Tốc độ bắn chiến đầu của súng trường CKC được bao nhiêu phát trong một phút

Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 4. Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC

1. Kĩ sư thiết kế súng tiểu liên AK là người quốc gia nào?

a. Liên Bang Nga, Liên Xô [cũ]

b. Việt Nam

c. Trung Quốc

d. Hoa Kì

2. Trong tên gọi của súng tiểu liên AK, chữ A có ý nghĩa là gì?

a. Tên người thiết kế

b. Tự động

c. Liên thanh

d. Tiểu liên

3. Trong tên gọi của súng tiểu liên AK, chữ K có ý nghĩa là gì?

a. Tiểu liên

b. Súng bắn loạt

c. Tên kỹ sư thiết kế

d. Liên thanh

4. Súng tiểu liên AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy và lẫy giảm tốc gọi là súng gì?

a. Súng trường CKC

b. Tiểu liên AKM

c. Tiểu liên AKMS

d. Tiểu liên AKN

5. Báng súng tiểu liên AKMS có đặc điểm gì?

a. Loại báng gấp, bằng sắt

b. Làm bằng gỗ, gấp được

c. Cấu tạo như báng của súng tiểu liên AK

d. Có ổ chứa ống đựng phụ tùng

6. Quốc gia nào đã sản xuất, sử dụng phổ biến súng tiểu liên AK trong chiến tranh?

a. Hoa Kì

b. Pháp

c. Anh

d. Việt Nam

7. Súng tiểu liên AK là loại súng nào và trang bị cho mấy người sử dụng?

a. Súng tự động, trang bị cho tùng người

b. Súng bán tự động, trang bị cho hai người

c. Súng tự động, trang bị cho tổ ba người

d. Súng tự động, trang bị cho tiểu đội

8. Súng tiểu liên AK dùng hỏa lực để

a. Tiêu diệt sinh lực địch

b. Phá hủy lô cốt, ụ súng của địch

c. Tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép địch

d. Phá hủy hàng rào thép gai của địch

9. Báng súng, lưỡi lê của súng tiểu liên AK dùng để làm gì?

a. Đánh gần [giáp lá cà]

b. Phá hủy ụ súng của địch

c. Phá trang bị của địch

d. Phá hủy hàng rào của địch

10. Súng nào sau đây chỉ bắn được phát một?

a. Tiểu liên AK

b. Tiểu liên AKM

c. Súng trường CKC

d. Trung liên RPĐ

11. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu nào do Liên Xô [cũ] sản xuất?

a. Kiểu 1930

b. Kiểu 1943

c. Kiểu 1956

d. Kiểu 1947

12. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu nào do Trung Quốc sản xuất?

a. Kiểu 1930

b. Kiểu 1943

c. Kiểu 1956

d. Kiểu 1947

13. Việt Nam gọi chung đạn của súng tiểu liên AK là gì?

a. Đạn K43

b. Đạn K47

c. Đạn K56

d. Đạn K59

14. Đạn của súng tiểu liên AK có mấy loại?

a. 2 loại : Đạn thường; đạn cháy; đạn xuyên cháy

b. 2 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên

c. 3 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên cháy

d. 4 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên cháy; đạn cháy

15. Khi lắp đủ đạn, hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được bao nhiêu viên đạn?

a. 10 viên

b. 30 viên

c. 50 viên

d. 60 viên

16. Tầm bắn của súng tiểu liên AK ghi trên thước ngắm là bao nhiêu m?

a. 1000 m

b. 800 m

c. 600 m

d. 400 m

17. Tầm bắn của súng tiểu liên AK cải tiến ghi trên thước ngắm là bao nhiêu m?

a. 800 m

b. 900 m

c. 1000 m

d. 1100 m

18. Trên thước ngắm của súng tiểu liên AK, tại sao lại có vạch "∏" [nấc dưới cùng] và tương ứng với thước ngắm nào?

a. Để lấy thước ngắm 1 ban đêm,

b. Để lấy thước ngắm 2 ban đêm,

c. Để lấy thước ngắm 3 ban đêm,

d. Để lấy thước ngắm 4 ban đêm,

19. Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK khi bắn mục tiêu mặt đất là bao nhiêu m?

a. 100m

b. 200m

c. 300m

d. 400m

20. Súng tiểu liên AK dùng hỏa lực tập trung, tầm bắn hiệu quả là bao nhiêu m?

a. 600m

b. 700m

c. 800m

d. 900m

21. Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK khi bắn máy bay bay thấp, quân nhảy dù là bao nhiêu m?

a. 200m

b. 400m

c. 500m

d. 600m

22. Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK khi mục tiêu cao 0,5m là bao nhiêu m?

a. 250m

b. 350m

c. 400m

d. 500m

23. Tầm bắn thẳng của súng tiểu liên AK khi mục tiêu cao 1,5m là bao nhiêu m?

a. 325m

b. 525m

c. 625m

d. 725m

24. Tốc độ đầu của đầu đạn súng tiểu liên AK là bao nhiêu m/s ?

a. 710m/s

b. 735m/s

c. 725m/s

d. 715m/s

25. Tốc độ đầu của đầu đạn súng tiểu liên AKM là bao nhiêu m/s?

a. 715m/s

b. 745m/s

c. 710m/s

d. 755m/s

26. Súng tiểu liên AK khi bắn liên thanh, trong một phút có thể bắn được bao nhiêu viên đạn?

a. 100 viên

b. 150 viên

c. 200 viên

d. 300 viên

27. Súng tiểu liên AK khi bắn phát một, trong một phút có thể bắn được bao nhiêu viên đạn?

a. 35 viên

b. 40 viên

c. 50 viên

d. 55 viên

28. Khối lượng của súng tiểu liên AK không có đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

29. Khối lượng của súng tiểu liên AKM không có đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

30. Khối lượng của súng tiểu liên AKMS không có đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

31. Khối lượng của súng tiểu liên AK lắp đủ đạn là bao nhiêu kg?

a. 4,3kg

b. 3,6kg

c. 3,9kg

d. 3,8kg

32. Khối lượng của súng tiểu liên AKM lắp đủ đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 3,6kg

c. 4,3kg

d. 5,4kg

33. Khối lượng của súng tiểu liên AKMS lắp đủ đạn là bao nhiêu kg?

a. 3,8kg

b. 4,3kg

c. 3,1kg

d. 3,3kg

34. Đạn súng tiểu liên AK gồm có những bộ phận nào ?

a. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn

b. Vỏ đạn, đuôi đạn, hạt lửa, thuốc phóng

c. Thân vỏ đạn, hạt lửa, hạt nổ, thuốc phóng,

d. Thân đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đuôi đạn

35. Bộ phận giảm nẩy của súng tiểu liên AKM được lắp vào bộ phận nào?

a. Đầu nòng súng

b. Trên ống dẫn thoi và ốp lót tay

c. Trên thước ngắm

d. Đuôi nòng súng

36. Bộ phận ngắm của súng tiểu liên AK có tác dụng gì?

a. Xác định cự li bắn

b. Bắn mục tiêu vận động

c. Xác định độ cao mục tiêu

d. Ngắm bắn vào các mục tiêu

37. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng tì súng vào vai và giữ súng khi bắn?

a. Hộp tiếp đạn

b. Báng súng và tay cầm

c. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

d. Nòng súng

38. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng chứa đạn, tiếp đạn khi bắn?

