Tình huống quản lý nhà nước về đất đai ở nông thôn

Mục lục bài viết

  • 1. Tình huống 1
  • 2. Tình huống 2
  • 3. Tình huống 3
  • 4. Tình huống 4
  • 5. Tình huống 5

1. Tình huống 1

Ba mẹ mình có thuê phần đất này ở cất nhà ở từ năm 1974. Chủ đất đã vượt biên đi nước ngoài từ rất lâu, chưa thấy về lần nào, đến nay cũng chưa có thông tin khi nào về. Bấy lâu nay chỉ có người bà con của chủ đất này đến nhà góp tiền thuê, mà không có bất kì giấy tờ nào thể hiện hết, ba mẹ mình thấy cũng ít tiền nên thôi cũng đưa tiền.Có nhiều lần liên hệ với người bà con này để hỏi chủ đất xem có về nước không để ba mẹ mua lại diện tích đất đã ở lâu nay, mà người này trả lời hứa hẹn năm sau sẽ về cho qua vậy chứ đến nay vẫn chưa thấy về.Theo mình được biết là luật có qui định là nếu sống trên 20 năm sẽ được công nhận quyền sử dụng, nên mình gửi mail xin luật sư tư vấn giúp mình trong trường hợp của ba mẹ mình thì có được cấp quyền sử dụng đất đang ở không, nếu được thì phải làm các thủ tục cần thiết nào.Xin chân thành cảm ơn!

Cám ơn anh [chị] đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Khuê, với nội dung này công ty Luật Minh Khuêtư vấn như sau

Căn cứ quy định tại Điều 100 Luật đất đai, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà có một trong các giấy tờ sau thì được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Cụ thể:

"Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a] Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b] Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c] Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d] Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ] Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e] Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g] Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ..."

Nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên nhưng có căn cứ về việc sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/07/2004, được UBND xã xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch kế hoạch thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng theo khoản 2Điều 101 Luật đất đai2013

"Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

...2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Đối chiếu với trường hợp sử dụng đất của anh [chị], xác định rằng anh [chị] thuê đất của người khác mà không phải nhận chuyển nhượng đất từ họ và cũng chưa thể xác định rằng người cho thuê có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không nên dù gia đình đã sử dụng ổn định thì cũng chưa có cơ sở để nới rằng anh [chị] đủ điều kiện để được cấp GCN. Nếu người cho thuê đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật, chứng minh họ là người sử dụng đất hợp pháp thì mặc dù anh [chị] đã sử dụng trên đất này từ năm 1974 nhưng cũng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Vì vậy, cần đánh giá vào nguồn gốc, quá trình sử dụng đất để xem xét việc cấp Giấy chứng nhận.

2. Tình huống 2

Em H - sinh sống tại Quảng Ngãi mong được giúp đỡ: Gia đình em có 7 anh chị em [ Sáu chị em gái và một anh trai]. Khoảng năm 2007, gia đình em bị phá sản rơi vào cảnh khổ bị xiết nhà vì nợ.

Bố em để đảm bảo nhà đất đã thương lượng và bán mảnh đất hiện đang ở bán cho cô ruột – em gái bố với giá chỉ có 20.000.000 VND để dựng tạm ngôi nhà nhỏ ở [ Đất này có ghi rõ quyền sử dụng đất cung cấp cho hộ gia đình ông Võ Đình A… tên bố em]. Khi bán chỉ có bố em và cô ruột em cùng ghi và ký nhận giấy tờ nhưng trên giấy tờ chỉ ghi là Đơn chuyển nhượng cho quyền sử dụng đất và không hề có chứng nhận gì của UBND xã, phường.. và chữ ký đồng ý của mẹ và anh chị em em. Đồng thời bố em giao Giấy quyền sử dụngđất cho cô cầm luôn.

Cô ruột em có hứa sau này anh em em làm việc có khá lên thì về cô sẽ bán lại mảnh đất trên cho nhà em để sinh sống. Năm 2014 anh trai em có đến nhà cô thìcô nói giờ đưa cô 150.000.000 để lấy lại mảnh đất. Anh trai em đồng ý, tết năm 2015 khi anh trai em về đến nhà cô để mua lại mảnh đất thì hay tin cô vì hám lợi đã bán lại đất trên cho em gái ruột cô cũng chính là cô ruột em với giá 750.000.000.

