Thông tư hướng dẫn về xả thải vào nguồn nước

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì?

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là một loại giấy phép tài nguyên nước nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường thông qua quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng nước thải đến môi trường nước [ở đây chính là nguồn tiếp nhận]. Từ đó, có thể đề ra các phương pháp quản lý, giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường.

2.Các căn cứ pháp luật quy định việc xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

  • Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2013
  • Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước.
  • Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
  • Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực 10/05/2020. [Xem đầy đủ nghị định tại đây]

3.Đối tượng nào cần xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?

Hướng dẫn thực hiện khoản 5 Điều 37 Luật tài nguyên nước, Khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP [do Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước] đã quy định cụ thể các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:

  • Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
  • Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ
  • Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
  • Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông,suối, hồ chứa.

Như vậy, các trường hợp phải được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước mới được phép xả thải đó là :

  • Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
  • Nếu quy mô xả nước thải của cơ sở đó vượt quá 5m3/ngày đêm.
  • Nếu trong nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
  • Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, không có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
  • Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản:
  • Nếu quy mô xả nước thải của cơ sở đó vượt quá 10.000 m3/ngày đêm.
  • Cơ sở đó nuôi trồng thủy sản không phải trên biển, sông, suối, hồ chứa.

4.Những đơn vị nào xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

  • Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
  • Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
  • Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
  • Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
  • Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
  • Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
  • Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

5.Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép bao gồm:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6.Thời hạn của giấy phép và thời gian gia hạn: Thời hạn của giấy phép không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn giấy phép xả thải cũ còn hiệu lực không ít hơn 3 tháng

Các điều kiện để gia hạn giấy phép:

  • Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi [90] ngày
  • Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp
  • Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:

  • Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
  • Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba [03] tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải;
  • Bản sao giấy phép đã được cấp.

7.Các đối tượng cần lập lại hồ sơ xả thải:

Trong giấy phép xả thải có các nội dung không được thay đổi, điều chỉnh. nếu có sự thay đổi trong các trường hợp sau thì chủ giấy phép phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép mới.[ Theo Khoản 3, khoản 4 Điều 23 Nghị định 201/2013/NĐ-CP] :

  • Tên chủ giấy phép;
  • Nguồn nước tiếp nhận nước thải;
  • Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
  • Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm quy định trong giấy phép xả nước thải.

8.Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép;
  • Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba [03] tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.

Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về giấy phép xả thải cho doanh nghiệp. Trong quá trình lập hồ sơ nếu có những vướng mắc hay cần được tư vấn Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ hotline: 0357.678.493 hoặc đặt câu hỏi cho Môi Trường GreenView tại Khung hỗ trợ trực tuyến để được hướng dẫn từng trường hợp cụ thể, chính xác và có lợi nhất cho Doanh nghiệp.

Bình chọn tin tức: [4.5 / 1 đánh giá]

NHỮNG LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG NÀO MÀ DOANH NGHIỆP CẦN CÓ?

Các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có đóng vai trò như công cụ quản lý, đánh giá, phân tích và tổng hợp những tác động trực tiếp phát sinh từ dự án đến chất lượng môi trường. Mỗi loại hồ sơ sẽ thực hiện theo từng giai đoạn, thủ tục, thời gian, tần suất khác nhau. Vậy, doanh nghiệp cần có những hồ sơ môi trường nào trước khi đi vào sản xuất? Việc quản lý hồ sơ môi trường có cần thiết không?

Ai cấp giấy phép xả thải?

Giấy phép xả thải do nhà nước cấp, là văn bản pháp lý chứng minh được nguồn gốc xả nước thải và nguồn tiếp nhận cũng như chất lượng nguồn nước xả. Qua đó, các cơ quan quản lý có cơ sở dữ liệu để kiểm tra, đối chiếu giúp cho công tác quản lý môi trường của nhà nước đối với khối doanh nghiệp được tốt hơn.

Khi nào cần xin giấy phép xả thải?

Như vậy, các trường hợp phải được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước mới được phép xả thải đó là :.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:.

Nếu quy mô xả nước thải của cơ sở đó vượt quá 5m3/ngày đêm..

Nếu trong nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ..

Không có giấy phép xả thải bị phạt bao nhiêu?

Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép có thể bị xử phạt hành chính lên đến 500 triệu đồng và các hình thức xử phạt bổ sung.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì?

Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

Chủ Đề