Tiểu luận đánh giá chương trình giáo dục mầm non

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNHKHOA -------------------BÁO CÁO------------------------------Sinh viên thực hiện:Lớp:Giáo viên hướng dẫn: Th.S.Bộ môn:NĂM 2017MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiGiáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vaitrò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cáchcon người. Vì thế chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là một vấn đề đặc biệt quan trọngtrong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và nhà nước. Chiến lược nàycụ thể hóa trong xây dựng chương trình giáo dục mầm non.Trong đề án phát triểngiáo dục Mầm non giai đoạn 2006 – 2015, quan điểm trọng tâm là đẩy mạnh xã hộihóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xãhội tham gia giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước không chỉ ở những nước nghèo màngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục họ đã tìm nhiều biệnpháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa giáo dục mầm non.“Văn học dân gian là nguồn suối không cạn của văn học dân tộc, nguồn suốitrong sạch đó là ngọn nguồn của sự sáng tạo mà mỗi con người đều tìm về cộinguồn đó” [5.1]. Đặc biệt, đồng dao là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻthơ. Trong cuộc sống cũng như trong chương trình giáo dục ở nhà trường mầmnon, những bài đồng dao thường được trẻ tiếp nhận một cách hào hứng, thích thú.Trẻ thường hát xướng lên các bài đồng dao trong những lúc vui chơi, bản thân việc“đọc” đồng dao cũng là một hình thức chơi, những trò chơi dân gian đó được nhiềutrẻ yêu thích. Qua đó đồng dao góp phần phát triển thể chất, cung cấp và trau dồinhững kiến thức về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng nhân cách trẻ, mở ra cho trẻmột chân trời nghệ thuật ngôn từ, đem đến những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ tốtđẹp. Đối với trẻ mầm non, đồng dao có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành vàphát triển nhân cách. Ngay từ thuở lọt lòng các trẻ đã được nghe những tiếng hátru ầu ơ của bà, mẹ và những người thân xung quanh. Rời khỏi lòng mẹ, đứa trẻ theoanh, theo chị bước sang một môi trường văn hóa khác mang tính chất cộng đồng,cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao. Lúc này những khúc đồng dao có thể coinhư một sự tiếp nối những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ với gia đình, làng xóm,quê hương, bạn bè. Nếu trước đây đứa trẻ chỉ biết tiếp nhận tiếng hát ru của mẹmột cách thụ động thì nay đã có thể chủ động tìm trò để chơi, tìm câu để hát vàbước đầu làm quen với sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng. Có thể nói nhữngbài đồng dao là dòng sữa ngọt ngào thấm vào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Từ đó,giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, yêu quê hương, yêu cuộc sống của mình. Nhà sư phạmXukhômlinski đã tổng kết: “Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng không thể thiếutrò chơi và truyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khôhéo”[13.7]. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức đúng đắn một thực tiễn rằng: hiện nay,cuộc sống phát triển theo hướng hiện đại hoá mạnh mẽ đã tác động không nhỏ đếnnhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu thưởng thức văn học, âm nhạc của trẻ. Phần lớnSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 3trẻ được tiếp xúc với những phương tiện, thiết bị học, chơi hiện đại, tiện lợi và trởnên say mê chúng. Đối với các em, những câu chuyện cổ tích, những bài đồng dao,những trò chơi dân gian đôi khi nhạt dần tính hấp dẫn. Câu hỏi đặt ra cho các nhàgiáo dục và các bậc cha mẹ là làm thế nào để lưu lại trong tâm hồn trẻ những nétđẹp, những giá trị độc đáo của bản sắc văn hoá dân tộc?; làm thế nào để cuốn húttrẻ tham gia vào việc giao tiếp trong môi trường của văn hoá, văn học dân gian đểcác em biết và yêu một nền nghệ thuật dân tộc? Vấn đề mang tính tầm vóc nhưngkhông phải chỉ được giải quyết trên tầm vĩ mô. Nó bắt đầu từ chính những việc cụthể, thiết yếu nhất. Chẳng hạn, dạy cho trẻ biết đọc, biết hát đồng dao, biết chơi vàyêu thích các trò chơi dân gian. Chính vì những lý do trên mà việc đưa các tác phẩmđồng dao vào chương trình giáo dục mầm non và quan tâm đến các phương phápdạy đồng dao cho trẻ là hết sức cần thiết.Lứa tuổi mẫu giáo lớn là lứa tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn thenchốt để trẻ tới trường phổ thông, là bước ngoạt của cuộc đời trẻ. Vì thế cần chuẩnbị tốt các mặt tâm lí để trẻ sẵn sàng đi học trong đó ngôn ngữ là thành phần cốtyếu. Khi sử dụng ngôn ngữ, các từ ngữ chỉ có giá trị khi nó có chứa đựng nội dung,bởi vậy việc cung cấp cho trẻ hiểu nội dung của từ là điều cần thiết. Việc dạy trẻnhằm tăng số lượng từ trong các trường nghĩa để có điều kiện lựa chọn là việc hếtsức cần thiết. Nếu vốn từ ít thì khả năng lựa chọn sẽ bị hạn hẹp và hiệu quả dùng từsẽ giảm, số lượng từ đó cũng chưa đủ để trẻ thể hiện được chính xác những nộidung phức tạp, tinh tế mà cuộc sống đòi hỏi. Chính vì vậy cần có kế hoạch để vừalàm tăng chất lượng sử dụng từ vừa mở rộng vốn từ cho trẻ. Xuất phát từ những lído trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫugiáo lớn thông qua các bài đồng dao” nhằm tìm hiểu vai trò vị trí quan trọng củađồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn; từ đó đề xuấtmột số biện pháp cơ bản làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua các bài đồngdao.