Thông tin được hình thành từ nghiên cứu đối tượng

1. Mở đầu vấn đề

Như mọi ngành khoa học khác, với tư cách là một ngành khoa học pháp lý, chính sách pháp luật (có thể gọi là chính sách học pháp luật) có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Việc làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật có ý nghĩa quan trọng về nguyên tắc, bởi vì, đối tượng nghiên cứu không chỉ nêu rõ những nội dung nghiên cứu cơ bản của chính khoa học đó mà còn xác định cả định hướng nghiên cứu và nhiệm vụ của nó, đưa ra những cơ sở để phân biệt sự khác nhau của ngành khoa học chính sách pháp luật với các ngành khoa học luật học, các ngành khoa học xã hội khác.

Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học chính sách pháp luật bao giờ cũng đặt ra vấn đề xem xét đối tượng nghiên cứu của nó. Điều đó là hoàn toàn phù hợp quy luật, bởi vì, chính sự phát triển của chính sách pháp luật không chỉ mở rộng về lượng và sự thay đổi về chất trong khách thể nghiên cứu mà còn buộc phải thâm nhập một cách toàn diện, hệ thống và sâu Sắc hơn vào tất cả các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.

2. Biện chứng phát triển của đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật

Biện chứng phát triển của đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật thể hiện ở chỗ, một mặt, đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật thê’ hiện tính ổn định gắn liền với cái không thay đổi mang tính phổ biến, đặc trưng của chính sách pháp luật trong chiều dài phát triêh lịch sử của nó; mặt khác, việc phát hiện, làm sáng tỏ những thuộc tính, đặc điểm mới, trình độ nhận thức cao hơn về chính sách pháp luật, các tiêu chuẩn mới của cách tiếp cận hệ thống, đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, sự cần thiết của việc phân tích chính sách pháp luật trong sự tương tác với các ngành khoa học khác theo tiến trình phát triển dẫn đến việc xem xét, tư duy lại sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật, dẫn đến việc cải biến nó.

Mặt thứ nhất, ở chừng mực rất lớn, liên quan đến đối tượng của khoa học chính sách pháp luật Mặt thứ hai, phân lớn thể hiện ở sự gia tăng những hiểu biết khoa học, ở sự tìm kiếm, phát hiện những thuộc tính, đặc điểm mới thuộc đối tượng nghiên cứu của khoa học đó. Nhưng dưới dạng chung nhất, đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật vẫn là chính sách pháp luật. Đối tượng đó có nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau và trong nghiên cứu có thể tập trung sự quan tâm nhiều hay ít đến các khía cạnh, phương diện nói trên.

3. Đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật

Về nguyên tắc, đối tượng của khoa học là cái mà nó nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật, như tên của ngành khoa học này cho thấy, là hiện tượng chính sách pháp luật, là hiện thực chính sách pháp luật, các quy luật xuất hiện, phát triển và kết thúc (kết quả) của nó. Đối tượng của khoa học này là các quy luật xã hội khách quan quyết định các thuộc tính, đặc điểm, các dấu hiệu, các biểu hiện của chính sách pháp luật, vai trò, nhiệm vụ, sự tương tác lẫn nhau của nó vói các hiện tượng xã hội khác trong tiến trình phát triển của xã hội. Đối tượng của khoa học này bao gồm cả các quan hệ chính trị - pháp luật, hiện tượng chính sách pháp luật, các phạm trù và khái niệm cho phép nhận thức bản chất, nội dung và các hình thức biểu hiện của chính sách pháp luật, vai trò phục vụ của nó trong xã hội, các chức năng của chính sách pháp luật, việc sử dụng chính sách pháp luật nhằm mục đích cải biến các quá trình chính trị - xã hội, kinh tế - xã hội, các quá trình khác, các định hướng và giá trị.

Đó là những phạm trù, khái niệm phức tạp, ví dụ như: đời sống pháp luật, hệ thống chính sách pháp luật, các văn bản pháp luật, mục tiêu của chính sách pháp luật, các nguyên tắc của chính sách pháp luật, các phương tiện của chính sách pháp luật, các hình thức thực hiện chính sách pháp luật, các loại chính sách pháp luật,...

Tất cả những phạm trù, khái niệm đó được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định, gắn liền chặt chẽ với nhau bằng mối liên hệ nhân quả, bằng các quy luật và nguyên tắc chung, hình thành nên một cấu trúc hiểu biết có cơ cấu lôgic, "một tòa nhà" mang tính hệ thống những hiểu biết lý luận khoa học về chính sách pháp luật.