a. Lò xo đẩy đạn

b. Bao đạn

c. Hộp tiếp đạn

d. Hộp đạn

39. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng tiêu diệt địch khi đánh gần [giáp lá cà]?

a. Nòng súng

b. Thân súng

c. Lê

d. Chân súng

40. Ngoài các bộ phận của súng tiểu liên AK, còn có bộ phận nào chứa dụng cụ khác của súng?

a. Vặn vít

b. Lê, chổi lông

c. Ống đựng phụ tùng

d. Búa, kìm

41. Vỏ đạn của súng tiểu liên AK thường được làm bằng gì?

a. Hợp kim nhôm

b. Thép mạ đồng

c. Chì mạ đồng

d. Đồng nguyên chất

42. Bộ phận nào của đạn K56 có tác dụng chứa, bảo vệ thuốc phóng?

a. Đầu đạn

b. Vỏ đạn

c. Thuốc phóng

d. Hạt lửa

43. Hạt lửa của đạn K56 nằm ở vị trí nào của đạn?

a. Trong đầu đạn

b. Đáy đầu đạn

c. Cổ vỏ đạn

d. Đáy vỏ đạn

44. Bước 7 trong tháo súng tiểu liên AK là tháo bộ phận nào?

a. Nắp hộp khóa nòng

b. Bộ phận đẩy về

c. Bệ khóa nòng và khóa nòng

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

45. Một trong các nội dung qui tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK là gì?

a. Phải nắm chắc nguyên lý chuyển động của súng

b. Phải nắm chắc cấu tạo của súng

c. Hiểu rõ tính năng kỹ, chiến thuật của súng

d. Nắm vững qui tắc bảo quản, giữ gìn súng

46. Trước khi tháo, lắp súng tiểu liên AK phải thực hiện nghiêm qui tắc nào?

a. Lau chùi súng sạch sẽ

b. Kiểm tra nòng súng và buồng đạn

c. Phải khám súng

d. Kiểm tra hộp tiếp đạn và số lượng đạn

47. Khi tháo súng tiểu liên AK, phải tháo bộ phận nào trước khi tháo ống phụ tùng?

a. Thông nòng

b. Hộp tiếp đạn, kiểm tra súng

c. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

d. Nắp hộp khóa nòng

48. Sau khi tháo bệ khóa nòng và khóa nòng súng tiểu liên AK sẽ tháo đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Thông nòng

c. Lê, ốp lót tay

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

49. Sau khi tháo bộ phận đẩy về súng tiểu liên AK sẽ tháo đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Thông nòng

c. Bệ khóa nòng và khóa nòng

d. Nắp hộp khóa nòng

50. Sau khi tháo thông nòng súng tiểu liên AK sẽ tháo đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

c. Bộ phận đẩy về

d. Nắp hộp khóa nòng

51. Khi lắp súng tiểu liên AK, bộ phận nào phải lắp vào trước?

a. Thông nòng

b. Bộ phận đẩy về

c. Nắp hộp khóa nòng

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

52. Khi lắp súng tiểu liên AK, lắp xong bệ khóa nòng và khóa nòng thì lắp đến bộ phận nào?

a. Hộp tiếp đạn

b. Bộ phận đẩy về

c. Ống phụ tùng

d. Nắp hộp khóa nòng

53. Sau khi lắp xong nắp hộp khóa nòng súng tiểu liên AK, theo thứ tự phải làm động tác gì?

a. Lắp hộp tiếp đạn kiểm tra súng

b. Lắp ống phụ tùng

c. Kiểm tra chuyển động của súng

d. Kiểm tra toàn bộ súng

54. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng liên kết các bộ phận của súng?

a. Hộp khóa nòng

b. Nắp hộp khóa nòng

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Bệ khóa nòng

55. Bước 1 trong tháo súng tiểu liên AK là tháo bộ phận nào?

a. Thông nòng

b. Phụ tùng

c. Hộp tiếp đạn và kiểm tra súng

d. Nắp hộp khóa nòng

56. Cỡ nòng súng tiểu liên AK là bao nhiêu mm?

a. 7,56mm

b. 7,62mm

c. 76,2mm

d. 7,26mm

57. Bước 1 trong lắp súng tiểu liên AK là lắp bộ phận nào?

a. Nắp hộp khóa nòng

b. Bộ phận đẩy về

c. Bệ khóa nòng và khóa nòng

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

58. Bước cuối cùng trong lắp súng tiểu liên AK là lắp bộ phận nào?

a. Nắp hộp khóa nòng

b. Thông nòng

c. Phụ tùng

d. Hộp tiếp đạn

59. Bộ phận nào trên súng tiểu liên AK có tác dụng lấy thước ngắm trước khi bắn?

a. Đầu ngắm

b. Khe ngắm

c. Cữ thước ngắm

d. Thân thước ngắm

60. Bộ phận nào trên súng tiểu liên AK có tác dụng ngắm bắn khi bắn?

a. Bộ phận ngắm

b. Khe ngắm

c. Cữ thước ngắm

d. Thân thước ngắm

61. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng đẩy đạn vào buồng đạn?

a. Bệ khóa nòng

b. Hộp khóa nòng

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Khóa nòng

62. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn khi bắn?

a. Ngoàm giữ đạn

b. Cần định cách bắn

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Móc đạn của khóa nòng

63. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng hất vỏ đạn ra ngoài khi bắn?

a. Ngoàm giữ đạn

b. Cần định cách bắn

c. Tay kéo bệ khóa nòng

d. Mấu hất vỏ đạn

64. Bộ phận nào súng tiểu liên AK khi bắn có tác dụng đóng, mở khóa nòng, làm cho đạn nổ, kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn?

a. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

b. Khóa nòng

c. Hộp khóa nòng

d. Nòng súng

65. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động?

a. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

b. Hộp khóa nòng

c. Lò xo đẩy về

d. Bộ phận giảm nẩy

66. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng về phía trước và giữ nắp hộp khóa nòng?

a. Nòng súng

b. Bộ phận đẩy về

c. Báng súng và tay cầm

d. Bộ phận cò

67. Bộ phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng dẫn thoi đẩy chuyển động, giữ súng, bảo vệ tay không bị nóng khi bắn?

a. Hộp tiếp đạn

b. Báng súng và tay cầm

c. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

d. Ống dẫn thoi và ốp lót tay

68. Phận nào của súng tiểu liên AK có tác dụng giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hỏa, khóa an toàn, định cách bắn?