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.Qua quá trình tìm hiểu về sự tác động của đồng dao trong việc làm giàu vốn từcho trẻ mẫu giáo lớn và xây dựng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫugiáo lớn thông qua các bài đồng dao tôi đã tiếp cận với một số công trình nghiêncứu trong cũng như ngoài nước. Ở những công trình này, theo những mục đíchnghiên cứu khác nhau, chúng tôi nhận thấy các tác giả chủ yếu quan tâm đếnnhững vấn đề khái quát về đồng dao hoặc vai trò của ca đồng dao đối với đời sốngtinh thần của trẻ em chứ chưa đi sâu nghiên cứu tác động đặc biệt của đồng dao đốivới việc phát triển vốn từ ở trẻ lứa tuổi mầm non, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thểđể phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các bài đồng dao.Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 4Ngôn ngữ là tài sản quý báu của văn minh nhân loại. Ngôn ngữ là điểm mốcthen chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu được tỏa sáng. Không những vậyngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều nhàkhoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Triết học, tâm lí học, ngôn ngữ học, giáodục học, xã hội học,…Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoahọc trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả như:Borodis.A.M với cuốn: Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em [NXBGD Matxcơva 1974] Xôkhin với tác phẩm: Phương pháp phát triển lời nói trẻ em [NXBGDMatxcơva - 1979] E.Ti.Khêiva với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ trẻ em [NXBGD 1997]. Các tác giả: Phedorenco.L.P, Phomitreva.G.A, Lomarep.V.K cũng có nhữngcuốn sách tương tự.Ngay từ những năm 80 của thế kỉ trước, chúng ta đã có những cuốn giáo trìnhđầu tiên về phương pháp phát triển lời nói trẻ em trong các trường đào tạo giáoviên mầm non: Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1 [NXBGD 1973]. Hay nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa [1997] về: Phương pháp phát triểnngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo [0 - 6 tuổi]. Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dungvà các phương pháp nhằm hình thành và phát triển vốn từ ngữ cho trẻ. Đây chínhlà cơ sở, là tiền đề cho các nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá vềvấn đề ngôn ngữ của trẻ. Về đồng dao, một số công trình nghiên cứu từ việc sưu tầmtư liệu đồng dao dành cho trẻ em đã đi vào nghiên cứu ý nghĩa giáo dục của thể loạinày đối với trẻ em như cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt Nam củaNguyễn Thúy Loan, Trò chơi dân gian cho trẻ em dưới 6 tuổi của Trương Kim Oanh,Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em của Phan Đăng Nhật [1992]. Cáccông trình này đều đi đến kết luận đồng dao có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Trong bài Ca dao và viết chothiếu nhi tác giả Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương đã khẳng định: “Ca dao là đạibộ phận dành cho người lớn tuy nhiên tác giả dân gian khi sáng tác ca dao vẫnkhông quên trách nhiệm đối với thế hệ trẻ nên đã dành trọn một phần ca dao chocác em được gọi là đồng dao” [8.76]. Cuốn Đồng dao với tuổi thơ tác giả đã đề cậpđến chức năng giáo dục của đồng dao với trẻ em “Đồng dao có tác dụng mạnh đốivới trẻ em trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa đối với hai mối quan hệ chủ yếucủa con người đó là con người với thiên nhiên và con người với xã hội”. Đây lànhững vấn đề hết sức quan trọng đối với sự hình thành, phát triển nhân cách conngười [11.122,123]. Qua khảo cứu các bài viết, các công trình nghiên cứu có liênquan đến đề tài chúng tôi đã nhận thấy như sau: Các công trình nghiên cứu đã đánhgiá căn bản về vai trò của đồng dao đối với trẻ em. Những đánh giá này cho thấy sựcần thiết đưa các bài đồng dao có giá trị vào chương trình giáo dục trẻ ngay từ bậchọc mầm non. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về phươngpháp làm giàu vốn từ cho trẻ mầm non thông qua các bài đồng dao. Nhận raSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 5khoảng trống đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Biện pháp làm giàu vốn từcho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao với các chủ điểm ở trường mầmnon.3. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở lý luận của các môn khoa học liên quan đến đề tài: Tâm lý học, Giáodục học, Văn học… và xuất phát từ tình hình thực tế về việc dạy đồng dao cho trẻmầm non chúng tôi tiến hành nghiên cứu và xây dựng biện pháp làm giàu vốn từcho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao.4. Đối tượng nghiên cứuBiện pháp làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao5. Giả thuyết khoa họcTrên thực tế, đồng dao chưa đươc chú trọng đúng mức và giảng dạy đúnghướng, sáng tạo để giúp trẻ mẫu giáo lớn làm giàu vốn từ, tiếp nhận một cách cóhiệu quả loại văn học dân gian này.6. Nhiệm vụ nghiên cứuTìm hiểu một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông quacác bài đồng dao.7. Phạm vi nghiên cứuDo điều kiện phạm vi nghiên cứu có hạn và khuôn khổ đề tài, tôi chỉ tiến hànhnghiên cứu các biện pháp làm giúp trẻ mẫu giáo lớn làm giàu vốn từ thông qua cácbà đồng dao.8. Phương pháp nghiên cứu8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luậnNghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài, hệ thống hóa các vấn đề khái quáttrong tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn8.2.1. Phương pháp quan sát.8.2.2. Phỏng vấn, trao đổi với giáo viên, học sinh.9. Đóng góp của đề tàiSự thành công của đề tài sẽ bổ sung một số biện pháp làm giàu vốn từ cho trẻmẫu giáo lớn thông qua các bài đồng dao.Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 610. Cấu trúc của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo nội dung của khóaluận gồm ba chương:Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 7NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Cơ sở tâm lý họcNhân cách hình thành trong suốt thời kỳ ấu thơ và niên thiếu của con người.Trong đó, với điều kiện phát triển bình thường thì bước vào năm tuổi thứ ba ý thứcbản ngã bắt đầu nảy sinh và đến đầu tuổi thanh niên thì nhân cách của con ngườicơ bản được hình thành. Giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách conngười là giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo.Ở độ tuổi mẫu giáo lớn [5 - 6 tuổi], nhân cách của trẻ tiếp tục hình thành vàphát triển mạnh mẽ với những đặc điểm nổi bật sau: Ý thức bản ngã được xác địnhrõ ràng để giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực của quitắc xã hội. Đồng thời, ý thức bản ngã còn cho phép trẻ thực hiện các hoạt động mộtcách chủ quan. Nhờ đó, quá trình tâm lý mang tính chủ động rõ rệt. Cuối tuổi mẫugiáo, ngôn ngữ của trẻ có tốc độ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Ngônngữ phát triển giúp trẻ biết tự giác hướng sự chú ý của mình vào đối tượng nhấtđịnh. Cho nên, mỗi một đối tượng được tiếp nhận trong thời kỳ này đều có tác độngsâu sắc đối với sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ.Sức tưởng tượng, khả năng ghi nhớ của trẻ mẫu giáo lớn ngày càng có tính chủđịnh so với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Trong sự phát triển các hoạt động ý chí của trẻmẫu giáo lớn có thể thấy được liên kết chặt chẽ giữa ba mặt: thứ nhất là sự pháttriển tính mục đích của hành động, thứ hai là sự xác lập mối quan hệ giữa hànhđộng và động cơ, thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thựchiện hành động.Giai đoạn mẫu giáo lớn là giaiđoạn cuối cùng của trẻ lứa tuổi mầm non. Ở giai đoạn này những cấu tạo tâm lýđặc trưng của con người được hình thành ở giai đoạn trước vẫn tiếp tục được pháttriển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ đượchoàn thiện một cách tốt đẹp về mọi phương diện hoạt động tâm lý [nhận thức, tìnhcảm, ý chí], để hình thành việc xây dựng cơ sở nhân cách ban đầu của con người.Tóm lại, lứa tuổi mầm non, nhất là độ tuổi mẫu giáo lớn là lứa tuổi rất nhạy cảmvới cái đẹp và luôn khao khát được tiếp xúc, khám phá cái đẹp phong phú, đa dạngtrong cuộc sống. Đồng dao là một thể loại văn học dân gian có khả năng đáp ứngnhu cầu này của trẻ. Tuy nhiên, trẻ lứa tuổi mầm non thường hát xướng lên các bàiđồng dao trong những lúc vui chơi đơn thuần chỉ để giải trí, mà chưa phát huy hếtđược vai trò to lớn của chúng trong việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt là việc làmgiàu vốn từ. Có nhiều trẻ hát, đọc các bài đồng dao thuộc lòng mà không hiểu nộidung ý nghĩa của các từ ngữ trong các bài đồng dao đó. Chính vì vậy, các cô giáoSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 8mầm non đều cần phải hiểu những đặc điểm tâm lý rất cơ bản của trẻ, có như thếthì mới có thể phát huy được sức mạnh của văn học nói chung, đồng dao nói riêngtrong việc giáo dục trẻ thơ.1.1.2. Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non1.1.2.1. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm nonTiếp nhận văn học gián tiếp: Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ chưa biết đọc mà mớichỉ dừng lại ở việc nhận biết chữ cái và tập ghép chữ thành tiếng nên việc cảm thụtác phẩm văn học chủ yếu qua khâu trung gian là cô giáo. Với tư cách là người đọctrực tiếp rồi đọc, kể lại cho trẻ nghe, cô giáo là người giúp trẻ tiếp cận với tác phẩm,hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, có những ấn tượng sâu đậm về thế giới nghệthuật của tác phẩm văn học.Cảm nhận văn học mang đậm màu sắc xúc cảm: Tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạycảm với những “cái đẹp”. Có thể coi đây là thời kỳ phát triển đầy mới mẻ và mạnhmẽ của những xúc cảm thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh. Khác với người lớn, sựtiếp nhận văn học vừa mang tính cảm xúc vừa chịu sự chi phối của lí tính, trẻ emtiếp nhận văn học hoàn toàn cảm tính. Khi nghe cô giáo đọc thơ hay kể chuyện trẻtập trung cao độ vào giọng đọc, kể cũng như cử chỉ, nét mặt, cảm xúc của cô giáorồi dần biến thành cảm xúc của mình. Trẻ thích thú với những câu chuyện vui, xúcđộng với những câu chuyện buồn. Trẻ cũng nhăn mặt khi nghe kể về những nhânvật độc ác, mỉm cười khi nghe kể về những nhân vật ngốc nghếch, có những hànhđộng hài hước; có khi trầm tư suy nghĩ, lo âu, hồi hộp muốn biết tình huống tiếptheoxảyranhưthếnào.Tiếp nhận văn học ít bị ràng buộc bởi lý trí và kinh nghiệm mà chứa đựng khả năngtưởng tượng mạnh mẽ: “Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là phươngtiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải hoạt động ” [1.14].Giàu tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng lực hiểu biết của trẻ.Trong quá trình quan sát trẻ hấp thụ những ấn tượng từ thực tại, cải biến chúng vàtạo ra một cách hiểu, cách cảm thụ đầy đủ và sâu sắc hơn trong nhận thức củamình. Trí tưởng tượng được trẻ vận dụng trong tiếp nhận văn học là để đi sâu, mởrộng và thanh lọc đời sống cảm xúc của mình, nhận ra cái mới trong mối quan hệtưởng như khó gắn kết lại. Qua đó làm nảy sinh khát vọng