ tịch UBND quận 7 và huyện Củ Chi căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện cho phép người dân có thể đi chợ 1 tuần/lần; báo cáo UBND TP.HCM trước ngày 11/9.

TP.HCM cho phép mở hai điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn.

Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức để bổ sung nguồn hàng hóa cung ứng cho TP. Từ đó, đảm bảo lưu thông thông suốt đến người tiêu dùng trên nguyên tắc đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.

Video liên quan

Chủ Đề