a. Bộ phận đẩy về

b. Bệ khóa nòng và thoi đẩy

c. Bộ phận cò

d. Tay kéo bệ khóa nòng

69. Đầu đạn súng tiểu liên AK [K56] không sơn là

a. Đạn thường

b. Đạn cháy

c. Đạn vạch đường

d. Đạn xuyên cháy

70. Đầu đạn súng tiểu liên AK [K56] sơn màu xanh lá cây là

a. Đạn thường

b. Đạn cháy

c. Đạn vạch đường

d. Đạn xuyên cháy

71. Súng tiểu liên AK khi bắn, bộ phận nào trên có tác dụng làm cho đầu đạn tự xoay trong quá trình vận động?

a. Đầu đạn

b. Nòng súng

c. Vỏ đạn

d. Thân đạn

72. Bộ phận nào súng tiểu liên AK có tác dụng định hướng bay ban đầu cho đầu đạn khi bắn?

a. Đầu đạn

b. Nòng súng

c. Thân súng

d. Thân đạn

73. Bộ phận nào của đạn súng tiểu liên AK có tác dụng sinh ra áp lực cao để đẩy đầu đạn chuyển động khi bắn?

a. Hạt lửa

b. Nòng súng

c. Thuốc phóng

d. Buồng đạn

74. Tại sao đầu đạn của súng tiểu liên AK khi bắn lại tự xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động?

a. Do bị lực hút của Trái Đất

b. Do nòng súng có rãnh xoắn

c. Vì đầu đạn có rãnh xoắn

d. Do cấu tạo của vỏ đạn

75. Thành phần nào của đạn tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định?

a. Hình dáng đầu đạn

b. Chất liệu làm vỏ đạn

c. Hình dáng thân đạn

d. Số lượng thuốc phóng

76. Khi lên đạn, kéo tay kéo bệ khóa nòng của súng tiểu liên AK về sau hết cỡ thì viên đạn thứ nhất nằm ở đâu?

a. Trong hộp tiếp đạn

b. Trước đường tiến của mấu đẩy đạn

c. Trước đường tiến của kim hỏa

d. Trong buồng đạn

77. Khi lên đạn, thả tay kéo bệ khóa nòng của súng tiểu liên AK về trước hết cỡ thì viên đạn thứ nhất nằm ở đâu?

a. Trong hộp tiếp đạn

b. Trước đường tiến của mấu đẩy đạn

c. Trước đường tiến của khóa nòng

d. Trong buồng đạn

78. Bộ phận nào của súng trường CKC có tác dụng làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng và bộ phận cò chuyển động?

a. Bệ khóa nòng

b. Hộp khóa nòng

c. Bộ phận đẩy về

d. Bộ phận giảm nẩy

79. Bộ phận nào của súng trường CKC có tác dụng làm cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động về phía trước?

a. Bệ khóa nòng

b. Hộp khóa nòng

c. Bộ phận đẩy về

d. Bộ phận giảm nẩy

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. Súng tiểu liên AK

  • Xuất xứ: do Liên Xô sản xuất đầu tiên
  • Tên:Atomat Kalashnicov [súng Kalashnicov tự động]còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AK
  • Năm chế tạo:1947
  • Kíchcỡ 7,62 mm.

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu

  • Loại: súng tự động nạp đạn
  • Loại đạn: kiểu 1943 do Liên bang Nga hoặc đạn kiểu 1956 do TQ và một số nước sản xuất
  • Tầm bắn ghi trên thước ngắm : 800m, AK cải tiến là 1000m.
  • Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù : 500m
  • Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m là 350m, mục tiêu cao 1.5m là 525m
  • Tốc độ của đầu đạn: AK:710m/s; AK cải tiến:715m/s
  • Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100phát/phút.
  • Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM : 3,1kg, AKMS : 3,3kg.
  • Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg

2. Cấu tạo của súng

3. Cấu tạo đạn K56

4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

  • Gạtcầnđịnhcách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.
  • Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.
  • Khiđầu đạnqua lỗ tríchkhí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi,hất vỏ đạn ra ngoài.
  • Khibệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phậnđẩy về giãn ra đẩybệ khoá nòng vàkhoá nòng tiến, đưaviên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

5. Cách lắp và tháo đạn

a. Lắp đạn

b. Tháo đạn

  • Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái.
  • Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.

6. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tắc chung tháo và lắp súng

  • Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.
  • Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết.
  • Trước khi tháo, lắp phải khám súng.
  • Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.

b. Thứ tự động tác tháo và lắp

* Tháo súng:

  • Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng
  • Bước 2: Tháo ống phụ tùng
  • Bước 3: Tháo thông nòng.
  • Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng
  • Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.
  • Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.
  • Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.

*Lắp súng:

  • Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
  • Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.
  • Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.
  • Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.
  • Bước 5: Lắp thông nòng súng.
  • Bước 6: Lắp ống phụ tùng.
  • Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn

II. Súng trường CKC

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu

Tác dụng:để tiêu diệt sinh lực địch

Tính năng:chỉ bắn được phát 1 và có lê để đánh gần:

  • Tầm bắn của súng :
    • Tầm bắn ghi trên thước ngắm 1000m.
    • Tầm bắn thẳng [mục tiêu cao 0,5m: 350m, mục tiêu cao 1.5 m :525m]
  • Lực Tầm bắn hiệu quả: 400 m. Hỏa lực tập trung 800, Bắn máy bay và quân nhảy dù trong vòng 500m.
  • Tốc độ của đầu đạn: 735m/s.
  • Tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát /1phút.
  • Khối lượng của súng: 3,75kg. có đủ đạn 3,9 kg.
  • Súng sử dụng đạn kiểu 1943[đạn k56] với các loại đầu đạn khác nhau nhau như : đầu đạn thường, đạn vạch đường đạn xuyên cháy, đạn cháy.
  • Ở cự li 1500m đầu đạn còn đủ sức gây sát thương.

2. Cấu tạo của súng

3. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn

  • Mở khoá an toàn, lên đạn, bóp co, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ.
  • Khi đầu đạn đi qua khâu truyền khí thuốc, một phần khí thuốc làm thoi đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn hất ra ngoài.
  • Búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại.
  • Khi bệ khóa nòng, khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về dãn ra làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn

4. Cách lắp và tháo đạn

a. Lắp đạn

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn đặt viên đạn vào kẹp đạn sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp gờ 2 thành kẹp. Sau đó lắp kẹp đạn vào súng

b. Tháo đạn:

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.

5. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tắc chung tháp và lắp súng [ tương tự như súng AK]

b. Thứ tự động tác tháo và lắp súng

* Tháo súng:

  • Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng.
  • Bước 2: Tháo ống phụ tùng.
  • Bước 3: Tháo thông nòng.
  • Bước 4 Tháo nắp hộp khóa nòng.
  • Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.
  • Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.
  • Bước 7: Tháo ốp lót tay và ống dẫn thoi.

* Lắp súng:

  • Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
  • Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.
  • Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.
  • Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.
  • Bước 5: Lắp thông nòng.
  • Bước 6: Lắp ống phụ tùng.

III. Quy tắc sử dụng và bảo quản súng

  • Quy tắc sử dụng súng, đạn.
  • Quy tắc lau chùi bảo quản súng.

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bối cảnh ra đờiSửa đổi

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nhiều nước nhận ra rằng các mẫu súng trường hiện có [như Mosin-Nagant, Lee-Enfield hay Gewehr 98], dù đã được hiện đại hóa bằng cách thu ngắn bớt nòng súng đi so với các phiên bản trước đó của chúng nhưng vẫn quá dài và rất nặng nề khi sử dụng. Tầm bắn của những loại súng này là rất xa - có thể lên tới 1000 mét [tương đương với các khẩu trung liên và đại liên thời bấy giờ], quá thừa đối với bộ binh khi mà hầu hết những trận đọ súng chỉ xảy ra với tầm thị lực của người lính là từ 100 - 300 mét [chỉ có những xạ thủ bắn tỉa cùng với kính ngắm mới có thể tận dụng hết tầm bắn của những khẩu súng trường như thế này]. Tuy bắn xa nhưng tốc độ bắn của súng lại chậm [tối đa chỉ khoảng 15 phát/phút] do cơ cấu bắn phát một, sau mỗi phát bắn xạ thủ lại phải kéo khóa nòng để lên đạn, nếu giao chiến ở tầm gần thì không thể địch lại súng liên thanh.