và khả năng sáng tạocủa trẻ khi tiếp xúc tác phẩm văn học.Cảm nhận văn học ngây thơ và triệt để: Tiếp nhận ngây thơ đối với tác phẩmvăn học vì trẻ còn rất ít vốn kiến thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn.Nên những gì được nói đến trong trang sách đều được trẻ tin tưởng tuyệt đối. Trẻcũng tiếp nhận triệt để tác phẩm văn học vì trong chương trình giáo dục mầm nonvăn học và âm nhạc là những bộ môn được đưa vào sớm nhất để giáo dục trẻ. NênSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 9lượng tri thức có trong các tác phẩm văn học được lựa chọn giới thiệu cho trẻ đượctrẻ tiếp nhận một cách triệt để nhằm hình thành và phát triển trí tuệ, tâm hồn, tìnhcảm...1.1.2.2. Văn học đối với giáo dục trẻ mầm nonNhu cầu thưởng thức văn học của trẻ mầm non: Ngay từ thưở ấu thơ, trẻ em đãđược tiếp xúc với văn học, qua lời hát ru của bà, của mẹ, qua những câu chuyện kểvề thế giới thần tiên, qua những vần thơ chứa bao điều kì diệu về cuộc sống xungquanh... Rất tự nhiên, văn học thấm sâu vào tâm hồn các em. Và nghe hát ru, nghekể chuyện, đọc thơ trở thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với cuộc sốngcủa trẻ. Khi trẻ đến trường, việc giới thiệu văn học cho trẻ được nâng lên một vị trícao hơn, với một mục tiêu rõ ràng và phương pháp bài bản hơn. Điều đó càng khiếncho văn học trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ.Văn học đối với việc giáo dục trẻ mầm non: Trong số các loại hình nghệ thuật,văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt, có vai trò to lớn không gì thay thế đượctrong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Nhà phê bìnhvăn học Nga V.G.Bielinxki từng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dụcmà giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nói quyết định số phận con người” [15.79]. Làloại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng người một cách tựnhiên và sâu sắc. Đối với trẻ em, văn học nói chung, các tác phẩm văn học thiếu nhinói riêng càng có khả năng tác động trực tiếp, sâu sắc tới đời sống tâm hồn của trẻ.Việc cho trẻ em lứa tuổi mầm non làm quen với tác phẩm văn học từ lâu đã đượcđặt ra như một nội dung vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục mầmnon. Văn học đóng vai trò là phương tiện, đồng thời cũng mang các nội dung nhằm:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu trong giáo dục mầm non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo.Bởi lẽ ngôn ngữ gắn liền với tư duy, nếu trẻ không được trang bị một vốn ngônngữ nhất định, trẻ không thể tăng cường, rèn luyện khả năng tư duy khoa học,chuẩn bị cho việc theo học ở trường phổ thông sau này. Các sáng tác văn học có vaitrò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ.Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xãhội và thiên nhiên, thế giới tình cảm và các quan hệ qua lại của con người. Nó làmphong phú những xúc cảm, phát triển trí tưởng tượng và đưa đến cho trẻ nhữnghình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc. Đồng thời, vốn ngôn ngữ được sửdụng một cách nghệ thuật trong các tác phẩm cũng giúp trẻ thành thạo các phátâm, mở rộng vốn từ, đặc biệt là từ ngữ sử dụng theo phong cách nghệ thuật; giúptrẻ phát triển lời nói mạch lạc, nâng cao khả năng diễn đạt [diễn đạt vấn đề mộtcách sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính tạo hình và tính biểu cảm]. Phát triển nhậnthức cho trẻ mầm non: Cũng như hầu hết các nội dung giáo dục khác trong chươngSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 10trình giáo dục mầm non, phát triển nhận thức cho trẻ có vị trí hết sức quan trọng vàcần thiết. Mục tiêu mở rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ mầm non được thựchiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học là một hoạt động hữu hiệu giúp trẻ mở rộng, nâng cao nhận thức vềcuộc sống xung quanh. Những bài thơ, những câu chuyện đã giúp các trẻ mở rộngtầm nhìn và sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, thế giới động vật, thực vật…; giúp trẻbiết được tên gọi, những đặc tính, những quan hệ và những ý nghĩa của chúng đốivới con người; giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống của con người và những điều cơ bảntrong mối quan hệ giữa con người với con người... Có thể nói, với chức năng phảnánh cuộc sống, văn học thiếu nhi như “những cuốn sách giáo khoa” đầu tiên giúp trẻnhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.Phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non: Văn học luôn đem đến cho trẻ những hìnhảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mở trong các em những xúc cảm thẩm mỹ tốt đẹp, hìnhthành thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn. Tiếp xúc với tác phẩm văn học là các em đượctiếp xúc với cả một thế giới bao la đầy âm thanh và màu sắc với những hình ảnhđẹp đẽ, sinh động, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ em lứa tuổimầm non có một đời sống tâm hồn ngây thơ, chưa có những trải nghiệm cá nhân,sự nhận thức về thế giới xung quanh chủ yếu dừng ở mức cảm tính, gắn với cái cụthể trước mắt. Chính vì thế, vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sức tưởngtượng phong phú của các nhà văn trong tác phẩm văn chương là cơ sở để khơi gợitrong tâm hồn các em những rung cảm thẩm mỹ đẹp đẽ và sâu sắc.Phát triển tình cảm xã hội cho trẻ mầm non: Trẻ thơ rất nhạy cảm, dễ rungđộng. Các em chủ yếu sống và cư xử với tất cả các đối tượng xung quanh bằng tìnhcảm. Đặc biệt, trẻ khác với người lớn ở chỗ thường bộc lộ thái độ trước một hiệntượng, một sự việc trong cuộc sống một cách rõ ràng: yêu - ghét, vui - buồn, thích không thích... Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái cho con người hữu hiệu nhất là bắt đầugiáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ. Một trong những phương tiện giáo dục đạo đứccho trẻ có giá trị độc đáo là văn học. Những bài học đạo đức, nhân văn được gửigắm trong thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tác động một cách tựnhiên mà sâu sắc đến tình cảm của trẻ. Một tấm gương về lòng hiếu thảo, về tìnhyêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân, đối với mọi người xungquanh sẽ cho các bé bài học quý giá về nhân cách làm người. Từ đó hình thành ở trẻmột đời sống tình cảm phong phú, nhạy bén, tinh tế.Phát triển thể chất cho trẻ mầm non: Văn học ngoài chức năng phục vụ nhu cầuhọc tập của các em, còn là yếu tố hữu cơ của các trò chơi sinh hoạt, đưa trẻ vào thếgiới của trò chơi nhẹ nhàng, có nhịp điệu làm cho trò chơi trở nên hấp dẫn. Từ đóphát triển ở trẻ thể chất khỏe mạnh, linh hoạt. Khi trẻ chơi chính là lúc các vậnđộng cơ được phát triển, khả năng tai nghe cũng được vận dụng linh hoạt gợi raSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 11những phản ứng vận động của cơ thể [thay đổi nhịp tim mạch, sự tuần hoàn máu,hô hấp và dãn nở cơ]. Trong khi chơi, trẻ không những phối hợp các động tác đi lạivững vàng chạy nhảy nô đùa mà còn có những động tác khó: Lộn cầu vồng, nhảy lòcò… Nhưng trẻ vẫn kết hợp tay chân một cách nhịp nhàng.Qua văn học trẻ không chỉ được học một cách thuần túy mà còn được chơi đượcvận động, kết hợp nhịp nhàng giữa chân và tay. Vì thế sự định hướng trong khônggian, sự lôgic ngôn ngữ bên trong với động tác bên ngoài càng hoàn thiện, giúp trẻphát triển cân đối hài hòa, có đủ sức khỏe, là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trítuệ của trẻ.1.1.3. Đồng dao đối với việc giáo dục trẻ mầm non1.1.3.1. Một số vấn đề chung về đồng daoGắn liền với những kỉ niệm sâu sắc về thời thơ ấu của mỗi người dân Việt Namkhông chỉ có những bài hát ru, mà còn có những bài hát do chính các em hát. Đó lànhững bài “hát vui chơi”. Nội dung những bài hát vui chơi là những nhận xét,những ý nghĩa và cảm xúc ngây thơ về thế giới tự nhiên, về đời sống con người vàđời sống xã hội:1.Trời mưa,Quả dưa vẹo vọ,Con ốc nằm co,Con tôm đánh đáoCon cò kiếm ăn.2.Con mèo mà trèo cay cau,Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.Chú chuột đi chợ đường xa,Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.Những bài hát vui chơi của trẻ em có khi gắn liền với những trò chơi nhất định,cho nên trong những trường hợp ấy còn gọi là những “bài hát trò chơi”. Những bàihát trò chơi, hay những “trò chơi có bài hát” là một sinh hoạt của các em. Cho nênđây là một trong những bộ phận tại thành cái mà chúng ta gọi là “văn học dân gianthiếu nhi”.Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 121.1.3.2. Đồng dao đối với việc giáo dục trẻ mầm nonĐồng dao là những câu vè, ngắn gọn có vần điệu nhịp điệu được trẻ con thíchvà hát trong khi chơi, trong sinh hoạt cộng đồng [13.30].Ngày xưa ở trong các gia đình đứa con từ lọt lòng đến 3 tuổi được trực tiếphưởng thụ tiếng hát ru khi nằm trong lòng mẹ nhưng từ 3 tuổi trở đi phần lớn đứacon không còn trực tiếp hưởng thụ tiếng hát ru, lời nói nựng của mẹ nữa. Rời khỏilòng mẹ, đứa trẻ theo anh, theo chị bước sang một môi trường văn hóa khác mangtính chất cộng đồng, cùng chơi cùng hát những khúc đồng dao. Lúc này những khúcđồng dao có thể coi như một sự nối tiếp những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ vớigia đình, làng xóm, quê hương, bạn bè. Nếu trước đây đứa trẻ tiếp nhận tiếng hát rucủa mẹ một cách thụ động thì nay đã có thể chủ động tìm trò để chơi, tìm câu để hátvà bước đầu làm quen với sinh hoạt văn hóa mang tính chất cộng đồng, cùng chơicùng hát những khúc đồng dao. Lúc này những khúc đồng dao có thể coi như mộtsự nối tiếp những khúc hát ru để gắn bó đứa trẻ với gia đình, làng xóm, quê hương,bạn bè. Nếu trước đây đứa trẻ tiếp nhận tiếng hát ru của mẹ một cách thụ động thìnay đã có thể chủ động tìm trò để chơi, tìm câu để hát và bước đầu làm quen vớisinhhoạtvănhóamangtínhcộngđồng.Đặc điểm của đồng dao:Đặc điểm của đồng dao dễ nhận ra trước tiên là có vần điệu rõ ràng nên dễthuộc, dễ hát: “Mèo già ăn trộm / Mèo ốm phải đòn / Mèo con phải vạ / Con quạ đứtcành / Đòn gánh có mấu / Củ ấu có sừng / Bánh chưng có lá / Con cá có vây”.Những câu trong bài đồng dao thường lặp đi lặp lại theo chu kì một cách tự nhiên:Bồ các là bác chim riChim ri là dì sáo sậuSáo sậu là cậu sáo đenem tu húTu hú là chú bồ các.Rồi lại: Bồ các là bác chim ri[Quay đi quay lại nhiều lần]Ngôn ngữ đồng dao nhiều khi kì quặc chắp vá một cách ngẫu nhiên:Nu na nu nốngCái cống nằm trongCon ong nằm ngoàiCủ khoai chấm mậtSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 13Phật ngồi phật khócCon cóc nhảy ra…- Lôgic của đồng dao là lôgic của trò chơi, không theo lôgic hiện thực, trái vớilôgic thực tế, đảo ngược với lôgic cuộc đời, nhiều khi không thể giải thích nổi:Trời làm một trận mưa ràoMột đàn cào cào đuổi bắt cá rôThóc giống đuổi chuột trong bồĐong đong cân cấn đuổi bò ngoài ao…hay:Bao giờ cho đến tháng baẾch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồngHùm nằm cho lợn liếm lôngMột chục quả hồng nuốt lão tám mươi.Những đặc điểm đó của đồng dao rất gần với đặc điểm của trò chơi. Do đóngười ta coi đồng dao như trò chơi, nó thể hiện đặc tính ngộ nghĩnh của trẻ nhỏ nênđược các em ưa thích.Nội dung của đồng dao:Tuy ý nghĩa của nhiều câu đồng dao có khi không rõ ràng, thậm chí vô nghĩa,nhưng không phải vì thế mà đồng dao không có nội dung gì. Thực ra nội dung củađồng dao rất phong phú, nó phản ánh nhiều mặt của cuộc sống mà chủ yếu là ởnông thôn.