Giờ em mong được giúp đỡ hướng dẫn gia đình em giành lại quyền lời mảnh đất trên. Em xin chân thành cảmơn và đợi sự giúp đỡ từ phía anh/chị !

Cám ơn anh [chị] đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Khuê, với nội dung này công ty Luật Minh Khuêtư vấn như sau:

Bố của emchuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cô emvào năm 2007 do đó vào thời điểm đó áp dụng quy định củaLuật Đất đai năm 2013.Luật đất đai năm 2013 có quy định về vấn đề này tại Khoản 1, Điều 126 như sau:

"1. Việc nộp hồsơchuyển đổi quyền sử dụng đất được quy định như sau:

a] Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

b] Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước."

Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bố bạn cho cô của bạn chưa được pháp luật chứng thực, cụ thể là không được chứng thực tại UBND phường nơi có đất. Hơn nữa như bạn trình bày quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình và việc chuyển nhượng chỉ có bố bạn là bên chuyển nhượng ký giấy tờ mua bán, không có sự đồng ý của các thành viên còn lại trong hộ đồng ý chuyển nhượng.

Từ đó việc sang tên quyền sử dụng đất chưa được thực hiện. Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật thì cô bạn không có quyền sử dụng đối với mảnh đất.Việc cô bạn sử dụng mảnh đất và bán lại cho em gái là trái pháp luật.Trong trường hợp này gia đình bạn có quyền yêu cầu hoặc khởi kiện hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất [viết tay] hoặc khởi kiện hủy giao dịch chuyển nhượng giữa cô bạn và người mua.

3. Tình huống 3

Cách đây 3 năm tôi mua căn nhà của ông A con của ông C,ông C nay là hàng xóm trước nhà của tôi cách nhau lối đi chung. Nhà tôi và nhà ông C ở cuối ngõ nên phần đất đó là đi chung,nay ông C xây một cái bếp để phục vụ việc gia đình.Ông C làm vậy, gia đình chúng tôi rất bực vì mùa hè nhiệt độ của bếp tỏa ra đến 200*c. Gia đình tôi không thể chịu được vì hành vi bành trướng đó của nhà ông C. Tôi mong câu trả lời của luật sư ạ... Tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị cho Công ty Luật Minh Khuê. Vấn đề của bạn Công ty tư vấn như sau:

Theo Khoản 1, Điều 12Luật Đất đai 2013có quy định cấm người sử dụng đất cóhành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.Lấn đất được hiều là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Do vậy, nếu như ông C có hành vi xây dựng bếp vào phần diện tích đi chung [ không thuộc diện tích đất mà ông C được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất ] thìnhư vậy ở trường hợp này ông C đã có hành vi lấn đất gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

Việc xử phạt đối với hành vi này được thực hiện theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

“Điều 14. Lấn, chiếm đất

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a] Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b] Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d] Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a] Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên

...4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b] Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c] Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d] Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ] Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp [trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này] tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác...”

Ngoài ra, nhà ông C phải khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm.

4. Tình huống 4

Năm 1993, ông A được UBND xã cấp một thửa đất diện tích: 600m2 [20x30] theo Quyết định cấp đất làm nhà ngày 20/06/1993. Ngày 07/11/1994, ông A và bà B đồng ý chuyển nhượng cho bà C 390m2 [13m giáp QL1A x 30 chiều dài] trong tổng số diện tích đất nói trên có xác nhận của đại diện UBND xã lúc đó là chủ tịch đương nhiệm ký xác nhận đồng ý.Trên thực tế diện tích cấp đất năm 1993 do bà B nộp tiền cấp đất và làm chủ sử dụng đất, còn ông A chỉ đứng tên đại diện. Bà C đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bà B theo thoả thuận: Bà B chuyển nhượng cho bà C với diện tích đất nói trên với giá 2,5 triệu đồng, bà B đã nhận đủ 2 triệu đồng, số tiền còn lại làm thủ tục bàn giao đất cụ thể. Ngày 05/7/ 1994, UBND xã đã thu của bà C 1.766.000 đồng [theo phiếu thu số 166] để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, qua thông tin được biết mảnh đất nêu trên do ông D là em trai của bà B đứng tên sử dụng UBND xã đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Làm sao để đòi lại quyền lợi hợp pháp cho bà C. Đây là tình huống của gia đình tôi mong được luật sư tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn!