Giải pháp của người Mỹ đưa ra là khẩu súng bán tự động M1 Carbine, sử dụng đạn.30 Carbine, thiết kế theo trường phái kéo dài đạn súng ngắn với thuốc đạn viên tròn và đầu đạn không có hiệu ứng con quay. Người Đức tạo ra khẩu MP 43 [về sau đổi tên thành StG-44] với đạn 7,92x33mm Kurz có mũi đạn chóp nhọn giống đạn súng trường - tuy không đóng góp gì nhiều cho kết cục của cuộc thế chiến, nhưng lại rất nổi tiếng vì những tính năng ưu việt của nó khi ra đời. Súng không bắn điểm xạ bằng cách cầm vào phần nằm trước băng đạn như ốp lót tay của AK-47 hay M-16 được, vì đó là chỗ tản nhiệt cho nòng.

Liên Xô đề ra giải pháp gần giống với Đức: họ cắt ngắn đạn 7,62x54mmR trở thành đạn 7,62x41mm [và sau đó cải tiến tiếp thành đạn 7,62x39mm M43 cực kì nổi tiếng], nhưng vẫn giữ nguyên loại thuốc đạn trụ cứng của súng trường. Ý tưởng này đã có từ lâu trong quân đội Nga Hoàng với khẩu Fedorov Avtomat, tuy nhiên việc sử dụng súng này bị ngưng do thiếu nguồn cung đạn 6,5x50mm từ Nhật Bản. Và ngay trong năm 1943, một cuộc thiết kế súng trường carbine tiêu chuẩn cho Hồng Quân Xô Viết được tiến hành để sử dụng loại đạn mới này.

Quá trình phát triểnSửa đổi

Các chiến sĩ Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam với khẩu СКС trong tay.

Vào cuối những năm 1940, quân đội Liên Xô đã tìm kiếm một loại vũ khí thế hệ mới để thay thế súng trường bắn phát một Mosin Nagant vốn đã lỗi thời. Loại súng mới sẽ sử dụng đạn 7,62x39mm M43.

Sergei Gavrilovich Simonov đã tiến hành sửa lại khẩu AVS-36 trước đó của ông: thay đổi loại nòng và kích cỡ các chi tiết nằm bên trong hộp khóa nòng. Ông cũng sử dụng hộp đạn gắn cứng với kẹp đạn thay cho hộp tiếp đạn trên thiết kế AVS-36 trước đó. Khẩu súng mới này đã chiến thắng áp đảo trước thiết kế của Mikhail Timofeyevich Kalashnikov và nó nhanh chóng được thử nghiệm trên chiến trường trong năm 1945 với phát xít Đức.

Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết: SKS đã chứng tỏ độ chính xác vượt trội hơn so với AK-47 phiên bản đầu trong các cuộc thử nghiệm vào cuối những năm 1940. Tuy vậy, SKS có một số hạn chế nhất định khiến nó không được ưa chuộng bằng AK-47, đó là đạn súng chỉ được nạp bằng tay hoặc bằng kẹp 10 viên, cơ chế bắn bán tự động chỉ đạt tốc độ bắn 35 - 40 phát/phút. Giới chỉ huy quân sự Liên Xô muốn trang bị các loại súng hoàn toàn tự động có hộp tiếp đạn như AK-47, thay vì tiếp tục sử dụng súng cạc-bin. Tính năng bắn liên thanh và hộp tiếp đạn 30 viên khiến AK-47 trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với CKC, mặc dù CKC có độ chính xác đường đạn cao hơn.KC

Kẹp đạn 10 viên của CKC

Sau đó, súng được đưa sản xuất đại trà từ năm 1949 tới khi bị thay thế hoàn toàn vào năm 1959 bởi AKM. Hồng Quân dừng việc sản xuất CKC vào năm 1965 vì Liên Xô đã sản xuất AKM với số lượng lớn để thay cho [[CKC. Liên Xô cung cấp giấy phép cũng như công nghệ sản xuất CKC cho rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa như: Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Đức, Nam Tư, Lào, Việt Nam,...

Tuy sớm bị thay thế tại quê nhà, nhưng SKS lại là vũ khí được nhiều quân đội nước ngoài ưa chuộng. Liên Xô đã đồng ý chia sẻ công nghệ chế tạo vũ khí này cho Trung Quốc, và Trung Quốc đã sản xuất hàng triệu khẩu CKC và đặt tên là "Type 56". Trong những năm 1950-1970, loại súng này rất phù hợp với học thuyết quân sự của Trung Quốc khi đó: ưu tiên các loại súng trường có độ bền cao, thiên về bắn tỉa và phục kích để trang bị cho lực lượng dân quân đông tới vài triệu người. Loại vũ khí này rất hữu ích cho quân đội Trung Quốc vì nó khá thon gọn, cho phép các chiến sĩ du kích dễ dàng ẩn nấp [do không cần gắn băng đạn cồng kềnh], trong chiến thuật điểm xạ tầm xa mà du kích ưa thích thì SKS cũng chính xác hơn AK-47. Tốc độ bắn khá chậm của SKS cũng hạn chế tốc độ tiêu hao đạn dược, vốn là thứ dễ bị thiếu thốn với lực lượng dân quân du kích. Hàng trăm nghìn khẩu SKS đã được viện trợ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và loại súng này đã thể hiện hiệu quả tốt nhất trong chiến tranh chống Mỹ.

Cho đến tận những năm 2020, CKC vẫn được Trung Quốc và Việt Nam và Lào [và một số nước khác] sử dụng trong các đơn vị công an và dân quân, một số được gắn cả kính ngắm để làm súng bắn tỉa.

Thiết kếSửa đổi

CKC cải tiến với ống ngắm quang học và rail gắn chân chống chữ V và báng súng bằng nhựa composite sơn đen

CKC sử dụng cơ chế trích khí ngắn [gần giống với súng trường chống tăng PTRS-41 và AVS-36]. Thoạt đầu, viên đạn đầu tiên được khai hỏa bằng cơ cấu cò súng. Một lượng khí thuốc súng được trích ra và đẩy vào ống trích khí, tạo lực đẩy lùi cụm cơ cấu móc đạn. Cụm cơ cấu này lùi về sau và ngay lập tức đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài, nén lò xo phía sau lại rồi bật trở lại nhờ lực đàn hồi và móc viên đạn tiếp theo vào bệ khóa nòng, sẵn sàng cho phát bắn kế tiếp.

Các phiên bản đầu tiên của Liên Xô sử dụng cơ cấu lò xo phía sau búa kim hỏa. Tuy nhiên hầu hết các phiên bản hiện đại hóa của súng lại loại bỏ cơ cấu này. Điều này trở nên cực kì nguy hiểm: nếu không may để búa kim hỏa đột ngột rơi tự do vào viên đạn đã được nạp sẵn, súng có thể bị cướp cò. Do đó, súng đòi hỏi cần phải được bảo dưỡng định kỳ một cách cẩn thận, nhất là sau một thời gian dài súng không được sử dụng để tránh tình trạng súng bị cướp cò.

Các quốc gia đã và đang sử dụng CKC [màu xanh lam]

Nòng súng thường được mạ crôm để tránh rỉ sét, mặc dù việc mạ nòng có thể làm giảm độ chuẩn xác của viên đạn bắn ra. Nòng súng cũng dài hơn khẩu AK nên có sơ tốc đầu nòng lớn hơn và tầm bắn xa hơn, nhờ đó CKC vẫn được giữ lại trong bộ xung hỏa lực AK - CKC - RPD cho mục đích điểm xạ tầm xa. CKC và trung liên RPD chỉ bị loại bỏ sau khi AKM và RPK đi vào biên chế của Quân đội Xô Viết từ năm 1959.