- Rất nhiền bài đồng dao phản ánh những hiện tượng trong thiên nhiên hết sứcphong phú giúp trẻ hiểu, gắn bó với môi trường xung quanh:Mây kia sinh ở đằng đôngMây hóa ra rồng mây hiện ra mưaCó khi mây kéo như cờMây phẳng như tờ mây lại kéo sangCó khi mây đỏ mây vàngMây xanh mây tím ngổn ngang đầy trời.hay:Tiếng con chim ri gọi dì gọi cậuSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 14Tiếng con sáo sậu gọi cậu gọi côTiếng con cồ cồ gọi cô gọi chúTiếng con tu hú gọi chú gọi dìMau mau tỉnh dậy mà đi ra đồng.- Đồng dao phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người đầy xúc cảmyêu thương, sâu nặng tình người, thường là thông qua thân phận của cái tôm cáitép, con cò con vạc, cái bống cái bang, bằng con mắt nhân cách hóa của trẻ thơ.Cái cò đi đón cơn mưaTối tăm mù mịt ai đưa cò vềCò về thăm quán cùng quêThăm cha thăm mẹ, cò về thăm anh.hay:Cái bống là cái bống bangThổi cơm nấu nước cả nhà cùng ănNhà bống có khách sang chơiCơm bưng nước rót cho vui lòng bà.Chức năng của đồng dao:- Dùng để ru trẻ em: Ru trẻ ngủ chủ yếu là nhiệm vụ của những người mẹ, ngườibà, nhưng ở nông thôn những đứa trẻ là anh, là chị trong gia đình cũng có nhiệm vụru em bé ngủ khi người lớn vắng nhà. Những lời đồng dao nghe rất ngô nghê,nhưng với giai điệu hát ru, trẻ nhỏ cũng đưa em bé của mình vào giấc ngủ ngonlành:Cái ngủ mày ngủ cho lâuMẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa vềBắt được con trắm con trêBuộc cổ lôi về cho cái ngủ ngonhay:Em tôi buồn ngủ buồn nghêCon tằm đã chín con dê đã mùiCon tằm để lại mà nuôiCon dê đã mùi làm thịt em ăn- Dùng trong khi chơi: Nhân dân ta có một kho tàng trò chơi dân gian hết sứcphong phú mà điều đặc biệt thú vị là phần lớn trò chơi đều đi kèm với lời đồng daoSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 15rất ngộ nghĩnh làm tăng thêm sự cuốn hút của trò chơi đối với trẻ em. Những tròchơi đó được truyền tụng từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay, như trò chơi“Kéo cưa lừa xẻ”, “Chi chi chành chành”, “Rồng rắn lên mây”, “Trồng nụ trồng hoa”,“Thả đỉa ba ba”...Tác dụng của đồng dao đối với trẻ mầm non: Đồng dao có tác động giáo dụcmạnh mẽ đối với trẻ em, trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa đối với hai mốiquan hệ chủ yếu của con người: con người - thiên nhiên, con người - xã hội.- Giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên: Đồng dao gợi nên ở các em nhỏ tình yêuhồn nhiên đối với cái ong cái kiến, con cò con vạc, con trâu con nghé; cây cỏ, chimchóc qua các bài gọi nghé của trẻ mục đồng, qua những bài giới thiệu các loài chimmuông, hoa quả,…- Giáo dục lòng nhân ái: Đồng dao gợi lên ở trẻ tình yêu đối với ông bà, cha mẹ,bà con xóm làng; đồng cảm với những người có cảnh ngộ éo le, sẵn lòng giúp đỡnhững người nghèo khổ, tàn tật. Có thể nói là đồng dao là những bài học đạo đứcrất nhẹ nhàng mà hấp dẫn đối với các em nhỏ.Nhưng nhiều hơn hết đồng dao với tính hài hước của nó đã mang lại cho trẻ emnhững niềm vui sướng vô tư, nụ cười sảng khoái. Hơn nữa chính tính hài hước hómhỉnh của đồng dao đã bồi đắp cho trí tuệ của trẻ thêm thông minh, sắc sảo. Trẻkhông những tiếp nhận những điều hợp lí mà còn phát hiện ra những điều phi líkhông đúng với cuộc sống bình thường, trẻ biết tiếp nhận văn hóa không chỉ ởnhững mệnh đề xuôi mà ngay cả ở ngững mệnh đề ngược với logic. Trong mớ bongbong lộn xộn đó của sự vật mà lại biết lần ra chân lí thì mới thật là giỏi thật là tài.- Đồng dao có giá trị rất to lớn trong đời sống văn hóa của trẻ em ngày xưa vànó vẫn có thể còn nguyên giá trị đối với trẻ em chúng ta trong thời đại ngày nay,nếu chúng ta biết thổi vào đó luồng gió mới của thời đại. Với tinh thần đó nhiềunhạc sĩ đã phổ nhạc cho những khúc đồng dao cổ làm cho nó sống dậy một cáchsinh động hơn, mới mẻ hơn và hấp dẫn hơn.1.1.4. Vai trò của đồng dao đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáolớnNgôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người. Nó chứa đựng và làm sống dậynhững thành tựu do xã hội loài người xây dựng nên. Ngôn ngữ chính là cơ sở củamọi sự suy nghĩ là công cụ của tư duy. Vốn từ ngữ cá nhân phản ánh năng lực tưduy, năng lực trí tuệ của cá nhân đó. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới vàcả Việt Nam đã chứng minh lợi ích của việc can thiệp vào lứa tuổi mầm non là rấtto lớn và lâu dài. Có thể thấy ngôn ngữ của trẻ chủ yếu được phát triển bằng conđường trực quan cụ thể, cảm giác và tri giác là quá trình đầu tiên của quá trìnhSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 16nhận thức. Sự nhận thức về sự vật càng phong phú thì số lượng từ ngữ ngày càngdồidàovàsâusắc.Khi đứa trẻ đã lớn, nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ dừng lại ở nhữngnhận thức về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ mà còn muốn biết cả vềnhững điều trẻ không trực tiếp nhìn thấy, trẻ muốn biết về quá khứ, tương lai.Muốn biết về công việc của người lớn, của cha mẹ, muốn hiểu về chú bộ đội, về BácHồ kính yêu…Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhấtđịnh, trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt những hiểu biết, những suy nghĩ, những cảmxúc của mình. Trẻ hiểu được lời chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạtđộng trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạtđộng, kích thích trẻ nói từ đó sự hiểu biết của trẻ ngày càng được nâng lên.Trẻ dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiệnthái độ, tình cảm yêu, ghét… Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻđược củng cố sâu sắc hơn, tạo cho trẻ được sống trong môi trường có các hoạtđộng giao tiếp, trên cơ sở đó nảy sinh nhiều suy nghĩ sáng tạo mới.Mặt khác với những tri thức đơn giản gần gũi đồng dao gợi lên tình yêu hồnnhiên của trẻ em đối với con ong, cái kiến, con cò, con vạc, con trâu, con nghé… Cácbài hát gọi mẹ gọi nghé của trẻ mục đồng, bài hát giới thiệu các loài chim muông,hoa quả hoặc những sự vật xung quanh [đồ dùng để làm ruộng, đồ dùng trong nhà,trong bếp…] vừa là đồng dao vừa là một kiểu bài hát trong trong trò chơi, các emtheo lời hát mà chỉ ra sự vật. Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp cho trẻnhững kiến thức về xã hội. Trẻ tập đi mua bán, tập làm nhà cửa, tập cưỡi trâu, cưỡingựa trong tưởng tượng. Có những bài hát chỉ về nghề nghiệp trong xã hội có phâncông và có cả những bài hát chế giễu những thói hư tật xấu. Nổi bật lên là nhữngchủ điểm về đồng áng và cày cấy, đối với em gái là kiến thức về nữ công gia chánh.Trong khi chơi các em tiếp thu những điều hay lẽ phải, rèn luyện những thói quencần thiết cho cuộc sống hiện nay và sau này một cách tự nhiên và thoải mái. Chínhvì thế đồng dao với những đặc trưng vốn có của nó rất phù hợp với đặc điểm củatrẻ lứa tuổi mẫu giáo nói chung và mẫu giáo lớn nói riêng.Đồng dao có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt là làmgiàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn. Những bài đồng dao giúp mở rộng vốn từ cho trẻvề môi trường tự nhiên [thế giới động vật, thế giới thực vật, các hiện tượng tựnhiên], môi trường xã hội,... Thông qua đó giúp trẻ hiểu nghĩa của một số từ ngữ,cách sử dụng chúng trong những hoàn cảnh khác nhauThực trạng nhận thức của giáo viên đối với việc làm giàu vốn từ cho trẻ thôngqua các bài đồng dao giảng dạy trong trường Mầm non, cho đối tượng trẻ mẫu giáolớn [5 – 6 tuổi]Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 17CHƯƠNG 2BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUACÁC BÀI ĐỒNG DAO2.1. Biện pháp sưu tầm các bài đồng daoSau đây tôi xin giới thiệu một số bài đồng dao theo một số chủ đề, chủ điểmquan trọng trong chương trình giáo dục mầm non:- Chủ đề Bản thân1.Bà còng đi chợ trời mưaCái tôm cái tép đi đưa bà còngĐưa bà đến quãng đường đôngĐưa bà về tận ngõ trong nhà bàTiền bà trong túi rơi raCái tôm nhặt được trả bà mua rau.2.Đi cầu đi quánĐi bán lợn conĐi mua cái xoongĐem về đun nấuMua quả dưa hấuVề biếu ông bàMua một con gàVề cho ăn thócMua lược chải tócMua cặp cài đầuĐi mau về mauKẻo trời sắp tối.3.Gánh gánh gồng gồngGánh sông gánh núiSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 18Gánh củi, gánh cànhTa chạy cho nhanhVề xây cái bếpNấu nồi cơm nếpChia ra năm phầnMột phần cho mẹMột phần cho chaMột phần cho bàMột phần cho chịMột phần cho anhTa chạy cho nhanhVề xây cái bếp.- Chủ đề Thế giới động vật1.Con vỏi con voiCái vòi đi trướcHai chân trước đi trướcHai chân sau đi sauCòn cái đuôiĐi sau rốtTôi xin kể nốtCái chuyện con voi2.Rì rà rì ràĐội nhà đi chơiĐến khi tối trờiÚp nhà lên ngủKhi mặt trời mọcLại thò đầu ra.Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 193.Tu hú là chú bồ cácBồ các là bác chim riChim ri là dì sáo sậuSáo sậu là sáo đenSáo đen là em tu húTu hú là chú bồ các.- Chủ đề Thế giới thực vật1.Cây cam cây quýtCây mít cây hồngTa trồng ta ănAi trồng thiếuThì trồng thêm.2.Ve vẻ vè veNghe vè cây tráiDây ở trên mâyLà trái đậu rồngCó con thật đôngLà trái đu đủChặt ra nhiều mủLà trái mít ướtHình tựa gà xướtVốn thiệt trái thơmCái đầu chơm bơmLà trái bắp nấuHình thù xấu xấuLà trái cà dê…Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 203.Lúa ngô là cô đậu nànhĐậu nành là anh dưa chuộtDưa chuột là ruột dưa gangDưa gang là nàng dưa hấuDưa hấu là cậu lúa ngôLúa ngô là cô đậu nành- Chủ đề Trường mầm non của bé1.Nu na nu nốngCái bống nằm trongCon ong nằm ngoàiCủ khoai chấm mậtPhật ngồi Phật khócCon cóc nhảy raCon gà ú ụNhà mụ thổi xôiNhà tôi nấu chèTay xòe chân rụt.2.Kéo cưa lừa xẻÔng thợ nào khỏeVề ăn cơm vuaÔng thợ nào thuaVề bú tí mẹ3.Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơiĐến cổng nhà trờiLạy cậu lạy mợSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 21Cho cháu về quêCho dê đi họcCho cóc ở nhàCho gà bới bếpXì xà xì xụpNgồi thụp xuống đây.- Chủ đề Nghề nghiệp1.Rềnh rềnh ràng ràngBa gang chiếu trảiXích lại cho gầnMột người hai chânHai người bốn chânBa người sáu chânBốn người tám chânChân gầy chân béoDệt vải cho bàVải hoa vải trắngĐến mai trời nắngĐem vải ra phơiĐến mốt đẹp trờiĐem ra may áoRềnh rềnh ràng ràng.2.Mười ngón tayNgón đi càyNgón tát nướcNgón cầm lượcNgón chải đầuNgón đi trâuNgón đi cấyNgón cầm lẫyNgón đánh còNgón chèo đòNgón dò biểnTôi ngồi tôi đếmMười ngón taySinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 223.Một tay đẹpHai tay đẹpBa tay đẹpTay dệt vảiTay vãi rauTay buông câuTay chặt củiTay đắp núiTay đào sôngTay cạo lôngTay mổ lợnTay bắt vượnTay bắt voiTay bẻ roiTay đánh hổ.