Tội vu khống xử phạt như thế nào năm 2024

Xét về góc độ pháp lý, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật gia Lê Huy Vinh, Công ty luật TNHH Trường Sơn [trụ sở tại thành phố Hà Nội] cho rằng trong sự việc này có 2 chủ thể là đối tượng bị bịa đặt, là bản thân nữ sinh và trường Quân sự Quân khu 7.

Thông tin lan truyền đã vu khống, bôi nhọ danh dự của tổ chức, trực tiếp là trường Quân sự Quân khu 7 và lực lượng vũ trang Quân khu 7.

Lực lượng chức năng sau khi củng cố hồ sơ, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả… do vụ việc gây ra mà tổ chức, cá nhân tung tin sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Cụ thể, theo Điểm a Khoản 1 Điều 101 Mục 4 Chương V Nghị định 15/2020/NĐ-CP [Số: 15/2020/NĐ-CP, ngày 03 tháng 02 năm 2020] về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngoài ra, Khoản 1 Điều 155 Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 [Số: 100/2015/QH13, ngày 27 tháng 11 năm 2015], sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Tội làm nhục người khác” nêu rõ người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trong khi Điều 156 Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội vu khống” quy định, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng,

Luật gia Vinh phân tích thêm, cơ quan chức năng cũng hoàn toàn có thể căn cứ Điều 331 Chương XXII Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” để xem xét xử lý.

Cụ thể, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Qua vụ việc này, các cơ quan, đơn vị thuộc Quân khu sẽ khẩn trương triển khai các biện pháp để làm rõ thông tin, định hướng dư luận, đề xuất các nhiệm vụ xử lý dứt điểm, tránh gây hiểu nhầm, hoài nghi; thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình sinh viên; gia đình, người thân của sinh viên; kịp thời báo cáo Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ đạo xử lý.

Thực tế cho thấy được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ giúp các bạn sinh viên, thanh niên ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Môi trường quân đội còn tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nền nếp, chỉn chu, biết quan tâm cũng như chia sẻ với những người xung quanh.

“Do đó, nhà trường cần tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm chế độ quản lý học sinh, sinh viên khi tham gia học tập giáo dục quốc phòng - an ninh giống như một chiến sĩ thực thụ”, luật gia Vinh nhấn mạnh./.

Tội vu khống được xử phạt như thế nào? Có thể tố giác hành vi này ở đâu? Tôi phát hiện có một trang mạng xã hội dùng hình ảnh cá nhân của tôi tố giác tôi có hành vi cướp chồng cô ấy trong khi tôi còn không biết chồng cô ấy là ai. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể làm đơn kiện cô ấy tội vu khống được không ạ và mức hình phạt sẽ như thế nào? Mong được luật sư giải đáp.

Tội vu khống được xử phạt như thế nào?

Căn cứ được thay thế bởi Khoản 2 có quy định về tội vu khống như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  1. Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  1. Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Đối với 02 người trở lên;
  1. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ] Đối với người đang thi hành công vụ;

  1. Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  1. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  1. Vì động cơ đê hèn;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  1. Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy với tội danh vu khống thì mức hình phạt nhẹ nhất sẽ là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và hình phạt cao nhất là phạt tù 01 năm.

Có thể tố giác hành vi này ở đâu?

Căn cứ quy định về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

Chủ Đề