Tất cả các biến thể quân sự được trang bị một lưỡi lê [riêng phiên bản Type 56 của Trung Quốc sử dụng một lưỡi lê 3 cạnh dài hơn lưỡi lê cơ bản của Liên Xô], một số phiên bản như của Nam Tư còn trang bị cả súng phóng lựu cá nhân ở dưới ốp lót nòng.

Hộp đạn 10 viên của súng có thể nạp bằng tay hoặc thông qua kẹp gài đạn. Ngoài ra, hộp tiếp đạn gắn cố định của súng có thể mở từ phía dưới để lấy đạn cũ ra khỏi súng. Các phiên bản sau này có thể sử dụng chung hộp tiếp đạn với AK-47. Báng súng cũng chứa 1 bộ dụng cụ bảo dưỡng cơ bản cho súng.

Các nước sử dụngSửa đổi

  • Liên Xô
  • Nga
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
  • Việt Nam
  • Belarus
  • Mông Cổ
  • Trung Quốc
  • Cuba
  • Nicaragua
  • Lào
  • Cộng hòa Nhân dân Campuchia
  • Campuchia
  • Myanmar
  • Bangladesh
  • Ukraina
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  • Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
  • Cộng hòa Dân chủ Đức
  • Ai Cập
  • Mozambique
  • Angola

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bối cảnhSửa đổi

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc Xã phát triển mẫu súng trường tấn công, dựa vào nghiên cứu cho thấy đa số cuộc đấu súng xảy ra ở cự ly gần, trong vòng 350 mét. Uy lực của súng trường Karabiner 98k là quá mạnh [tầm bắn hiệu quả là 800m] nhưng tốc độ bắn lại quá chậm cho đa số cuộc đấu súng ở cự ly gần [tối đa 30 phát/phút]. Súng tiểu liên MP-40 bắn nhanh, mật độ hỏa lực cao nhưng tầm bắn lại ngắn [chỉ khoảng 50 - 100 mét]. Kết luận của các nhà quân sự Đức Quốc Xã là cần sáng chế một loại súng kết hợp giữa súng trường và súng ngắn liên thanh có các tính năng cơ bản như hộp tiếp đạn có sức chứa lớn, hỏa lực dày và chính xác với tầm bắn trung bình có hiệu quả đạt đến 350 mét. Súng tiểu liên StG 44 [MP-44] được ra đời, không dùng đạn nhẹ đầu tròn như MP-40 nữa mà chuyển sang dùng loại đạn 7,92x33mm là loại đạn đầu nhọn có liều thuốc phóng lớn hơn.

Tuy nhiên, trong lịch sử, StG 44 [MP-44] không phải là loại súng đầu tiên có những tính năng này. Khẩu Fedorov ra đời trước đó [1916] đã mang trong mình thiết kế của súng trường tấn công.[cần dẫn nguồn] Fedorov sử dụng cỡ đạn trung bình 6,5x50mm giúp giảm giật, khiến cho khẩu súng bắn nhanh và có thể vừa chạy vừa bắn, nhưng vẫn đảm bảo sức công phá và tầm bắn hơn rất nhiều so với súng ngắn liên thanh. So với tiêu chuẩn của súng trường tấn công ngày nay, StG-44 vẫn chưa hoàn chỉnh: tầm bắn hiệu quả vào khoảng 300 mét [cao hơn súng tiểu liên nhưng thấp hơn súng trường tấn công tiêu chuẩn], không có ốp lót tay [xạ thủ phải nắm lấy băng đạn do không thể cầm vào phần đầu nòng súng dễ bị nóng khi bắn lâu, khiến việc lấy điểm ngắm ở cự ly xa trở nên khó khăn]. Tuy nhiên, thiết kế của StG-44 là rất hoàn hảo trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra ưu thế cho lính Đức Quốc Xã trước các loại súng trường bắn phát một hoặc súng ngắn liên thanh thời đó của bộ binh đối phương. Điều này khiến ban lãnh đạo Liên Xô quyết định nghiên cứu, chế tạo ra mẫu súng trường tấn công của họ.

Vài nét về tác giả và quá trình sáng chếSửa đổi

Mikhail Timofeyevich Kalashnikov [Михаил Тимофеевич Калашников] bắt đầu sự nghiệp thiết kế súng từ năm 1942, khi ông đang dưỡng thương trong bệnh xá vào thời gian diễn ra chiến dịch Bryansk[11]. Sau khi nhận thấy những bất ổn trong thiết kế súng tiểu liên, ông tham gia vào cuộc thi vũ khí mới sẽ sử dụng đạn 7,62x41 mm được phát triển bởi Elisarov và Semin vào năm 1943 [đạn 7,62x41 mm là loại đạn thử nghiệm sẽ phát triển thành loại đạn 7,62x39 mm hiện nay].[cần dẫn nguồn]

Lúc đó, Hồng Quân đang mở một cuộc thi thiết kế một loại súng mới với yêu cầu là đáng tin cậy trong môi trường lầy lội, ẩm ướt và giá lạnh của Liên Xô, Kalashnikov tham gia. Ông thiết kế một mẫu súng carbine dựa trên phần lớn thiết kế khẩu súng M1 Garand của Hoa Kỳ, và mẫu này thua mẫu của Sergei Gavrilovich Simonov [mẫu súng của Simonov sau này trở thành khẩu CKC]. Cùng thời gian đó, quân đội Xô Viết cũng bắt đầu quan tâm với việc phát triển một loại súng trường tấn công thực thụ, sử dụng đạn M43 có kích thước ngắn hơn. Mẫu thiết kế đầu tiên của kiểu súng này được Aleksei Sudayev giới thiệu năm 1944 với tên AS-44. Tuy nhiên trong các cuộc thử nghiệm nó bị đánh giá là quá nặng nề và nòng súng của nó bị nóng lên rất nhanh. Sudayev qua đời vì bị ung thư dạ dày vào năm 1946, nên trước khi qua đời một thời gian, ông đã chỉ định Kalashnikov tiếp quản chương trình này. Một cuộc thi thiết kế khác được tổ chức vào hai năm sau đó, và lần này đội thiết kế của Kalashinkov lại tiếp tục đăng ký tham gia. Đó là một khẩu súng trường hoạt động dựa trên nguyên tắc trích khí và khóa nòng mở để nạp đạn giống như mẫu carbine năm 1944 của ông, cùng với một hộp đạn cong chứa 30 viên.