- Chủ đề Quê hương đất nước, Hiện tượng tự nhiên1.Thứ nhất là nắng tháng baTháng tư có nắng nhưng mà nắng nonTháng năm nắng đẹp nắng giònTháng sáu có nắng bóng tròn về trưa...2.Sao hôm lóng lánhSao mai lóng lánhCuốc đã sang canhGà kia gáy rạng...2.2. Biện pháp đọc diễn cảm đồng dao kết hợp với đàm thoại, giảng giảinội dungĐọc diễn cảm đồng dao là một biện pháp tích cực hóa vốn từ của trẻ. Khi côgiáo hướng dẫn trẻ tự đọc diễn cảm bài đồng dao, trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểmcủa các loại hoa quả, con vật và đó là điều kiện để các từ ngữ ở trạng thái bị độngchuyển thành chủ động, tích cực. Sau khi hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm bài đồng daocô cần đàm thoại, giảng giải để giúp trẻ hiểu được nội dung của bài đồng dao.Sinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 23Đàm thoại là phương pháp giáo viên sử dụng các câu hỏi có mục đích, có địnhhướng, có kế hoạch trước để trao đổi với trẻ, giúp trẻ hiểu và cảm nhận tác phẩmmột cách sâu sắc và có hệ thống. Các câu hỏi có tác dụng hướng sự chú ý của trẻ tớiđối tượng cần nhận thức, dạy trẻ biết quan sát đối tượng một cách tổng thể cũngnhư quan sát tỉ mỉ các đặc điểm, tính chất các mối quan hệ của các sự vật hiệntượng trong thiên nhiên. Các câu hỏi cũng đồng thời kích thích trẻ nói, gọi tên hoặcmô tả các đối tượng quan sát. Qua đó vốn từ của trẻ ngày càng được mở rộng hơn.Trong quá trình trao đổi, cô giáo cần hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề mấu chốt,tránh sa đà. Cô giáo không ép buộc trả lời câu hỏi của trẻ nhưng cần hướng câu trảlời của trẻ vào nội dung của bài đồng dao. Đàm thoại với trẻ, cô giáo không chỉ giúptrẻ tự tin, độc lập nói lên những suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình về bài đồng dao,mà còn giúp các cháu tranh luận, trao đổi với nhau về một ấn tượng, một sự cảmnhận mà chúng đã tiếp thu được từ tác phẩm. Trẻ không chỉ trao đổi với cô mà còntrao đổi trong nhóm bạn bè, tức chúng được chia sẻ với nhau. Cô giáo nên coi mìnhlà một thành viên ở trong nhóm chứ không phải là người đứng cao hơn để áp đặttrẻ. Vai trò tích cực của tập thể trẻ sẽ giúp cô giáo giải quyết được nhiệm vụ và mụcđích đặt ra trong quá trình đàm thoại. Cô nên cố gắng động viên để tất cả các trẻcùng tham gia vào đàm thoại. Cần chú ý sao cho câu hỏi đa dạng, buộc trẻ trả lờibằng các từ loại khác nhau: Hỏi về tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạtđộng,…củađốitượngcótrongbàiđồngdao.Ví dụ: Câu hỏi về các loại hoa quả, cây cối, con vật: cây gì đây?, đây là con gì?, đây làquả gì?Câu hỏi về công dụng của đồ vật: …để làm gì?Trong quá trình đàm thoại cô cũng nên kết hợp với giảng giải khi phát hiện ranhững chi tiết mà trẻ chưa hiểu hoặc chưa rõ để kịp thời điều chỉnh nhận thức củatrẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ trả lời sai, cô cũng không nên nhận xét một cách “thẳngthắn” quá, làm trẻ cảm thấy “mất hứng” thậm chí xấu hổ với bạn bè. Cô có thể khéoléo phân tích, động viên trẻ suy nghĩ thêm. Thực tế cho thấy, trẻ không bao giờ thờơ với thái độ trước những câu trả lời của chúng. Cô giáo nên động viên, khuyếnkhích, đặc biệt là phải tỏ thái độ tôn trọng, tin tưởng ở trẻ. Như thế mới có thể tạonên sự kích hoạt cảm xúc và tư duy của trẻ. Giá trị của việc đàm thoại còn là nângcao sự hứng thú của trẻ trong quá trình tiếp xúc với văn học.Sẽ là sai lầm nếu chúng ta bắt trẻ nghe một bài đồng dao và đọc thuộc một bàiđồng dao đó mà không hiểu gì về nội dung của câu chuyện đó. Việc đọc diễn càm bàiđồng dao cho trẻ nghe cần kết hợp cần kết hợp chặt chẽ với quá trình giảng giải vàđàm thoại với trẻ. Điều đó sẽ giúp cho trẻ có thái độ nhận thức đối với bài tác phẩm.Như vậy, nguyên tắc chung là trước khi cho trẻ đọc diễn cảm bài đồng dao, cô phảiSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 24giúp trẻ nắm được nội dung chính của tác phẩm chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ cóthể cảm thụ tác phẩm được tốt.Việc giảng giải, chủ yếu là giải thích các từ mới, từ khó có thể được tiến hànhtrước hoặc ngay trong quá trình cô giáo đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe. Những từmới, từ khó nếu không được giải thích cụ thể, trẻ sẽ khó có thể hiểu được tác phẩm.Nhưng nếu cô không tìm được cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất, trẻ sẽ càngthấy rối tung lên. Cô có thể giải thích gắn với lời đọc diễn cảm.Cần phải chú ý, đồng dao là thể loại thuộc tác phẩm trữ tình. Thể loại này khácvới các thể loại văn học khác chúng có đặc trưng riêng về nội dung và thể thơ. Đồngdao chủ yếu theo thể thơ 4 chữ:Nu na nu nốngCái bống nằm trongCon ong nằm ngoàiCủ khoai chấm mậtPhật ngồi Phật khócCon cóc nhảy quaCon gà ú ụNhà mụ thổi xôiNhà tôi nấu chèChân tay xòe rụt.Về cơ bản khi đọc diễn cảm và hướng dẫn trẻ đọc đồng dao giáo viên phải đảmbảo các bước, các yêu cầu như xác định giọng điệu cơ bản, ngữ điệu, cách ngắtgiọng thơ ca, ngắt giọng tâm lý, nhịp điệu, cường độ giọng đọc. Nhưng vì đồng daocó những đặc trưng riêng, đa phần các bài ca đều có nội dung phản ánh hoặc gắnvới các trò chơi của trẻ nhỏ, có sắc thái vui tươi, hồn nhiên nên giọng đọc diễn cảmcủa cô và trẻ cần nhanh, sôi nổi, nhí nhảnh, vui tươi.Từ việc đọc diễn cảm đồng dao theo đặc trưng thể loại, giáo viên cần kết hợpchặt chẽ và linh hoạt với các biện pháp đàm thoại giảng giải nội dung tác phẩm chotrẻ hiểu và thấm sâu vào trong môi trường nghệ thuật của bài ca. Cách giải thích cóthể linh hoạt kết hợp với lời giảng giải của cô và các phương tiện trực quan làmtăng tính chất thuyết phục cũng như tạo được niềm hứng thú của trẻChẳng hạn bài đồng dao:Ve vẻ vè veNghe vè cây tráiDây ở trên mâytrái đậu rồngLàCócon thật đôngSinh viên thực hiện: Vũ Khánh LinhLớp: Đại Học Giáo Duc Mầm Non B K56Trang 25

Video liên quan

Chủ Đề