Có cơn bão nào từng đổ bộ vào tphcm chưa năm 2024

Việc bão xuất hiện vào dịp cuối năm không phải là điều hiếm gặp trong lịch sử khí tượng Việt Nam, tuy nhiên việc bão đổ bộ vào Nam Bộ lại là điều khá hiếm hoi.

Diễn biến phức tạp của bão số 16 đang khiến nhiều người dân lo lắng bởi trước đó, những cơn bão muộn đổ bộ các tỉnh phía Nam [khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi bão lũ] thường có sức tàn phá khủng khiếp.

Bão số 12 khiến hơn 131 người chết và mất tích

Gần đây nhất, cơn bão số 12 [tên quốc tế là Damrey] đổ bộ các tỉnh Nam Trung Bộ vào ngày 4/11/2017 làm 106 người chết, 25 người mất tích, 174 người bị thương, 124.839 ngôi nhà hư hỏng cùng nhiều thiệt hại nặng nề khác.

Đây được xem là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong vòng hơn 20 năm qua tại các tỉnh Nam Trung Bộ.

Sáng sớm 4/11, bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh Khánh Hòa đến Bình Định. Đặc biệt khi vào đến Nha Trang, sức gió cao nhất của bão đạt cấp 12, giật cấp 15 kèm theo mưa lớn với lượng mưa lên đến 200mm.

Thời điểm bão mạnh nhất kéo dài từ 7-9h cùng ngày, với những cơn gió giật rít hung tợn, cuốn bay hàng loạt mái tôn và đồ vật trên đường. Sau bão, hàng nghìn người dân Nam Trung Bộ lâm vào cảnh mất nhà, trắng tay.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bão số 12 đổ bộ vào Nam Trung Bộ là cơn bão mạnh, vượt qua các cơn bão lịch sử năm 1988, 1993, 2009.

Người dân đau đớn nhìn tài sản mất hết vì bão số 12.

Thảm họa Linda làm hơn 3.000 người chết và mất tích

Nhắc về những cơn bão khủng khiếp đổ bộ miền Nam không thể không kể đến siêu bão Linda tàn phá Cà Mau năm 1997.

Vào đêm 31/10/1997, vùng áp thấp ở khu vực nam Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6-7, di chuyển theo hướng Tây Nam, tiến về vùng Nam Bộ Việt Nam.

Chỉ sau vài giờ di chuyển, áp thấp nhiệt đới đã nhanh chóng mạnh lên thành bão nhiệt đới và được đặt tên là Linda. Cơn bão di chuyển theo hướng Tây tiếp cận miền Nam Việt Nam. Cơn bão tiếp tục tăng cường, đạt đến vận tốc gió 100 km/giờ.

Tối 2/11/1997, bão Linda đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9 và duy trì cường độ khi ở trên đất liền.

Sáng 3/11/1997, bão Linda đi sang vùng biển Cà Mau - Kiên Giang, nó cũng nhanh chóng đạt tới cấp độ cuồng phong và tiến dần về phía Tây vịnh Thái Lan. Tại đây, bão chuyển hướng.

Cảnh tang thương sau bão Linda năm 1997.

Việt Nam là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của siêu bão Linda với khoảng 3.000 người chết và mất tích, 1.232 người bị thương, khoảng 200.000 ngôi nhà bị tàn phá.

Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau có tới 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương; 160.000 căn nhà và nhiều cơ sở vật chất khác bị sập và hư hỏng.

Bão lịch sử Durian năm 2006

Một cơn bão khác đổ vào Nam Bộ dịp cuối năm cũng đạt cấp độ thảm họa là bão Durian [bão số 9] xảy ra vào ngày 1/12/2006, 9 năm sau khi siêu bão Linda đổ bộ vào miền Nam. Sức gió tối đa tại vùng gần tâm bão đạt 150 km/giờ, giật trên 185 km/giờ.

Trước đó, bão được dự báo đi vào Nam Trung Bộ nhưng do có không khí lạnh từ phía Bắc tác động nên bão bị đẩy xuống Nam Bộ. Cơn bão này khiến 105 người chết và mất tích, làm bị thương 409 người tại 12 tỉnh thành mà nó đi qua.

Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu chịu thiệt hại nặng nề nhất với 44 người chết và mất tích, 173 người bị thương. Ngoài ra, cơn bão Durian phá hủy 119.330 căn nhà, nhấn chìm 888 tàu thuyền và chỉ riêng Bình Thuận đã có tới 820 thuyền. Thiệt hại ước tính lên đến 7.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại lớn như vậy được cho là do nhiều địa phương tại Nam Bộ còn chủ quan trong công tác đối phó với bão.

25/12/2017 19:31 PM | Xã hội

Bão Tembin là cơn bão lớn cấp 12? Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết sự thay đổi của các cấp gió chóng mặt như thế nào đấy.

Như chúng ta đã biết, các tỉnh Nam Bộ Việt Nam đang phải đối mặt với cơn bão muộn và mạnh bậc nhất ở cùng thời điểm trong lịch sử - bão Tembin.

Theo thông tin mới ghi nhận, bão Tembin đang suy yếu dần và giảm cường độ, nhưng vẫn đang tiến vào các tỉnh Tây Nam Bộ với sức gió gần tâm bão đạt cấp 8 - 9, giật lên cấp 12 theo thang đo Beaufort.

Các cấp độ bão từ 0 - 12 được mô phỏng qua hình ảnh thú vị

Với sức gió như vậy, cơn bão Tembin vẫn có thể gây ra hậu quả khôn lường. Cụ thể, khi sức gió lên tới 118 - 133 km/h, cơn bão được xếp vào cấp 12.

Ở cấp độ này, những trận cuồng phong có thể chuyển thành lốc xoáy, có khả năng đánh đắm những con tàu có tải trọng lớn trên biển với những đợt sóng cao hơn 14m.

Trên đất liền, gió bão sẽ khiến mọi thứ xung quanh mờ mịt, không thể nhìn rõ được. Tuy nhiên, cũng chẳng ai ra đường trong điều kiện như vậy, vì gió cấp độ này hoàn toàn có thể quật đổ cây to, và gần như chắc chắn cuốn bay được cả thân người.

Trong những trận bão trong quá khứ, nhiều thành phố thậm chí phải chứng kiến những cây cổ thụ với đường kính lên tới 40 - 60cm hoặc hơn cũng bị quật ngã.

Nguyên do là vì nhiều loại cây có rễ chùm ăn rất nông, cành lá nhánh đòn hứng gió... Chúng rất dễ bật gốc và gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy ví dụ như sọ khỉ, liêm xẹt, phượng vũ... và một số cây gốc to như xà cừ.

Một ví dụ có thể cho thấy sức mạnh của gió bão cấp 12 chính là bão Damrey - đổ bộ vào Nha Trang hồi tháng 11/2017. Với sức gió giật cấp 11, 12, Damrey càn quét nhiều giờ trên đất liền, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân.

Bạn có thể xem qua hậu quả của cơn bão trong video dưới đây.

Những siêu bão trên cấp 13

Trên thế giới đã từng ghi nhận những siêu bão như vậy, nhưng tại Việt Nam thì đó là một hiện tượng cực hiếm, thậm chí gần như chưa từng xuất hiện trong lịch sử.

Chủ Đề