Tìm thấy sự sống ngoài Trái đất

Ngày 6/6, giới chức Nhật Bản cho biết các nhà khoa học nước này đã tìm thấy hơn 20 loại axít amin trong các mẫu vật chất do tàu thăm dò Hayabusa2 đem từ một tiểu hành tinh hồi cuối năm 2020 về Trái Đất.

Theo một quan chức Bộ Giáo dục, các mẫu axít amin được phát hiện là những chất rất quan trọng đối với sinh vật và có thể chứa đựng các manh mối để giới khoa học hiểu về nguồn gốc sự sống.

[NASA khởi động sứ mệnh nghiên cứu các tiểu hành tinh Trojan]

Sau 6 năm thám hiểm không gian, hồi tháng 12/2020, tàu Hayabusa-2 của Nhật Bản chở theo khoang chức mẫu vật chất lấy từ tiểu hành tinh Ryugu trở về Trái Đất. Tổng trọng lượng mẫu vật chất mà tàu Hayabusa-2 thu thập được từ tiểu hành tinh trên là hơn 5,4 gram.

Trước đó, vào năm 2014, tàu Haybusa 2 đã được phóng lên vũ trụ nhằm thực hiện nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu cách Trái Đất 300 triệu km. Tàu Hayabusa 2 phải mất đến 4 năm để đến Ryugu. Tàu này đã neo đậu tại tiểu hành tinh này trong 1 năm rưỡi để quan sát và thu thập vật mẫu trước khi gửi về Trái Đất.

Ngoài việc khám phá tiểu hành tinh Ryugu, tàu Hayabusa2 còn mở rộng sứ mệnh thăm dò sang 2 tiểu hành tinh mới./.

Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Tìm thấy sự sống ngoài Trái đất
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Các nghiên cứu đã phát hiện các thành phần hóa học thiết yếu cho sự sống trong các mảnh thiên thạch rơi xuống Mỹ, Canada và Australia, từ đó góp phần củng cố giả thiết rằng những vật thể tương tự ngoài vũ trụ có thể đã tới Trái Đất từ rất sớm, góp phần mang lại sự sống cho hành tinh xanh.

Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích vật liệu của 3 mảnh thiên thạch, gồm một mảnh rơi xuống thị trấn Murray tại bang Kentucky của Mỹ vào năm 1950, một mảnh lao xuống gần thị trấn Murchison tại bang Victoria của Australia vào năm 1969, một mảnh rơi xuống gần hồ Tagish ở tỉnh British Columbia của Canada vào năm 2000.

[Ứng dụng khinh khí cầu trong nghiên cứu sự sống ngoài Trái Đất]

Cả ba đều là thiên thạch hình cầu chứa carbon, từ một vật liệu cứng như đá và được cho là hình thành trong giai đoạn đầu của lịch sử hệ Mặt Trời.

Các thiên thạch đều giàu carbon, trong đó thiên thạch ở Australia và Mỹ chứa 2% carbon hữu cơ xét theo trọng lượng, trong khi thiên thạch tại Canada chứa khoảng 4% carbon hữu cơ. Carbon là thành phần đầu tiên của các sinh vật sống trên Trái Đất.

Cả ba thiên thạch đều chứa hỗn hợp phân tử hữu cơ phức tạp, với phần lớn các thành phần đều chưa thể xác định.

Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện trong những mạnh thiên thạch trên có 3 trong tổng số 5 thành phần hóa học cần thiết để tạo nên ADN (phân tử mang thông tin di truyền, chỉ dẫn cách tạo ra các protein quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển của mọi sinh vật) và ARN (phân tử đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hoạt động của gene).

Đến ngày 26/4, các nhà nghiên cứu thông báo đã xác định được 2 thành phần hóa học cuối cùng sau khi điều chỉnh phương thức phân tích thiên thạch.

Theo tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia về hóa học và thiên văn Yasuhiro Oba của Viện Khoa học Nhiệt thấp thuộc Đại học Hokkaido (Nhật Bản), không giống như những lần trước đó, các phương pháp được sử dụng lần này nhạy hơn và không dùng axit mạnh hay chất lỏng nóng để chiết xuất 5 thành phần, còn được biết đến là nucleobase (thành phần cấu tạo nên axit nucleic).

Nucleobase là hợp chất chứa nitơ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xoắn ốc đặc trưng của ADN.

Hai nucleobase gồm cytosine và thymine, mới được phát hiện trong thiên thạch có thể né được những cuộc kiểm tra trước đó, do chúng sở hữu cấu trúc mỏng manh hơn 3 loại còn lại.

Tuy nhiên, 5 loại nucleobase này dường như không phải là những hợp chất hóa học duy nhất đóng vai trò quan trọng việc hình thành sự sống. Những thành phần quan trọng khác bao gồm axit amino, đường, axit béo.

Đồng tác giả nghiên cứu Danny Glavin của Trung tâm bay vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tại Maryland, cho rằng việc xác nhận nguồn gốc ngoài Trái Đất của bộ nucleobase hoàn chỉnh được tìm thấy trong ADN và ARN đã củng cố thêm giả thiết rằng thiên thạch có thể là khởi nguồn quan trọng của các hợp chất hữu cơ cần thiết để tạo nên các sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất.

Ông Glavin nhấn mạnh hiện vẫn còn nhiều điều cần khám phá về những sự kiện hóa học giúp tạo nên sự sống trên Trái Đất và nghiên cứu này chắc chắn sẽ bổ sung vào danh sách những hóa chất có khả năng đã xuất hiện từ trước khi có sự sống trên hành tinh.

Trái Đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Ở thời kỳ sơ khai, hành tinh xanh liên tục đón nhận các thiên thạch, sao chổi và những vật liệu khác từ vũ trụ.

Những sinh vật sống đầu tiên trên hành tinh là những vi khuẩn dưới đại dương nguyên thủy và hóa thạch cổ xưa nhất được biết đến là những mẫu vi khuẩn dưới biển có niên đại cách đây khoảng 3,5 tỷ năm.

Mặc dù những kết quả hiện nay có thể không trực tiếp làm sáng tỏ nguồn gốc của sự sống Trái Đất, song các nhà khoa học tin rằng chúng sẽ góp phần tăng thêm hiểu biết của nhân loại về những phân tử hữu cơ có mặt trên hành tinh từ trước khí sự sống được hình thành./.

Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam+)

Hai dấu hiệu sự sống ngoài Trái Đất trên "hành tinh Hycean" bí ẩn

(NLĐO)- Một nghiên cứu mới khẳng định các hành tinh "Hycean" – những hành tinh đại dương có khí quyển giàu hydro ngoài hệ Mặt Trời – là miền đất hứa của sự sống ngoài Trái Đất.

  • Vật thể lạ quay cực nhanh, có thể đâm vào hành tinh cạnh Trái Đất

  • Rùng mình thứ làm tuyệt chủng hành tinh dễ sống y như Trái Đất

  • Tiểu hành tinh mang "vật liệu sự sống" có thể đâm vào Trái Đất

  • Phát hiện dấu vết cuộc tấn công ngoài hành tinh khủng khiếp nhất

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Nikku Madhusudhan từ Viện Thiên văn của Đại học Cambridge (Anh) cho biết các hành tinh Hycean phổ biến hơn nhiều so với dạng hành tinh đá giống Trái Đất và sở hữu những điều kiện tuyệt vời cho phép chúng vẫn sống được cho dù nằm ngoài "vùng sự sống" Goldilocks theo quan niệm thông thường.

Tìm thấy sự sống ngoài Trái đất

Quang cảnh trên một hành tinh Hycean - Ảnh đồ họa từ Amanda Smith/Nikku Madhusudhan

Theo bài công bố trên The Astrophysical Journal, các Hycean – sở hữu một đại dương toàn cầu rộng lớn và khí quyển giàu hydro, có kích thước trung bình gấp 2,6 lần và khối lượng trung bình gấp 10 lần Trái Đất – thường rất gần hoặc rất xa ngôi sao mẹ.

Nhưng điều đó không tạo ra thế giới "địa ngục" trên nhiều Hycean. Mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất sẽ là những Hycean "lạnh", sở hữu hiệu ứng nhà kính do hydro phân tử dồi dào trong khí quyển, làm nóng toàn bộ hành tinh nên vẫn có được đại dương ấm áp dù ở xa sao mẹ. Một số điều kiện trong siêu đại dương của Hycean rất giống các điều kiện giúp sự sống có thể tồn tại trong đại dương của Trái Đất.

Tiến sĩ Madhusudhan giải thích thêm với tờ Science Alert rằng sau khi xác định dược các Hycean dạng này, điều tiếp theo là tìm kiếm các hợp chất đại diện cho sự sống như ozone, oxy, mê-tan... Tuy nhiên nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh vào 2 hợp chất khác ít được để y cũng có thể đại diện cho sự sống, đó là methyl chloride và dimethyl sulphide (methyl clorua và dimethyl sunfua).

Các dấu ấn sinh học này có thể được phát hiện nhờ bước sóng ánh sáng của chúng, khi kính thiên văn thu thập dữ liệu quang phổ của hành tinh. Các tác giả cho rằng siêu kính viễn vọng James Webb (NASA/ESA) đang được hoàn tất và chuẩn bị phóng lên vũ trụ trong thời gian gần sẽ là công cụ đủ sức mạnh để cho ra câu trả lời cuối cùng.

Anh Thư