Do thông tincung cấp còn hạn chế nên không thể xác định được rằng bà C hiện nay có đòi lại được quyền lợi hợp pháp của mình hay không, tuy nhiên để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình thì bà C cần phải thu nhập những giấy tờ chứng minh được giao dịch trên:

- Hợp đồng chuyển nhượng đất đai giữa ông A, bà B với bà C có xác nhận của UBND cấp xã.

- Phiếu thu số 166 của UBND để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho bà C.

- Lời khai của ông A, bà B về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang cho bà C, để chứng minh vấn đề giao dịch giữa ông A, bà B với bà C là có tồn tại.

Khi có các giấy tờ để chứng minh trên, bà C có thể gửi đơn kiến nghị đến UBND cấp xã nơi cấp GCNQSDĐ cho ông D để đòi quyền lợi của mình vì bà C đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất đó từ bà ông A và bà B, và bà C cũng đã nộp 1.766.000 đồng cho UBND để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho mình sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với bà B mà tại sao hiện nay mảnh đất đó lại do ông D đứng tên trên GCNQSDĐ. Khi có đủ căn cứ chứng minh giao dịch trên tồn tại thì có thể UBND sẽ thực hiện giải quyết cho bà, để đảm bảo được các quyền lợi cho bà C.

5. Tình huống 5

Tôi có một thửa đất rộng 300 mét vuông. Thửa đất này gia đình bố mẹ vợ tôi khai khẩn từ năm 1979. Trước 1985 gia đình mẹ vợ tôi có san gạt, dựng một ngôi nhà tạm và trồng cây ăn quả trên đó. Đến năm 2008 bố mẹ vợ tôi sang tên cho vợ chồng tôi dưới hình thức chuyển nhượng có giấy viết tay làm bằng chứng với chữ ký của các thành viên liên quan trong đó có bác trưởng khu dân phố chứng kiến. Khoảng năm 2012 tôi có làm một căn nhà tạm, mái tôn, quây gỗ trên nền nhà cũ của bố mẹ vợ tôi từ ngày khai khẩn thửa đất. Thửa đất này từ khi bố mẹ vợ tôi khai khẩn đến khi chuyển nhượng cho tôi vào tháng 6 năm 2008 được sử dụng ổn đinh không có tranh chấp. Chính quyền địa phương cũng không gọi hỏi gì. Năm 2020 chính quyền địa phương gó thông báo thu hồi đất và bồi thường cho tôi với đơn giá đất trồng cây lâu năm. Theo bản đồ quy hoạch năm 2013thi mảnh đất này là đất đồi, và được quy hoạch là đất nông nghiệp. Theo luật định thì chính quyền bồi thường theo đơn giá đất trông cây lâu năm cho tôi có đúng luật định không?

Khoản 1Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 có quy định: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường”. Tại Điều 75, hộ gia đình, cá nhân để được bồi thường phải có đủ 02 điều kiện sau:

- Đang sử dụng đất mà không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa được cấp [Điều 101].

Do đó, để nhận được bồi thường đất do nhà nước thu hồi đất thì cần phải xác định trong trường hợp này anh đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Theo đó điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai năm 2013. Phần đất này đã được sử dụng lây dài ổn định trước ngày 01/7/2004 không có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, xác nhận đất không có tranh chấp.

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Ngoài ra tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014 một số giấy tờ làm căn cứ xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

- Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ.

- Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất.

- Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký.

- Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan

Người sử dụng đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện để được cấp sổ thì được bồi thường khi bị thu hồi đất. Trường hợp của anh có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định nêu trên thìanh sẽ được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

Đất này xác định là đất nông nghiệp nên việc xây dựng nhà trên đất đã vi phạm phát luật về mục đích sử dụng đất. Nên căn cứ Điều 92 Luật Đất đai năm 2013 khi thu hồi anh sẽ không được bồi thường tài sản [nhà tạm] đã xây dựng trên đất, vì sử dụng trái mục đích đất. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm loại đất trồng cây lâu năm nên đền bù theo giá đất trồng cây lâu năm là phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Khuêvề vấn đề bạn yêu cầu tư vấn.Nếu còn vướng mắc, chưa rõbạn vui lòng liên hệ bộ phậnluật sư tư vấntrực tuyếnđể được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Nội dung tư vấn trên đây mang tính chất tham khảo cho các nhân, tổ chức. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm liên hệ 1900.6162

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề