Các tiêu chí đánh giá quy trình giao nhận

Đăng ngày: 01/07/21

Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều ưu tiên tập trung tối đa nguồn lực vào hoạt động kinh doanh chính yếu. Như một lẽ tất nhiên, các hoạt động liên quan đến kho bãi, vận chuyển hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu sẽ được thuê ngoài.

Việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ Logistics uy tín sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cắt giảm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Dưới đây là 6 tiêu chí quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm khi lựa chọn nhà cung cấp logistics.

1. Chất lượng dịch vụ và độ tin cậy 

Trong các tiêu chí để đánh giá thì chất lượng dịch vụ là một trong những điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn để tâm đến mỗi khi lựa chọn đối tác. Chuyên nghiệp, uy tín, chi phí hợp lý, thời gian giao hàng đúng chuẩn trong hợp đồng, thái độ phục vụ tuyệt vời,…chính là những gì mà một doanh nghiệp mong đợi ở một nhà cung cấp logistics.. 

Sự uy tín và chuyên nghiệp của nhà cung cấp được đánh giá qua hồ sơ năng lực của công ty, thông tin pháp lý rõ ràng đầy đủ và đặc biệt là những dịch vụ được thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Đồng thời những đánh giá của khách hàng cũ cũng cho thấy mức độ uy tín của một đơn vị vận tải hàng hóa mà bạn cần tham khảo trước khi lựa chọn.

Độ tin cậy của công ty thể hiện ở việc đáp ứng tất cả các tiêu chí như giao hàng đúng hạn, đảm bảo an toàn hàng cùng với những hỗ trợ kịp thời cho khách hàng. Đơn vị được đưa vào diện xem xét phải có đủ năng lực để phục vụ nhu cầu vận chuyển cho doanh nghiệp. Hãy tự đặt những câu hỏi như: Đơn vị đó cung cấp những dịch vụ gì? Những dịch vụ này có phục vụ các yêu cầu của công ty bạn không? Nhà vận tải đó phải có các thiết bị và nguồn lực cần thiết, cũng như khả năng đảm bảo chất lượng cho lô hàng cần vận chuyển.

2. Chi phí vận chuyển và hình thức thanh toán

Một đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng tốt đồng thời phải đảm bảo đi kèm với giá cả hợp lý và cạnh tranh. Tuy nhiên hợp lý ở đây không phải là rẻ, bởi những công ty có giá quá thấp đôi khi sẽ không đủ tiềm lực để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bạn. Một nhà vận tải có tỷ lệ tai nạn thấp và phí dịch vụ cao hơn vẫn tối ưu hơn so với một nhà cung cấp có phí dịch vụ thấp hơn nhưng tỷ lệ tai nạn lại ở mức báo động.

Bên cạnh giá cả thì phương thức thanh toán của nhà cung cấp cũng là tiêu chí mà bạn cần quan tâm. Nhà cung cấp có cho doanh nghiệp thanh toán nhiều lần hay chỉ 1 lần duy nhất?

Phương thức thanh toán linh hoạt nhiều lần đảm bảo khả năng bạn có thể thanh toán và cũng đảm bảo nguồn tiền về cho nhà cung cấp đủ cho hoạt động sản xuất của họ.

3. An toàn hàng hóa

Độ an toàn hàng hóa là khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận một cách nguyên vẹn. Một dịch vụ vận chuyển uy tín luôn ưu tiên sự an toàn cho hàng hóa của bạn. Đồng thời, các công ty logistics uy tín sẽ phải có những hợp đồng bảo hiểm với những điều khoản chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại trên đường vận chuyển, trừ trường hợp do yếu tố khách quan như thiên tai. Hãy chắc chắn rằng công ty bạn lựa chọn có dịch vụ bảo hiểm hàng hóa.

4. Thời gian giao hàng 

Chỉ khi đáp ứng được tiến độ hàng hóa vận chuyển và được giao đúng hẹn thì mới đảm bảo công việc kinh doanh của bạn không bị trì hoãn, gián đoạn. Rất nhiều khách hàng phàn nàn về sự chậm trễ của việc giao hàng không đúng thời gian cam kết. Do đó tiêu chí về tốc độ, thời gian cũng là một điểm để đánh giá công ty logistics có thực sự uy tín để bạn gửi gắm hay không.

5. Tính linh hoạt 

Tính linh hoạt thể hiện ở khả năng đáp ứng và xử lý các tình huống phát sinh của khách hàng. Rất nhiều đơn vị cung cấp logistics cảm thấy khá khó chịu trước những yêu cầu đặc biệt, hay sự thay đổi giữa chừng của doanh nghiệp. Điều đó luôn khiến các doanh nghiệp băn khoăn rằng liệu các đơn vị ấy có thực sự đáng tin cậy hay không. Vì vậy trước khi muốn lựa chọn một đối tác lâu dài, hãy xem xét cả khả năng của đơn vị đó có thể đáp ứng những thay đổi, yêu cầu của mình hay không. Chắc chắn Khách hàng là thượng đế rồi phải không nào?

6. Trải nghiệm dịch vụ khách hàng

Điều này thể hiện ở mức độ hài lòng và sự thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Được đánh giá qua thái độ làm việc, ứng xử của nhân viên có tận tình chuyên nghiệp với khách hàng hay không? Tiêu chí này cũng giúp tạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với công ty. Chất lượng dịch vụ khách hàng là yếu tố bạn không nên bỏ qua, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng và thỏa mãn của bạn khi sử dụng dịch vụ của công ty.

Trên đây là 6 tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ logistics đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tiến hành đánh giá theo 6 tiêu chí ở trên, bạn cần có cơ sở các thông tin chính xác, minh bạch và đầy đủ của nhà cung cấp. 

Melody Logsitics là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển trong nước và quốc tế. Với mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trên thị trường, chúng tôi đảm bảo năng suất dịch vụ cho nhu cầu vận chuyển của công ty bạn, giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ của Melody Logistics, khách hàng hãy liên hệ:

Địa chỉ: Tòa nhà Melody, 01 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam.

Hotline: 028 355 11 657

Email: 

Website: melodylogistics.com

Ngày nay, mức độ thuận lợi hóa thương mại cũng như hiệu quả hoạt động giao dịch thương mại quốc tế và thủ tục hải quan được đo lường thông qua các tiêu chí về thời gian và chi phí tác nghiệp, cùng với các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hai chỉ số này ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới [WB], Tổ chức thương mại thế giới [WTO], Tổ chức hải quan thế giới [WCO] và Uỷ ban tạo thuận lợi hóa thương mại của Liên hiệp quốc [UN/CEFACT] đã nghiên cứu xây dựng phương pháp luận và các tiêu chí điển hình như chỉ số thuận lợi về thương mại quốc tế [Ease of Trading Cross Border], chỉ số năng lực logistics [LPI], hay thời gian thông quan hàng hóa [TRS]. Các tiêu chí đều hướng tới hai chỉ số quan trọng là chi phí và thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và chi phí giao dịch thông quan như: cơ sở hạ tầng, quy trình thủ tục, yêu cầu về chứng từ, quy định pháp lý, thủ tục xin phép xuất nhập khẩu, năng lực cạnh tranh và hiệu quả dịch vụ giao nhận/logistics. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng ba tiêu chí đo lường là: mức độ thuận lợi thương mại quốc tế [Ease of Trading Cross Border], năng lực logistics [LPI], và thời gian thông quan [TRS] tại khu vực ASEAN, bài viết phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động giao dịch thương mại quốc tế và thủ tục hải quan tại Việt Nam trong mối tương quan so sánh với các quốc gia trong khu vực. Đồng thời bài viết đưa ra một số nhận định về những vướng mắc cơ bản đối với hoạt động giao dịch thương mại quốc tế và thủ tục hải quan thời gian qua tại Việt Nam.

To read the full-text of this research,
you can request a copy directly from the authors.

ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.

Conference Paper

Full-text available

October 2014

  • DINH Tien Minh

Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Tại Việt Nam, doanh số thị trường bán lẻ luôn tăng ở mức ... [Show full abstract] hai con số và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong mười một nước châu Á. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế của cả nước tăng đều từ năm 1995 đến năm 2012, từ sấp sỉ 122.000 tỷ đồng lên đến gần 2.325.000 tỷ đồng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm 2014, doanh số từ các dịch vụ và hàng hoá bán lẻ ước đạt khoảng 1.432.200 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng này còn được thể hiện qua sự phát triển mạnh mẽ số lượng các chợ, các siêu thị và các trung tâm thương mại, từ vài trăm chợ, 10 siêu thị và 2 trung tâm thương mại vào năm 1995 lên đến gần 9000 chợ, 659 siêu thị và 115 trung tâm thương mại vào năm 2012 [Tổng Cục Thống kê, 2013]. Bằng việc cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], cũng như cam kết khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN [AEC], Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường và tạo điều kiện cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đầu tư. Điều đó sẽ tạo nhiều khó khăn, áp lực cho các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực bán lẻ. Họ buộc phải đối diện với tình thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn và cần phải tìm kiếm, cũng như khẳng định những lợi thế cạnh tranh của mình trên chính "sân nhà" thì mới có thể tồn tại được. Mục đích của bài tham luận này nhằm đánh giá thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam, những thách thức mà thị trường bán lẻ phải đối mặt trong thời gian sắp tới khi tham gia AEC, cũng như đề xuất một số phương hướng thiết thực cho các nhà bán lẻ tại Việt Nam.

View full-text

Video liên quan

Chủ Đề