Thiên hà là một tập hợp bao gồm

Bạn muốn biết thiên hà là gì? Ngân hà là gì? Và thiên hà được phân loại như thế nào? thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của mayvesinhmienbac.com.vn nhé!

Dải thiên hà là gì?

Ngân hà là gì?

Dải ngân hà là một thiên hà [galaxy] mà có hệ Mặt Trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ phía của chòm sao Tiên Hậu [Cassiopeia] ở phía bắc cho tới chòm sao Nam Thập Tự [Crux] ở phía nam. Dải ngân hà sáng hơn về phía của chòm sao Nhân Mã [Sagittarius] là chỗ trung tâm dải Ngân Hà.

Dải ngân hà chia bầu trời ra thành hai phần xấp xỉ bằng nhau. Điều này chứng tỏ rằng hệ Mặt Trời nằm rất gần so với mặt phẳng của thiên hà này. 

Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc có thanh ngang kiểu SBbc dựa theo phân loại Hubble. Khối lượng xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời và khoảng 200-400 tỷ ngôi sao[định tinh]. 

Dải ngân hà có đường kính là khoảng 100.000 năm ánh sáng. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà là khoảng 27.700 năm ánh sáng.

Dải ngân hà là một thiên hà có hệ Mặt Trời nằm trong đó

Thiên hà là gì? Nguồn gốc và phân loại thiên hà

Khái niệm thiên hà là gì?

Thiên hà là một hệ thống lớn bao gồm các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Thiên hà bao gồm: sao, tàn dư sao, môi trường liên kết sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối [đây là một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ].

Nó là một nhóm hoặc một tập hợp khổng lồ các ngôi sao. Nơi có tất cả các loại thiên thể như hành tinh, tinh vân, bụi vũ trụ và nhiều vật chất khác. Tính năng chính mà thiên hà có sức hút của trọng lực giữ tất cả các vật chất này lại với nhau. Con người đã có thể xem các thiên hà trong suốt lịch sử như những mảng khuếch tán trên bầu trời đêm.

Trong vũ trụ quan sát được thì có ít nhất 2 nghìn tỷ thiên hà. Hầu hết trong số đó có đường kính từ 100 cho đến 100.000 parsec. Nhiều người trong số chúng được tập hợp trong các cụm thiên hà và chúng được nằm trong các siêu cụm.

Thiên hà gồm một nhóm hoặc tập hợp nhiều các ngôi sao

Nguồn gốc dải thiên hà

Nguồn gốc của các thiên hà đang vẫn là chủ đề của cuộc tranh luận bất tận. Các nhà thiên văn học tin rằng chúng được bắt đầu hình thành ngay sau khi Big Bang phát nổ. Chính từ vụ nổ vũ trụ đã làm nảy sinh ra vũ trụ. Trong giai đoạn sau vụ nổ, những đám mây khí kết hợp lại và nén lại dưới tác động của trọng lực, tạo thành phần đầu tiên của thiên hà.

Các ngôi sao có thể tập hợp lại thành nhiều cụm hình cầu để dọn đường cho thiên hà. Và cũng có thể thiên hà hình thành trước rồi sau đó các ngôi sao chứa trong đó lại với nhau. Những thiên hà trẻ này nhỏ hơn hiện tại và gần với nhau hơn. Tuy nhiên, khi chúng va chạm với nhau và trở thành một phần của vũ trụ đang giãn nở, chúng lớn lên và thay đổi hình dạng.

Dải thiên hà có nguồn gốc như thế nào?

Phân loại thiên hà

Các thiên hà có ba kiểu hình thái chính đó là: hình elip, xoắn ốc, và dị thường. Ngoài ra cách miêu tả chi tiết hơn cấu trúc thiên hà; đó là dựa vào hình dáng của chúng được Hubble nêu trong dãy phân loại của ông.

Thiên hà elip

Hệ thống phân loại Hubble đánh giá thiên hà elip dựa vào cơ sở hình dáng elip của chúng. Đi từ E0 với thiên hà có dạng gần hình cầu cho tới E7 với hình dáng thuôn dài. Những thiên hà này giống với khối ellipsoid khiến cho chúng hiện ra giống như là hình elip khi nhìn dưới một góc. Hình thái này thể hiện thường rất ít đặc điểm về cấu trúc và thường có tương đối ít vật chất liên sao trong thiên hà elip.

Thiên hà elip

Thiên hà xoắn ốc 

Đây là loại thiên hà mà các ngôi sao phân bố theo hình xoắn ốc đi về phía tâm. Mặc dù các ngôi sao và đa số các vật chất khả kiến khác trong thiên hà loại này nằm trên một mặt phẳng. Khối lượng chủ yếu của thiên hà xoắn ốc thường tập trung tại miền hình cầu của vật chất tối mở rộng bao lấy vật chất khả kiến.

Thiên hà xoắn ốc

Thiên hà dị thường

Thiên hà dị thường là những thiên hà có cấu trúc bất thường. Tác động do sự tương tác thủy triều với những thiên hà khác.