Các mẫu súng của ông [ký hiệu AK-1 và AK-2] đã tỏ ra đáng tin cậy và vượt lên mẫu của các đối thủ khác, lọt vào vòng 2 của cuộc thi cùng với các mẫu thiết kế AB-47 của Bulkin và AD-47 của Dimentiev. Cuối năm 1946, khi các khẩu súng bắt đầu được thử nghiệm, một trong những trợ lý của Kalashnikov là Aleksander Zaytsev đề xuất một sự cải tổ lớn đối với thiết kế АК-1 của Kalashnikov với mục đích nâng cao độ tin cậy của súng. Lúc đầu, những người lính Hồng Quân nhận khẩu AK-1 từ Kalashnikov một cách miễn cưỡng. Họ đã quen đối phó với đối thủ bằng khẩu súng trường [hoặc súng tiểu liên] trong tay. Tuy nhiên, Aleksander Zaytsev đã thuyết phục được họ, kết quả là khẩu súng mới đã để lại một chùm lỗ thủng trên bia và vượt qua bài bắn kiểm tra tại trường bắn thử nghiệm. Cũng từ đây, súng trường tấn công Kalashnikov mẫu 1947 đã chứng tỏ được sự đáng tin cậy, tính đơn giản của nó và bắt đầu được trang bị cho Quân đội Xô Viết từ năm 1949 với cái tên Súng trường tự động Kalashnikov [Автомат Калашникова], gọi tắt là АК, cỡ nòng 7,62mm.[12]

Nguyên lý thiết kếSửa đổi

Mặc dù nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov đã phủ nhận rằng khẩu AK-47 được ông thiết kế dựa trên khẩu StG 44 của người Đức Quốc Xã, nhưng một số người vẫn cho rằng AK-47 đã chịu ảnh hưởng từ thiết kế của StG-44 khi xét về mặt bề ngoài, cả hai khẩu súng này đều đặt ống trích khí ở ngoài ốp tay trên trong khi M-16 của Mỹ thì để trong ốp tay trên[13][14]. Trên thực tế, cơ chế đóng khóa nòng của AK-47 khác biệt hoàn toàn so với StG 44. AK-47 sử dụng khóa nòng xoay còn StG-44 dùng khóa nòng trượt[15][16]. Sau khi viên đạn bay ra khỏi nòng, cả AK-47, M-16 và StG-44 đều trích lại một phần khí, phần khí này sẽ đẩy bệ khóa nòng ra sau; đối với AK-47 và M-16, bệ khóa nòng sau khi bị đẩy ra sau sẽ làm xoay thoi đẩy trước khi thoi đẩy đẩy nạp viên đạn tiếp theo vào ổ súng; đối với StG-44, bệ khóa nòng bị đẩy về sẽ kéo thoi đẩy về cùng 1 lúc để tạo khoảng trống để viên đạn tiếp theo được nạp vào ổ súng. Về hệ thống lò xo, kim hỏa và cơ chế tháo lắp hộp khóa nòng thì StG-44 thậm chí còn giống M-16 của Hoa Kỳ hơn là giống AK-47[17].

AK-47 đúng là đã tích hợp được những đổi mới công nghệ súng trường so với trước đó: quá trình điểm hỏa được thực hiện bằng bệ khóa nòng lùi có lò xo đẩy về, sử dụng cụm khóa nòng kiểu then xoay như khẩu M1 Garand/M1 Carbine[18][19]. Nhóm thiết kế của Kalashnikov có điều kiện tiếp cận tất cả các loại vũ khí này và họ không việc gì phải "sáng chế lại cái bánh xe"[20][21].

Kalashnikov kể lại:

Nhiều binh sĩ Quân đội Xô Viết hỏi tôi rằng làm thế nào để có thể trở thành một nhà thiết kế, và làm thế nào để thiết kế được vũ khí mới. Câu hỏi này quả là khó trả lời. Mỗi nhà thiết kế có con đường riêng của mình, những thành công và thất bại của riêng mình. Nhưng có một thứ rõ ràng: trước khi cố gắng tạo ra cái gì đó mới, hãy bằng cảm nhận xem nó quan trọng sống còn đối với mọi thứ đã có trong lĩnh vực này hay không. Chính tôi đã cảm nhận được như vậy qua rất nhiều trải nghiệm của bản thân.
— Mikhail Kalashnikov, [22]

AK-47 được thiết kế với tiêu chí là độ tin cậy phải cao, bảo trì phải thật dễ dàng. Kể cả trong điều kiện chiến đấu rất khắc nghiệt, từ bùn lầy, cát bụi cho tới băng tuyết, xạ thủ vẫn chắc chắn rằng khẩu AK-47 của họ sẽ luôn khai hỏa được. Một câu chuyện nổi tiếng kể rằng: một viên trung tá quân đội Mỹ đi cùng nhà báo chiến trường David Hackworth tìm thấy một khẩu súng AK-47 bị chôn vùi dưới bùn đã hơn một năm, các bộ phận bằng kim loại của súng đã bị nước làm rỉ sét hoàn toàn, vậy mà nó vẫn khai hỏa được mà không bị kẹt đạn cũng như không cần chùi rửa gì.

Trong khi khẩu súng M16 của Mỹ cần những loại dầu cùng thiết bị bảo dưỡng đặc biệt thì việc bảo dưỡng khẩu AK-47 rất đơn giản. Chỉ cần lấy một sợi dây giầy, thắt vài nút, nhúng vào dầu máy và kéo qua nòng súng. Do vậy, AK-47 rất thích hợp với những đội quân "nhà nghèo" hoặc du kích, vốn không có điều kiện bảo dưỡng vũ khí thường xuyên.

Phát triểnSửa đổi

AKMS Kiểu 4B [trên], với một khẩu Kiểu 2A

Giai đoạn sản xuất ban đầu đã có những khó khăn. Trong mẫu súng đầu tiên, tấm kim loại mỏng của bộ phận đẩy khóa nòng thường hay bị bật ra. Khó khăn cũng xuất hiện khi thanh dẫn hướng được gia công bằng phương pháp hàn thường gây ra hiện tượng trượt lẫy.[23] Những nhà sáng chế không dừng lại, họ thay tấm kim loại mỏng có tác dụng giảm giật bằng một khối kim loại nặng hơn.[24] Quá trình thay thế này gây nên một số tốn kém nhất định nhưng bù lại, khi sử dụng bộ phận đẩy về bằng tay của khẩu Mosin-Nagant trước đây, nó vẫn hoạt động đủ nhanh và đủ chắc chắn. Bộ phận đẩy về của khẩu súng trường này được gia công lại và thay thế vào đó. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Liên Xô không thể trang bị nhiều súng mới cho quân đội trước năm 1956. Trong thời gian này, súng trường CKC vẫn tiếp tục được sản xuất.[24]

Một khi những khó khăn trong sản xuất đã được khắc phục, phiên bản thiết kế lại có tên AKM [M là chữ cái đầu tiên của từ "Modernizirovanniy", có nghĩa "hiện đại hoá" hoặc "nâng cấp" theo phiên âm tiếng Nga] được đưa vào sản xuất và trang bị năm 1959.[25] Mẫu mới này sử dụng tấm kim loại che bộ phận đẩy về hình vát nghiêng, khuyết cạnh trên vị trí cuối nòng súng, lắp thêm bộ phận giảm giật ở miệng nòng. Ngoài ra, bộ phận hãm búa đập được chế tạo thêm để ngăn vỏ đạn không bắn vào xạ thủ khi chốt khóa nòng liên tục đóng mở trong chế độ bắn nhanh, tự động điểm hỏa.[26] Đây là cũng là điều đôi khi xem như "giải pháp tình thế", hoặc là một "sự đánh đổi", có ảnh hưởng làm giảm nhịp bắn mỗi phút trong chế độ bắn tự động. Nó cũng làm cho súng nhẹ đi gần một phần ba so với mẫu trước đó.[25]

Việc sản xuất AK ở nước ngoài kể cả có giấy phép và không có giấy phép diễn ra khá phổ biến, trong đó nhiều nhất là mẫu AKM. Một phần do thương hiệu sản phẩm dễ hấp dẫn khách hàng nên mẫu này thường có số lượng chế tạo lớn hơn. Tất cả súng trường dựa trên thiết kế súng AK thường bị quy là AK-47S ở miền Tây, mặc dù đây chỉ là sửa đổi súng trường với 3 sản phẩm ban đầu đã được đưa ra sử dụng.[27] Ở đa số các quốc gia thuộc khối Đông Âu, hiểu biết về vũ khí đơn giản chỉ cần là "súng AK". Tấm hình phía trên bên phải minh họa sự khác biệt giữa kiểu sản phẩm thứ 2 nguyên bản và kiểu sản phẩm thứ 4 có thương hiệu, bao gồm sử dụng đinh tán chứ không phải là mối hàn trên sản phẩm có thương hiệu, cũng như cách tạo những gân sóng nhỏ trên ổ đạn làm cho ổ đạn có độ bền tốt hơn.

