Thoái hóa đốt sống cổ bị tê tay năm 2024

Chị Đ.T.T.P [38 tuổi] thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu, đau nửa đầu vùng đỉnh kèm theo buồn nôn, nhức mắt, đau mỏi vai gáy. Những vấn đề này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc nên chị đã quyết định đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI thăm khám. Sau khi khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp, chị được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu. Kết quả chụp X-quang cho thấy chị P bị thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 bên cạnh hội chứng đau đầu và một số bất thường khác.

Đau đầu, tê mỏi tay là những triệu chứng dễ nhầm lẫn của bệnh thoái hóa đốt sống cổ [Ảnh: freepik.com].

Một trường hợp khác, chị P.T.H.V bị những cơn chóng mặt, buồn nôn "hành hạ". Cùng với đó là tình trạng tê vùng đầu và tay trái. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày nên chị V đã đi khám. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy, chị bị thoái hóa và phồng đĩa đệm C3/C4, C5/C6 không chèn ép rễ thần kinh. Thoái hóa và thoát vị đĩa đệm C4/C5 không chèn ép rễ thần kinh.

Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan - Chuyên khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI cho biết đau đầu, tê mỏi tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thoái hóa cũng như những vấn đề khác ở đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng. Tình trạng đốt sống bị thoái hóa, thoát vị, gai xương gây chèn ép các dây thần kinh có thể dẫn tới thiếu máu lên não hoặc gây rối loạn việc truyền tín hiệu, từ đó dẫn tới các rối loạn như đau đầu, ù tai, chóng mặt, xây xẩm, buồn nôn, mất thăng bằng, tê cứng tay, chân, khó cầm nắm…

Phát hiện muộn, hậu quả khó lường

Bác sĩ Loan cho biết các triệu chứng đau đầu, tê tay thường dễ bị người bệnh bỏ qua, đặc biệt khi các cơn đau, tê chỉ ở mức độ nhẹ hoặc diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự hết. Người bệnh cũng có thể nhầm lẫn các dấu hiệu này với triệu chứng của bệnh khác như hội chứng đau đầu, rối loạn tiền đình, viêm xoang...

Các triệu chứng điển hình hơn của thoái hóa đốt sống gồm:

- Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ: đau, cứng cổ, khó cử động vùng cổ, gáy...

- Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng: đau tại vị trí thoái hóa, nhất là vùng cổ, mông, lưng, đau thắt các cơ, hạn chế vận động, teo cơ, cong vẹo cột sống…

Thông thường, các biểu hiện này sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển và trở nặng.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, thậm chí dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tuần hoàn máu não, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình, rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu hay đau dây thần kinh chẩm... Nguy hiểm hơn có thể gây đột quỵ, liệt vận động.

Nguy cơ liệt vận động, đột quỵ do bệnh thoái hóa đốt sống không được điều trị kịp thời [Ảnh minh họa: freepik.com].

Chẩn đoán và điều trị sớm, tăng khả năng "bảo toàn" cột sống

Cột sống cổ, thắt lưng có vai trò rất quan trọng tạo ra "giá đỡ" phần phía trên cơ thể. Sự thoái hóa của bộ phận này có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất lớn đối với các bệnh nhân mắc bệnh này. Các nghiên cứu cho thấy, nếu sớm xác định nguyên nhân chèn ép dây thần kinh cổ thì khả năng điều trị có thể tăng lên đến 80%.

Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhân nguyên nhân và các biểu hiện của bệnh lại khác nhau. Do vậy, khi thấy các bất thường, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy chủ động khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phát hiện sớm bệnh thoái hóa đốt sống nhờ bác sĩ giỏi và kỹ thuật chẩn đoán hiện đại [Ảnh: TCI].

Bác sĩ Loan cho biết: "Với các bệnh lý xương khớp, phương pháp chụp cộng hưởng từ [MRI] có tác dụng rất lớn trong việc chẩn đoán sớm, chính xác. Đây là kỹ thuật không xâm lấn giúp tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể. MRI không sử dụng tia bức xạ [tia X] nên rất an toàn. Bên cạnh đó, các phương pháp khác cũng phối hợp hiệu quả trong phát hiện tổn thương xương khớp như X-quang, chụp cắt lớp vi tính, đo mật độ xương...

Tại TCI, chúng tôi tận dụng điều kiện được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc hiện đại và thu được tác dụng rõ rệt trong việc phát hiện sớm, chính xác các vấn đề xương khớp, tạo cơ sở để điều trị hiệu quả".

Cũng theo bác sĩ Loan, trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể chỉ cần thay đổi lối sống kết hợp với các bài tập vận động, bệnh có thể tự cải thiện. Nhưng nếu bệnh nặng hơn, cần cân nhắc đến việc dùng thuốc phù tùy theo mức độ thoái hóa và tình trạng bệnh sử.

Thăm khám Cơ xương khớp tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trực tiếp với các chuyên gia giỏi, nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh tại các bệnh viện hàng đầu tuyến trung ương. Trong đó có bác sĩ chuyên khoa II, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan - nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp và Nội tổng hợp Bệnh viện E Hà Nội.

Cùng với đó là sự trợ giúp đắc lực của hệ thống máy móc hiện đại, đầy đủ và đồng bộ, nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu về thiết bị y tế.

Thăm khám trong tháng 3, TCI có nhiều ưu đãi thiết thực:

- Giảm 30% đo mật độ xương toàn thân hoặc các vị trí [tại tất cả các cơ sở thuộc TCI có triển khai dịch vụ]

- Ưu đãi cho khách hàng nhân dịp sinh nhật cơ sở 32 Đại Từ: Miễn phí khám ban đầu với bác sĩ; Giảm 20% phí chụp chiếu, xét nghiệm [tại 32 Đại Từ, 136 Nguyễn Trãi]

Làm sao biết bị thoái hóa đốt sống cổ?

Nhận biết triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Đau đầu, chóng mặt. ... .

Cứng cổ và khó cử động vùng cổ ... .

Dấu hiệu Lhermitte. ... .

Chèn ép thần kinh. ... .

Gây rối loạn tiền đình. ... .

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ... .

Thăm khám khi có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ... .

Không ngồi lâu một tư thế khi làm việc..

Thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn gì?

Một số nhóm thực phẩm người bị thoái hóa cột sống cổ nên kiêng ăn bao gồm:.

2.1 Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ đóng hộp. Nhóm thực phẩm chiên xào, cay nóng luôn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. ... .

2.2 Thực phẩm giàu chất đạm. ... .

2.3 Muối và đường. ... .

2.4 Bột mì trắng. ... .

2.5 Rượu bia, thuốc lá.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy, tê mỏi chân tay là những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân có vấn đề về cột sống như: Thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. Nếu thường xuyên bị đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, bạn nên đi khám kịp thời, xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ngủ như thế nào?

Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho người thoái hóa đốt sống cổ, vì tư thế này giúp duy trì các đường cong tự nhiên của cột sống, hạn chế chèn ép dây thần kinh.

Chủ Đề