Thuê nhà kinh doanh có cần phải làm cơm thắp hương cúng không

Trong quá trình chuyển nhà về nhà mới, chúng ta thường quen việc làm lễ cúng với việc: Nhà mới là nhà của mình, còn việc nhà đi thuê. Khi chuyển đến dường như nhiều người lại sao nhãng hoặc chưa hiểu biết để có một lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê đúng cách.

Đọc thêm bài viết: Giải đáp vấn đề Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Có cần làm lễ nhập trạch nhà thuê hay không?

Khi chuyển đến định cư ở bất cư đâu, người Việt ta thường có lệ làm mâm cơm thịnh soạn để làm lễ. Thông báo với thổ địa chư thần nơi đó, để cầu may và cầu an.

Có rất nhiều gia đình, khi thuê nhà thường xem nhẹ và bỏ qua việc đó. Và họ thường có suy nghĩ rằng làm lễ cúng tại nhà thuê là không cần thiết. Quan điểm này là hoàn toàn không đúng theo thuyết phong thủy và phong tục của người Việt.

Nếu bạn là người tin vào tục lệ của người Việt và thuyết phong thủy, thì bạn không nên xem nhẹ và cho qua việc này.

Xin lưu ý: Nếu bạn chuyển đến nhà để trọ kiểu như sinh viên thuê trọ. Thì việc này là không cần thiết.

Một ví dụ điển hình: Gần 90% các công ty thuê nhà để làm văn phòng làm việc, hoặc trụ sở của chính công ty mình. Và họ luôn có lễ nhập trạch cho công ty mình. Ngay khi chọn được ngày chuyển tới.

Vậy làm lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê cần có những gì, và cúng đúng cách cần làm như thế nào:

Lễ cúng nhập trạch nhà mới thuê cần chuẩn bị những gì?

Để chuẩn bị cho lễ cúng được chu toàn. Bạn cần dựa theo điều kiện của mình và thông lệ của từng vùng miền để sắm sửa và thay món cho phù hợp.

Chúng ta cần chuẩn bị gồm có:

  1. Hoa quả tươi được rửa sạch.
  2. Hoa tươi và hương thơm để thắp.
  3. Đèn hoặc nến để thắp sáng.
  4. Ba món luộc mặn: Thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc.
  5. Một món nếp [ đĩa sôi hoặc chén chè]
  6. Một con gà luộc hoặc đĩa thịt lợn quay.
  7. Trầu cau. vàng mã, đĩa muối gạo
  8. Rượu + thuốc lá.

Bài văn khấn nhập trạch về nhà mới tại nhà mới thuê

Khi nhập trạch về nhà mới, chúng ta cần nhớ rỡ cần đọc hai lần với hai bài văn khấn: Văn khấn thổ địa thần linh, văn khấn gia tiên. Nội dung của hai bài văn khấn:

Văn khấn Thần Linh Thổ Địa:

Nam mô a di đà Phật! [3 lần]

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ [chúng] con là: …… [ Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ]

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. [ địa chỉ nhà chi tiết] và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! [lặp lại 3 lần]

Văn khấn Gia Tiên [ tổ tiên]:

Nam mô a di Đà Phật! [3 lần]

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: [địa chỉ]:…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ ………………..  thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đao đạo hưng thinh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! [3 lần]

Nội dung của hai bài văn khấn được trích tại cuốn: Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hòa Hà Nội 2001.

Thông tin được chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng tìm hiểu và tổng hợp. Để giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng cần chuyển nhà trong quá trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi.

Nếu bạn cần tìm ngày đẹp để đón lộc chuyển đồ, hãy tham khảo thêm tại chuyên mục Ngày Đẹp Chuyển Nhà của chúng tôi.

Kiến Vàng, trân trọng!

Thờ cúng tổ tiên là một truyền thống quý báu lâu đời của người Việt Nam. Có một chiếc bàn thờ trong nhà là điều không thể thiếu tạo nên sự ấm cúng và bình an. Tuy nhiên, nếu bạn đi làm xa hoặc chưa có điều kiện lo cho mình một căn nhà mà phải ở nhà thuê thì phải làm thế nào? Nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không? Việc thờ cúng ở nhà thuê như thế nào? Hãy cùng giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Nhà thuê có nên lập bàn thờ?

Ông bà ta nói “có thờ có thiêng có kiêng có lành!”. Chính vì vậy, dù là bạn ở thuê thì cũng nên lập một bàn thờ trong nhà để tạo cảm giác gia đình. Đồng thời còn để cầu phúc, cầu may mắn, sức khỏe cho bản thân và người nhà. Một ngôi nhà không có bàn thờ giống như là một cái khung xác mất đi linh hồn của nó. Dù ít dù nhiều, hãy cố gắng dành ra một khoảng không gian để thờ cúng. Điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều điều kỳ diệu và bình an trong cuộc sống đấy nhé!