Thiên hà dị thường

Thiên hà lùn

Mặc dù nhiều thiên hà nổi bật lên cùng với cấu trúc xoắn ốc hoặc dạng elip. Phần lớn các thiên hà trong vũ trụ có kích thước nhỏ bé. Những thiên hà lùn này tương đối nhỏ khi so sánh với những thiên hà khác. Ví dụ như chúng có kích thước bằng một phần trăm đường kính của ngân hà và chứa chỉ vài tỷ ngôi sao.

>> Xem thêm:

[Khoa học vũ trụ] Mặt Trăng mọc hướng nào và lặn hướng nào?

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được ngân hà và thiên hà là gì? Các bạn hãy truy cập vào website mayvesinhmienbac.com.vn mỗi ngày để khám phá thêm nhiều thông tin về khoa học vũ trụ hấp dẫn khác nữa nhé!

BÀI 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

Câu 1: Thiên hà là:

A. một tập hợp gồm nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ trụ.

B. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời.

C. khoảng không gian vô tận, còn được gọi là Vũ Trụ.

D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

Lời giải:

Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể [các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi..] cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Dải Ngân Hà là:

A. Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó [trong đó có Trái Đất].

B. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.

C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.

D. dải sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp.

Lời giải:

Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó [trong đó có Trái Đất] được gọi là Dải Ngân Hà.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Hệ Mặt Trời gồm:

A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.

C. rất nhiều thiên thể [các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh…] cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.

Lời giải:

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời [đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch] và các đám bụi, khí.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Giờ quốc tế [giờ GMT] được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

A. Múi giờ số 0

B. Múi giờ số 6

C. Múi giờ số 12

D. Múi giờ số 18

Lời giải:

Trên bề mặt Trái Đất chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

A. lùi lại 1 ngày lịch

B. lùi lại 1 giờ.

C. tăng thêm 1 ngày lịch.

D. tăng thêm 1 giờ.

Lời giải:

Người ta quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 ta phải lùi lại 1 ngày lịch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:

A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh

B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

Lời giải:

– Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời [đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch] và các đám bụi, khí.

– Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Trong Hệ Mặt Trời, tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí:

A. Thứ nhất

B. Thứ ba

C. Cuối cùng

D. Ở giữa

Lời giải:

Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời, đứng ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời ra [sau Thủy Tinh và Kim Tinh]

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là

A. kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0.

B. kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 [+6].

C. kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 [+12].

D. kinh tuyến 900T đi qua giữa múi giờ số 18 [-6].

Lời giải:

Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian:

A. Một ngày đêm

B. Một năm

C. Một mùa

D. Một tháng

Lời giải:

Trái Đất chuyển động tự quanh quanh trục theo hướng từ tây sang đông, thời gian quay hết một vòng là 24h + kết hợp với dạng hình cầu

⇒ Hệ quả: tạo ra sự luân phiên ngày, đêm   

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể

B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà

C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà

D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh

Lời giải:

– Thiên thể bao gồm các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh..-> A đúng

– Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà → B đúng.

– Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà

⇒ Nhận xét: Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà là chưa chính xác

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình cầu.

Lời giải:

Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng → sinh ra ngày và đêm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do

A. Trái Đất tự quanh quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đât có dạng hình khối cầu.

Lời giải:

– Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng → sinh ra ngày và đêm.

– Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là:

A. Trái Đất có hình khối cầu.

B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

D. Trục Trái Đất nghiêng 23027′

Lời giải:

Do Trái Đất tự quay trục, mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất đều chịu tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ tây sang đông của Trái Đất. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu [vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính].

⇒ Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôlit

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlít, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành

A. gió Đông Nam [hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam].

B. gió Tây Nam [hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam].

C. gió Đông Bắc [hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc].

D. gió Tây Bắc [hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc].

Lời giải:

Do tác động của lực Côriôlít, ở bán cầu Bắc vật chuyển động sẽ bị lệch về bên phải.

⇒ Như vậy, ở bán cầu Bắc gió Nam bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam [hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam].

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam [múi giờ số 7] đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

A. 13 giờ ngày 15 – 2

B. 13 giờ ngày 14 – 2

C. 23 giờ ngày 15 – 2

D. 23 giờ ngày 14 – 2

Lời giải:

Việt Nam [múi giờ số 7] và khu vực múi giờ số 12 chênh nhau: 12 giờ -7 giờ = 5 giờ.

– Múi giờ số số 7 nằm ở bên trái múi giờ số 12 nên có giờ đến muộn hơn.

⇒ Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 =  Thời gian của múi giờ 12 –  số múi giờ chênh lệch = 18 giờ – 5 giờ = 13 giờ ngày 15 – 2.

⇒ Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam [múi giờ số 7] đang là 13 giờ ngày 15 – 2.

Đáp án cần chọn là: A

Video liên quan

Chủ Đề