Vào năm 1978, Liên Xô bắt đầu thay AK-47 và AKM của họ bằng súng trường thiết kế mới hơn: khẩu AK-74. Loại súng trường mới này và đạn chỉ bắt đầu được xuất khẩu tại các quốc gia Đông Âu khi Liên Xô sụp đổ. Sự kiện nghiêm trọng này đã làm chậm lại việc sản xuất các vũ khí này của các nước trong khối Liên Xô cũ.

Kiểu Mô tả Kiểu 1A/B Kiểu 2A/B Kiểu 3A/B Kiểu 4A/B
Mẫu súng AK-47 nguyên bản. Kiểu 1B cải tiến báng gấp phía dưới. Hai lỗ lớn ở hai bên để lắp báng súng gập.

[tên quy ước này được dùng cho tất cả các phiên bản tiếp theo].

Sử dụng hợp kim được gia công nén dưới áp suất cao.
Phiên bản tốt nhất, làm từ thép áp lực cao. Phiên bản phổ biến nhất của dòng súng AK-47
Khẩu AK-47 cải tiến. Sản phẩm được thiết kế hoàn thiện, được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các kiểu súng trường dòng AK.

Các phiên bản của chủng loại súng АКSửa đổi

AKMSU báng xếp, nòng ngắn
Phiên bản AKS báng xếp

Các biến thể do Liên Xô và Nga sản xuấtSửa đổi

Mặc dù thiết kế vào năm 1947 nhưng quân đội Liên Xô chính thức sử dụng AK-47 vào năm 1949, đến năm 1951 thì toàn bộ quân đội Xô Viết đã sử dụng AK-47. Sau đó, kiểu cải tiến của AK-47 là АKM ra đời vào năm 1959 và được sử dụng rộng rãi vào năm 1961. Năm 1974, kiểu AK-74 ra đời với nhiều cải tiến, đặc biệt là sử dụng cỡ đạn 5,45mm nhỏ hơn nhưng có trọng lượng phần sau đầu đạn lớn hơn phần trước để tăng sức sát thương đối mục tiêu mềm, thay cho cỡ đạn cũ là 7,62mm. Đến năm 1996, khi nhược điểm của loại đạn này thể hiện trong thực tế [sức xuyên phá kém hơn so với đạn 7,62mm], người Nga bắt đầu sản xuất các biến thể dùng lại cỡ đạn 7,62mm với các mẫu AK mới từ phiên bản АK-103 và hiện nay là phiên bản АK-107.

Để phát triển công nghiệp vũ khí, từ năm 2001, Nga tiếp tục sản xuất song song hai phiên bản AK-107 và АK-108. Trong đó, АK-107 sử dụng đạn tiêu chuẩn Warsawa 5,45x39mm và phiên bản АK-108 có cấu tạo, tính năng như phiên bản АK-107 nhưng thay đổi đường kính nòng để sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO 5,56x45mm.

Nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga Izhmash đã thiết kế mẫu súng trường Kalashnikov mới thay thế các khẩu АK đã cũ. Loại mới, được gọi là АK-12, có khả năng sử dụng linh hoạt hơn và có gần 20 chi tiết cải tiến so với loại cũ.[28] Các quan chức của Izhmash cho biết, АK-12 có những tính năng đặc biệt, tạo ra sự khác biệt lớn với các loại súng khác và có thể trở thành mô hình cho sự phát triển của súng trường tấn công trong tương lai.[29]

Bộ Nội vụ Nga đã tỏ ý quan tâm đến АK-12 và đã yêu cầu chế tạo hàng trăm khẩu để thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga thì chưa tỏ ý quan tâm do còn tồn kho đến 7 triệu khẩu АK-74[30] nên sẽ không có kế hoạch đặt mua thêm bất kỳ loại súng nào trong năm 2012[31]. Loại súng này đã gây ra các cuộc tranh luận vào thời điểm chưa có thông tin nào ngoài hình ảnh được công bố, điểm dễ nhận biết nhất của АK-12 so với AK-47 và АK-74 nhất là phần ray để gắn các phụ kiện nhưng báo chí Nga cho rằng chi tiết này chẳng có gì mới so với các súng trường tấn công M16 của Mỹ, IMI Negev của Israel hay các sản phẩm của Đức, và hỏi là loại súng này có cải tiến đủ nhiều và thêm các chức năng đủ để có thể được gọi là súng thế hệ thứ năm chưa nên một số báo chí Nga đã gọi АK-12 là một sự "lừa phỉnh" khi gọi АK-12 là súng thế hệ thứ năm[32]. Còn hiện tại thì việc thử nghiệm АK-12 do Bộ Nội vụ tiến hành cho kết quả rất tốt[33].

Năm 2012, Hãng sản xuất AK của Nga Izhmash đã suýt chút nữa tuyên bố phá sản do tình hình tài chính bi đát. Vào năm 2011, Izmash lỗ hơn 80 triệu USD với sản lượng sản xuất giảm đến 45% về giá trị.[34] Lý do quan trọng nhất là AK-47 bị sản xuất lậu ở khắp nơi trên thế giới với số lượng lớn và rẻ hơn nhiều so với mua chính hãng tại Nga. Trên thị trường vũ khí toàn cầu thì tràn ngập AK được sản xuất lậu ở các nước như: Belarus, Bulgari, Romania, Serbia, ở các quốc gia châu Phi... và đặc biệt là ở Trung Quốc[35]. Sau đó, công ty đã sáp nhập và trở thành một chi nhánh của tập đoàn nhà nước Rostexnology của Nga để tái cơ cấu và tiếp tục sản xuất cũng như tiếp tục nghiên cứu phát triển các mẫu mã mới.[36]