4. Nội dung của đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật

Đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật không những bao gồm các quan hệ pháp lý - nhà nước hiện thực, các quá trình, hiện tượng và phạm trù mà còn cả các quan niệm của con người về những vấn đề đó.

Đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật bao gồm phần ý thức xã hội liên quan đến chính sách pháp luật, được trung chuyển bằng chính sách pháp luật. Chính sách pháp luật nói chung, các thành tố cấu thành nó tồn tại và được hình thành tương ứng trong các quan niệm nhất định của con người, có mối liên hệ với ý thức, tư tưởng, tâm lý của họ. Khoa học chính sách pháp luật không chỉ quan tâm đến ý thức pháp luật của xã hội nói chung mà còn cả ý thức pháp luật nhóm, ý thức pháp luật cá nhân và đặc biệt là ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người có chức vụ, quyền hạn, của những người đại diện cho quyền lực, của các nhà khoa học - luật học, của các nhà luật học - thực tiễn.

Trong quá trình phát triển, trong lòng của khoa học chính sách pháp luật đã và đang hình thành nên các hướng nghiên cứu mới, đã và đang hình thành nên các chuyên ngành khoa học mới. Sự phân hóa như vậy trong đối tượng nghiên cứu của chính sách pháp luật là hoàn toàn tất yếu và hợp quy luật, nó làm cho nhận thức của chúng ta về chính sách pháp luật trở nên sâu sắc hơn, và là tiền đề cho việc tổng hợp, hệ thống hóa nhận thức về chính sách pháp luật ở trình độ lý luận cao hơn.

Với tư cách là một hiện tượng xã hội, chính sách pháp luật có những đặc điểm rièng và có vai trò độc lập của mình trong đời sống xã hội. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, chính sách pháp luật có mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với pháp luật, với nhà nước, chúng tạo thành hạt nhân chính trị - pháp luật của thượng tầng kiến trúc xã hội (theo Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2016). Chính sách pháp luật không thể tồn tại thiếu pháp luật và ngược lại.

5. Định nghĩa đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật

Thứ nhất, trong khoa học quản lý, khái niệm tham mưu chính sách pháp luật còn được xem là việc hiến kế, kiến nghị, đưa ra các ý tưởng, đề xuất các giải pháp khoa học, các sáng kiến, các phương án tối ưu, những dự báo chiến lược, sách lược và các giải pháp hữu hiệu cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều đó, cán bộ, công chức phải sử dụng kỹ năng tham mưu bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành (đã được đào tạo, huấn luyện và kinh nghiệm) để thực hiện có hiệu quả hệ thống thao tác đó (từ khả năng, kiến thức khoa học, thực tiễn đã có đến cách trình bày, thuyết trình và vận dụng đúng đắn vào thực tiễn) để thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao. Do đó, có thể hiểu kỹ năng tham mưu xây dựng chính sách pháp luật là năng lực (bao gồm khả năng và kinh nghiệm) của cán bộ, công chức thực hiện thuần thục một quy trình, quy phạm được quy định bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (hoặc pháp luật) bằng cách lựa chọn tri thức, kiến thức đúng đắn, khoa học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn để đạt được mục đích đề ra.

Chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác động nhanh và kịp thời, mạnh mẽ, toàn diện đến cả nhận thức, thái độ và hành vi của các chủ thể bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể. Chính sách có vai trò định hướng cho các hoạt động kinh tế – xã hội; khuyến khích các hoạt động kinh tế – xã hội theo định hướng; phát huy những mặt tốt của nền kinh tế thị trường và hạn chế những tiêu cực của nó; tạo lập sự cân đối trong phát triển; kiểm soát và phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển; tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội, giúp cho các thực thể vận động phát triển theo đúng quy luật; phối hợp hoạt động giữa các cấp độ, các bộ phận để tạo nên tính hệ thống chặt chẽ trong quá trình vận động của thực thể.

Thứ hai, pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật được thể hiện theo 4 yếu tố cơ bản sau:

  • Pháp luật là hệ thống những quy tắc mang tính xử sự chung.
  • Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận (nhà nước là người ban hành, nhà nước là người đảm bảo quyền lực của mình).
  • Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích, giai cấp của mình.
  • Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước

Trên cơ sở của những điều trình bày ở các mục trên, ta có thể định nghĩa đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật như sau:

Đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật là hiện thực chính sách pháp luật, các quy luật khách quan chung và đặc thù của sự phát triển hiện thực đó, những vấn đê mang tính nên tảng có ý nghĩa phương pháp luận đôĩ với các ngành khoa học chính sách pháp luật chuyên ngành được hình thành và phát triển trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật, những vấn đê nền tảng đó.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).