Nhà thuê có nên lập bàn thờ?

Nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không? Đối với nhà thuê để kinh doanh, sinh sống, làm việc lâu dài thì nên lập bàn thờ. Đối với nhà trọ bình thường, ngủ nghỉ trú ở vài tháng thì không cần thiết. Tại sao lại như vậy?

Ở nhà trọ có nên lập bàn thờ hay không? Nhà trọ đóng vai trò nơi trú ngụ ngắn hạn, việc chủ nhà trọ có thờ cúng trên miếng đất chung của gia đình họ là điều chắc chắn. Vì vậy quý vị không nhất thiết phải lập bàn thờ ở nhà trọ nữa. Vì vậy nếu ai hỏi nhà không có bàn thờ là nhà gì thì chỉ có nhà trọ mới không có bàn thờ thôi.

Đối với nhà thuê thì rất nhiều trường hợp như thuê mặt bằng kinh doanh, làm văn phòng, để ở lâu dài… thì lại khác. Lập bàn thờ ở nhà thuê giúp gia chủ yên tâm làm ăn may mắn, tiền vào như nước, công việc thuận lợi…

Lập bàn thờ ở nhà thuê

Để lập bàn thờ ở nhà thuê không cầu kỳ như lập bàn thờ ở ngôi nhà chính chủ. Tuy có phần giản dị sơ lược nhưng cũng không nên bỏ qua hoặc làm quá sơ sài. Nghi lễ bắt buộc khi lập bàn thờ ở nhà thuê đó chính là lễ nhập trạch. Đây là nghi thức thể hiện sự thành tâm và xin phép thần linh, thổ địa nơi bạn ở về sự thờ cúng này. Nhất là khi thờ cúng gia tiên, người thân của mình.

Lập bàn thờ ở nhà thuê
  • Đầu tiên, bạn cần xem ngày, xem giờ tốt để làm lễ nhập trạch chuyển về nhà mới thuê.
  • Việc sắm mâm lễ cúng lễ nhập trạch nhà thuê có thể linh động tùy theo địa phương mà có những lễ vật khác nhau. Nhưng nhất định phải có hoa, bát hương, đĩa trái cây, cơm canh – rượu trà, gạo – muối và giấy tiền vàng bạc.
  • Chuẩn bị xong xuôi mâm lễ, tới giờ hoàng đạo người lập bàn thờ sẽ khấn viếng, thắp hương. Văn khấn cũng không cần quá rườm rà, cần thành tâm để dâng đến thần linh là được.
  • Đợi hương tàn, người cúng lễ xuống nước trà, rải gạo – muối, đốt giấy tiền vàng bạc để kết thúc lễ.

Thờ cúng ở nhà thuê

Thờ cúng ở nhà thuê là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thờ cúng là một vấn đề tự nguyện và thành tâm của người thờ. Tuy nhiên, vấn đề tâm linh không thể tự tiện muốn thờ gì cũng được. Nhất là khi bạn đang trong tình trạng ở nhà thuê nơi xa, đất khách quê người, tha phương cầu thực. Việc lập bàn thờ ở nhà thuê cần có sự cẩn trọng. Thờ cúng ở nhà thuê nên lập bàn thờ như:

Thờ cúng ở nhà thuê

Nhà chung cư cũng thuộc dạng nhà thuê tuy nhiên đặc biệt hơn chút xíu. Ấn vào đây tham khảo thêm: Lễ nhập trạch nhà chung cư cần chuẩn bị những thủ tục gì?

Lập bàn thờ theo tôn giáo

Là một nước phương Đông có niềm tin tín ngưỡng cực cao, việc có rất nhiều người Việt Nam theo Đạo là chuyện không phải hiếm. Nếu người chủ nhà thuê là một người theo Đạo thì tất yếu trong không gian nhà thuê nên có một bàn thờ theo tôn giáo của mình.

  • Nếu bạn là một Phật tử thì trong nhà nên có một bàn thờ Phật, bàn thờ Quan Âm, Di Lặc,…
  • Nếu bạn là một con dân công giáo trong nhà nên có bàn thờ Công Giáo như tượng Chúa, tượng Thánh gia,….

Lập bàn thờ theo công việc

Bạn cũng có thể lập bàn thờ theo công việc để được các vị thần linh phù hộ cho công việc suôn xẻ, làm ăn phát tài phát lộc. Ví dụ bạn làm kinh doanh có thể lập bàn thờ Thần Tài để thu hút tiền tài. Bạn làm nghề lái xe, vận tải ngoài Thần Tài có thể thờ thêm Quan Thế Âm Bồ Tát để bảo vệ bình an trên mọi chặng đường….

Lập bàn thờ theo mục đích thờ cúng

Bạn cũng có thể thờ cúng theo mục đích của mình ngoài phù trợ công việc hay tín ngưỡng. Điển hình như trong không gian nhà thuê bạn lập một bàn thờ gia tiên để thờ cúng những người thân đã khuất của gia đình. Bạn đặt một bàn thờ Ông Công – ông Táo trong không gian bếp để có cảm giác ấm no, sung túc.

Mua bàn thờ ở nhà thuê đẹp tại cửa hàng Banthogo.vn

Nếu bạn ở nhà thuê ngay tầng trệt có thể lập một bàn thờ Ông Địa, bàn thờ Thiên. Tuy nhiên, nếu có ý định lập bàn thờ này bạn nên xem trong gia đình chủ nhà đã có bàn thờ này hay chưa nhé!

Vị trí đặt bàn thờ nhà thuê

Việc chọn vị trí đặt bàn thờ ở nhà thuê cũng cực kỳ quan trọng mà người lập cần lưu ý. Vị trí đặt bàn thờ nhà thuê phong thủy tốt sẽ hỗ trợ tốt cho gia chủ trên nhiều phương diện như tinh thần, công việc, sức khỏe,… Ngược lại nếu gia chủ đặt bàn thờ đẹp sai vị trí có khi phản tác dụng khiến gia chủ lao đao, khốn đốn nhiều hơn. Hãy chọn Vị trí đặt bàn thờ nhà thuê hợp phong thủy tốt mệnh số theo gợi ý dưới đây nhé!

Vị trí đặt bàn thờ ở nhà thuê tốt

Vị trí đặt bàn thờ nhà thuê tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố về số mệnhphong thủy là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng. Trước khi lập bàn thờ, nếu có điều kiện các gia chủ nên đi xem tuổi, mệnh/ mạng của mình. Mệnh số của gia chủ quyết định rất lớn đến vị trí đặt bàn thờ.

Vị trí đặt bàn thờ ở nhà thuê tốt

Theo phong thủy, vị trí đặt bàn thờ tốt cho phòng trọ, nhà thuê là đặt vào đúng vị trí “tọa cát”, “hướng cát” của ngôi nhà. Các bạn có thể đặt bàn thờ nhà thuê hướng ra phía cửa chính của ngôi nhà. Đặt bàn thờ ở nhà thuê những nơi cao ráo, sạch sẽ và ít va chạm với những sinh hoạt hàng ngày.

Đối với một số bàn thờ đặc biệt sẽ có quy định nơi đặt riêng. Chẳng hạn như bàn thờ ông Công, ông Táo thì đặt trong bếp. Bàn thờ ông Địa đặt gần cửa ra vào nhà. Bàn thờ Thiên phải đặt ngoài trời

Tham khảo thêm: Toàn bộ thủ tục, cách cúng, đọc văn khấn lễ nhập trạch nhà thuê

Những vị trí không nên đặt bàn thờ

Bên cạnh đó có một số vị trí không nên đặt bàn thờ cần lưu ý như:

  • Không đặt bàn thờ ở nhà thuê vị trí nhìn ra hướng Ngũ Quỷ như Đông Bắc, Tây Nam. Ở hướng Tây Nam kiêng kỵ nhìn ra hướng Đông Bắc và ngược lại cũng không được.
  • Không đặt bàn thờ ở dưới nhà vệ sinh hoặc nhìn qua hướng nhà vệ sinh. Kể cả bàn thờ ông Táo nằm sâu trong nhà cũng nên tìm cách xoay hướng ra gian chính.
  • Không đặt bàn thờ ở phòng riêng tư, phòng kho, phòng bỏ hoang, vị trí không thoáng khí, không sạch sẽ và không chắc chắn.
  • Không được đặt bàn thờ ở vị trí dưới xà ngang hoặc là dưới chân cầu thang đi xuống trong nhà.

Đến đây chúng tôi đã giải đáp cho các bạn những thắc mắc về nhà thuê có nên lập bàn thờ hay không? Việc thờ cúng ở nhà thuê cũng như ở nhà trọ như thế nào, cách lập bàn thờ ở nhà thuê ra sao. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thờ cúng ở nhà thuê để làm cửa hàng, văn phòng.

Video liên quan

Chủ Đề