Thông số cơ bản và tính năng của một số phiên bản AKSửa đổi

Phiên bản Thời kỳ Đặc điểm Kích thước
ф đầu đạn х độ dài đạn
[mm] Độ dài toàn bộ/
Độ dài khi
gập báng [mm] Chiều dài
nòng súng
[mm] Trọng lượng
[với hộp đạn rỗng]
[kg] Tốc độ bắn
lý thuyết
[phát/phút] Tầm bắn
sát thương Sơ tốc đầu
đạn m/giây
AK-47 Liên Xô Phiên bản gốc 7,62×39 870 415 4,3 600 800 710
АKM Liên Xô, Nga Phiên bản cải tiến vỏ máy súng, nòng, bộ phận ngắm và các bộ phận gỗ; thêm chụp đầu nòng bù giật làm tăng hiệu quả chụm đạn khi bắn liên thanh. 7,62×39 870 415 3,14 600 1000 715
AK-74 Liên Xô, Nga Phiên bản của Nikonov, dùng loại đạn mới 5,45×39mm 5,45x39 870 452 3 600-713 510 800
AKS74U Liên Xô Phiên bản AK-74 nòng ngắn, báng xếp cho lính dù 5,45x39 700 400 2,9 600-750 510 800
AK74M Liên Xô Phiên bản AK-74 cải tiến 5,45x39 870 440 2,1 720 799 800
AK-101 Nga Phiên bản xuất khẩu 5,45x39 700 449 2 700-830 789 800
AK-102 Nga Phiên bản AK-101 nòng ngắn 5,45x39 711 510 3,1 700-830 789 805
AK-103 Nga Phiên bản xuất khẩu 7,62x39 724 600 3,1 650 1034 800
AK-104 Nga Phiên bản AK-103 nòng ngắn 7,62x39 711 599 2 650 1002 805
AK-105 Nga Phiên bản thu ngắn của AK-74 5,45x39 693 514 2,3 720 761 813
AK-107 Nga Phiên bản kết hợp giữa AK-101 và AK-74 cùng với hệ thống lên đạn kiểu lùi tự động cân bằng [BARS] 5,45x39 770 519 2,1 750-900 819 813
AK-108 Nga Phiên bản AK-107 dùng cỡ đạn của NATO 5,56x45 NATO 860 700 1,8 759-899 993 830
AK-12 Nga Phiên bản mới nhất của dòng súng AK 5,56x45 NATO 900 731 1,7 720 963 900
AK-15 Nga Được Tập đoàn Kalashnikov phát triển theo chương trình "Ratnik" và nó được lên kế hoạch thay thế súng trường tấn công AK-103 7,62x51 NATO 925 790 2,8 650-889 1120 999
AEK-971 Nga Biến thể do Sergey Koksharov thiết kế 5,45x39 931 760 4,2 900 892 890
AN-94 [37] Nga Biến thể do Gennadiy Nikonov thiết kế 5,45x39 943 405 3,15 600 [chế độ bắn tự động] 1800 [chế độ bắn 2 viên] 891 800

Một số biến thể ở các nước khácSửa đổi

АКMŁ của Ba Lan
АК-2000P của Trung Quốc
Valmet M76 của Phần Lan
Sa 58 do Tiệp Khắc sản xuất
KWZ-88 do Ba Lan sản xuất
Khẩu INSAS do Ấn Độ sản xuất
Khẩu AIM do Rumani sản xuất
Xem thêm: Danh sách các vũ khí ảnh hưởng bởi thiết kế của Kalashnikov
AKMŁ: Do Ba Lan sản xuất, có kính ngắm hồng ngoại khuếch đại ánh sáng yếu dùng để xạ kích ban đêm, ống giảm thanh gắn ở đầu nòng còn có tác dụng hạn chế chớp lửa đầu nòng khi xạ kích. Các bộ phận này có thể tháo rời được.K-56: Do Trung Quốc sản xuất lậu theo mẫu AK-47. Tất cả các bộ phận đều làm từ thép và gỗ, súng nặng 5,1 kg [kể cả đạn], dưới đầu nòng súng gắn một lưỡi lê xếp giống súng trường CKC.АK-2000P: Do Trung Quốc phát triển từ K-56, có thêm loa che lửa đầu nòng, báng xếp hai tầm, toàn bộ các bộ phận bằng gỗ được thay bằng nhựa composit và hợp kim.Valmet M76: Do Phần Lan sản xuất dựa trên thân, nòng, băng đạn, cơ cấu trích khí và khóa nòng lùi của AK-47. Cơ cấu ngắm bắn được thay bằng thước ngắm tương tự khẩu Carbine M2 và đẩy lùi về cuối hộp khóa nòng, tăng độ dài đường ngắm cơ bản, đầu nòng có sử dụng loa che lửa và giảm giật, báng súng bằng nhựa hoặc ống lồng giảm xóc.Sa 58-JH: Còn gọi là AK Tiệp, do Tiệp Khắc sản xuất trên mẫu AK-47. Nòng súng, thân súng và các bộ phận kim loại hầu hết được thay bằng hợp kim cứng và nhẹ hơn, trọng lượng súng giảm xuống 4,5 kg [kể cả đạn]. Không có thay đổi lớn so với nguyên mẫu. Riêng báng súng được làm cong xuống nhiều hơn hoặc báng xếp, báng liền với tay nắm bóp cò.Karabinek wz. 1988 Tantal: Do Ba Lan chế tạo. Hai thay đổi lớn nhất là báng xếp về một bên, có nòng phụ rời với loa che lửa và lỗ thoát khí giảm giật được lắp bằng ren xoáy vào nòng chính để tăng tầm bắn. Ngoài ra còn có một phiên bản nòng phụ dài hơn, trang bị thêm kính ngắm dùng cho lính bắn tỉa.INSAS: Biến thể AK do Ấn Độ sản xuất. So với AK nguyên bản, INSAS có độ dài nòng lớn hơn, sử dụng đạn tiêu chuẩn riêng của Ấn Độ cũng với cỡ nòng 7,62 mm, có lắp thêm tay xách để người lính tiện mang theo khi di chuyển, Khe ngắm và cụm chỉnh tầm được đẩy về cuối hộp khóa nòng như loại Valmet M76 của Phần Lan. AIM: Mẫu AK do Rumani sản xuất, thường được gọi là AK Rumani. Toàn bộ cấu tạo, chất liệu đều như AKM hoặc AKMS báng xếp. Ốp che tay dưới bằng gỗ được chế thêm một tay cầm phụ ngắn song song với băng đạn để giữ súng chắc hơn khi xạ kích. RK-62: Mẫu AK-47 do Phần Lan chế tạo, với báng súng có thể gập được, cùng một vài thay đổi về hệ thống ngắm bắn. IMI Galil: Thiết kế dựa trên RK-62 của Phần Lan, do IMI Ltd. của Israel sản xuất.

Cận cảnh súng trường quân sự CKC do Trung Quốc chế tạo

VOV.VN - Trung Quốc nổi tiếng không chỉ về việc sản xuất hàng tiêu dùng bán khắp thế giới. Họ còn chế tạo lượng lớn súng AK và CKC do Liên Xô phát triển.

Ưu điểm và sức sống của CKC

Tương tự AK-47, khẩu CKC có độ tin cậy cao, ít bị kẹt/hóc. Súng vẫn bắn được cả khi bị bám nhiều bụi, cát, bùn hoặc nước hoặc khi sử dụng nhiều.

Tuy nhiên CKC có thể xảy ra sự cố bắn liên thanh ngoài ý muốn dù đây là súng bán tự động [chỉ bắn phát một].

Súng CKC sản xuất hàng loạt đã được sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh Triều Tiên.

Trong Chiến tranh Triều Tiên, binh sĩ Trung Quốc sử dụng súng CKC rất phổ biến còn lính Triều Tiên dùng ít hơn.

Súng CKC là một loại súng bắn tỉa khá hiệu quả. Sơ tốc đạn ở đầu nòng súng này cao hơn súng AK. Nhìn chung, CKC bắn xa hơn và căng hơn súng AK.

Clip của mixup98 về uy lực của súng CKC:

CKC được du kích Việt Nam sử dụng nhiều trong thời kháng chiến chống Mỹ. CKC hiện vẫn được sử dụng trong Chiến tranh Syria.

Ngoài ra, quân đội và cảnh sát nhiều nước hiện nay trang bị CKC cho các đơn vị tiêu binh.

Dự đoán CKC vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng trong các xung đột trên thế giới trong một thời gian nữa.

Các khẩu CKC chất lượng hiện được bán với giá 400 USD trên thị trường dân sự ở một số nước để phục vụ việc đi săn hay bắn súng thể thao./.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề