Thiết bị nào không phải thiết bị mạng năm 2024

Những loại thiết bị mạng cơ bản như Gateway, Switch, Bridge, Router, Hub và Repeater dường như đã quá quen thuộc với chúng ta. Đây là những thiết bị trong một hệ thống mạng rất cần thiết và được sử dụng khá phổ biến để người dùng có thể kết nối đường truyền mạng đến các thiết bị khác trong cùng một phạm vi như máy tính, điện thoại, … Nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định tìm mua các dòng thiết bị mạng chất lượng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy cùng ATALINK đọc qua bài viết này nhé!

Thiết bị mạng là một tập hợp các thiết bị với nhau có vai trò kết nối với một hoặc nhiều mạng máy tính nội bộ với nhau. Hệ thống này có khả năng kết nối được với nhiều dây cáp mạng [Segment] với nhau. Tuy nhiên, số lượng kết nối được bao nhiêu còn phụ thuộc vào số lượng cổng trên thiết bị và những thiết bị sử dụng trong mạng đó.

2. Chức năng của những thiết bị mạng

Một thiết bị mạng cơ bản sẽ bao gồm 6 loại chính: Hub, Bridge, Repeater, Router, Switch và Gateway. Mỗi thiết bị mạng sẽ thực hiện các chức năng khác nhau. ATALINK xin chia sẻ các chức năng của những thiết bị này như sau:

2.1. Thiết bị mạng Bridge

Bridge là một thiết bị mạng thuộc lớp thứ 2 trong mô hình OSI [Data Link Layer]. Bridge có chức năng ghép nối 2 mạng lại với nhau nhằm tạo thành một mạng lớn hơn. Ví dụ như Bridge dùng làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Khi có một gói dữ liệu từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính thuộc mạng khác thì Bridge sẽ sao chép lại gói dữ liệu này và gửi nó tới mạng đích.

VigorAP 912C

Nguồn: //www.draytek.com/

Bridge có nguyên lý hoạt động trong suốt. Các máy tính thuộc các hệ thống mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin trao đổi với nhau đơn giản mà không cần biết đến sự có mặt của Bridge. Bridge chỉ kết nối được với những mạng cùng loại và sử dụng cho những mạng tốc độ cao sẽ khó khăn nếu chúng nằm cách xa nhau.

2.2. Repeater

Trong các mạng có phạm vi rộng, tín hiệu truyền tải thường ở xa nguồn phát tín hiệu rất yếu và bị suy hao trên đường truyền. Chính vì vậy, ta cần các thiết bị mạng có khả năng khuếch đại tín hiệu để tín hiệu có thể truyền đi xa.

Trong mô hình OSI thì Repeater là thiết bị ở lớp 1 [Physical Layer]. Repeater có chức năng cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra và khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào để có thể đến được điểm xa hơn trên mạng.

2.3. Hub

Hub là một thiết bị mạng có chức năng giống như một Repeater nhưng có nhiều cổng [Hub có từ 4 đến 24 cổng]. Với Hub, khi thông tin được đưa vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.

2.4. Thiết bị mạng Switch

Switch là một thiết bị mạng giống như một Bridge nhưng có nhiều cổng. Switch lại có khả năng kết nối được nhiều hơn tùy thuộc vào số cổng [port], trong khi Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết 2 mạng với nhau.

Thiết bị mạng Switch giúp thông tin được lưu trữ thông qua các gói tin [packet] mà chúng nhận được từ các máy trong mạng và sử dụng các thông tin này để xây dựng bảng Switch.

Trong các giao tiếp dữ liệu mạng thì Switch thường thực hiện 2 chức năng chính là:

  • Chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích
  • Xây dựng các bảng Switch

2.5. Router

Trong mô hình OSI thì Router là thiết bị mạng lớp 3 [Network Layer]. Router có chức năng kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến những đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.

VigorAP 912C

Nguồn: //www.totolink.vn/

2.6. Gateway

Gateway là thiết bị mạng cho phép nối ghép hai mạng sử dụng giao thức khác nhau. Ví dụ: mạng sử dụng giao thức IPX với mạng sử dụng giao thức Novell, DECnet, IP, SNA,…

Thông qua Gateway, các máy tính trong cùng một hệ thống mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng kết nối được với nhau.

Gateway không chỉ giúp người dùng phân biệt được các giao thức mà chúng còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển đổi một phiên làm việc từ xa, chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, …

3. Vai trò của thiết bị mạng trong doanh nghiệp

Thiết bị mạng giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kết nối Internet ổn định, không rớt mạng hay bị chập chờn, … Phạm vi của đường truyền mạng rất rộng, có thể dễ dàng kết nối bất cứ khi nào. Ngoài ra, khi lắp đặt thiết bị mạng cho doanh nghiệp, chúng còn có thể kết nối nhanh với các thiết bị khác nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng trong cuộc sống.

4. Thiết bị nào không phải thiết bị mạng?

Trong số các loại thiết bị mạng, nhiều người dùng vẫn hay nhầm lẫn Webcam cũng là một loại thiết bị trong hệ thống mạng. Nhưng thực chất, Webcam chỉ là một loại thiết bị ghi hình kỹ thuật số được kết nối với máy tính nhằm giúp những hình ảnh mà chúng tiếp nhận được truyền lên một website nào đó hoặc truyền trực tiếp đến một máy tính khác thông qua mạng Internet.

5. Thiết bị mạng bao gồm những gì?

Một hệ thống thiết bị mạng sẽ bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Hub – Khuếch đại thông tin qua nhiều cổng
  • Repeater – Khuếch đại tín hiệu
  • Switch – Thiết bị chuyển mạch
  • Gateway – Kết nối các mạng giao thức khác nhau trong hệ thống
  • Modem – Giao tiếp mạng ISP
  • Bridge – Kết nối các mạng trong hệ thống lại với nhau
  • Router – Kết nối mạng IP
    SW24D – Switch 24 cổng 10/100Mbps

Nguồn: //www.totolink.vn/

6. Tiêu chí lựa chọn các thiết bị mạng

6.1. Xác định nhu cầu sử dụng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thiết bị mạng khác nhau. Mỗi loại sẽ phục vụ cho từng mục đích sử dụng riêng của người tiêu dùng. ATALINK xin gợi ý một vài loại thiết bị thường được lắp đặt trong hệ thống mạng doanh nghiệp như:

USB Wifi

  • USB Wifi có chức năng hỗ trợ các thiết bị mạng kết nối nhanh, nhỏ gọn dễ mang theo, đường truyền tín hiệu tốt, phát sóng Wifi cho các thiết bị khác sử dụng với giá thành hợp lý. Nên cẩn thận khi sử dụng vì thiết bị này có thiết kế khá nhỏ nên dễ rơi rớt. Một số loại thiết bị không tương thích với USB Wifi có thể kể đến như các dòng tivi không được tích hợp sẵn Wifi trong đó.
  • USB Wifi thường được sử dụng trong những trường hợp như: laptop hư card WiFi/yếu, mạng chập chờn, giật lag, sử dụng máy tính bàn không kết nối được WiFi [chỉ cắm được cáp LAN], …
    USB Wifi Tp-link

Nguồn: //www.tp-link.com/vn

Router

  • Router [bộ định tuyến] là một loại thiết bị mạng có chức năng chuyển tiếp gói dữ liệu giữa các mạng máy tính với nhau. Router Wifi thực hiện chức năng gửi các gói dữ liệu mạng giữa hai hoặc nhiều mạng Wifi khác nhau. Chúng là một điểm phát sóng Wifi để các thiết bị nhận như máy tính, điện thoại, tivi có thể kết nối thông qua mạng LAN hoặc sóng Wifi để có thể kết nối và sử dụng các dịch vụ Internet.
  • Thiết bị mạng Router Wifi có ưu điểm là kết nối các mạng khác lại với nhau, không bị xuyên nhiễu từ các thiết bị khác, giảm được sự đông đúc từ các mạng. Bên cạnh đó, chúng vẫn còn những nhược điểm như tốc độ Wifi sẽ bị hạn chế khi có nhiều vách ngăn, phạm vi hạn chế [30 – 46m, 60 – 90m], giá thành cao so với USB Wifi và ít thiết bị hỗ trợ [thu sóng và phát sóng]. Router Wifi thường được lắp đặt trong các văn phòng làm việc, bệnh viện và nhiều khu vực khác.

Repeater

  • Wifi Repeater là bộ mở rộng Wifi, chúng được xem là một thiết bị mạng hỗ trợ mở rộng vùng phủ sóng mạng Wifi trong văn phòng làm việc. Nghĩa là chúng hoạt động bằng cách nhận tín hiệu Wifi hiện có trong văn phòng, rồi khuếch đại và truyền lại tín hiệu đó đến các thiết bị mà người dùng đang sử dụng.
  • Ưu điểm của Repeater chính là khả năng khuếch đại giúp tín hiệu được truyền mạnh hơn và xa hơn, phù hợp với những không gian làm việc rộng lớn, thi công và lắp đặt nhanh chóng, không cần phải kéo dây rườm rà. Repeater Wifi còn phụ thuộc vào sóng nhận nên với những sóng Wifi kém chất lượng thì thiết bị thu sóng cũng sẽ bị hạn chế.

Bộ phát Wifi 4G

Bộ phát Wifi 4G là một thiết bị mạng kết hợp giữa công nghệ 4G và công nghệ phát Wifi. Bộ phát Wifi 4G này sử dụng một loại sim 4G để phát Wifi cho các thiết bị khác trong văn phòng có thể truy cập Internet như smartphone, smart tivi, laptop, tablet, …

6.2. Tìm hiểu và lựa chọn băng tần mạng

Băng tần mạng là dải tần số của sóng điện từ có nhiệm vụ thu phát tín hiệu liên lạc giữa các thiết bị sử dụng công nghệ không dây. Có 2 dải băng tầng mạng phổ biến là 2.4GHz và 5GHz. Sự khác biệt lớn nhất và nổi bật nhất của hai tần số này chính là phạm vị và tốc độ đường truyền.

Tuỳ vào các thiết bị mạng có hỗ trợ băng tần mạng thì người dùng mới truy cập được. Tùy thuộc vào loại thiết bị mạng mà bạn sử dụng, trong điều kiện lý tưởng, Wifi 2.4GHz sẽ hỗ trợ tốc độ kết nối với các thiết bị khác cao nhất là 450Mbps hoặc 600Mbps. Trong khi đó, Wifi 5GHz sẽ hỗ trợ tốc độ đường truyền lên tới 1300Mbps.

6.3. Tốc độ truy cập mạng

Tốc độ truy cập mạng nhanh sẽ giúp bạn tải dữ liệu nhanh hơn, vừa xem phim, nghe nhạc vừa tải tập tin mà không ảnh hưởng đến thời gian thư giãn của bạn. Chính vì thế, tốc độ đường truyền cũng là một trong những tiêu chí cần cân nhắc khi chọn mua thiết bị mạng.

150 Mbps

Tốc độ này cho phép người dùng có thể sử dụng các ứng dụng cơ bản hoàn toàn thoải mái, lướt web nhanh, thích hợp cho 1 – 2 người. Nhưng nếu từ 3 người trở lên sử dụng thì tốc độ mạng không đáp ứng kịp, mạng yếu, dễ bị nhiễu, tải lâu. Với các ứng dụng game trực tuyến thì việc kết nối dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều làm cho tốc độ trong game sẽ chậm.

300 Mbps

Với tốc độ này thì người dùng có thể phát nội dung trực tuyến, chia sẻ các tập tin, gửi mail vô cùng mượt. Đây là tốc độ truy cập trung bình mà hầu hết các văn phòng làm việc nhỏ hoặc gia đình thường hay sử dụng.

Từ 300 – 1201 Mbps

Tốc độ này được xem là mạng cáp quang được rất nhiều khách hàng doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng. Người dùng có thể xem phim trực tuyến thỏa thích, thoải mái lướt web, download tốc độ cao, hay gọi facetime cho mọi người một cách nhanh chóng, mang lại trải nghiệm mượt mà và không bị giật lag.

6.4. Lựa chọn thương hiệu thiết bị mạng

Hiện nay, trên thị thường có nhiều thương hiệu cung cấp thiết bị mạng khác nhau với mẫu mã và chức năng đa dạng giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tùy vào mục đích sử dụng và ngân sách của mình mà bạn có thể cân nhắc chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng như: TP Link, Totolink, Asus, Xiaomi, Tenda, …

7. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm lựa chọn thiết bị mạng chính hãng, chất lượng. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này có thể giúp doanh nghiệp chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Để các thiết bị mạng sử dụng lâu dài và hoạt động ổn định, hạn chế trường hợp gián đoạn khi truyền tải dữ liệu và gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc thì chúng ta nên chọn mua tại các địa chỉ uy tín trên thị trường. Nếu bạn đang băn khoăn không biết đâu là nơi đáng tin cậy thì ATALINK sẽ là một gợi ý tuyệt vời.

Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK tự hào là địa chỉ được nhiều khách hàng doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn là nơi mua sắm cuối cùng. Chúng tôi là đơn vị kết nối các khách hàng doanh nghiệp với hàng nghìn nhà cung cấp thiết bị văn phòng hàng đầu trên thị trường. Qua đó, ATALINK sẽ giúp quý doanh nghiệp xóa tan nỗi lo khi tìm kiếm sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Đồng hành và hợp tác cùng ATALINK trong tương lai, chắc chắn quý doanh nghiệp sẽ không phải thất vọng!

Chủ Đề