Theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính trên thị trường thị trường tài chính gồm

Có nhiều tiêu chí để phân loại, cụ thể có một số cách sau đây:

+ Theo thời gian luân chuyển vốn gồm có: thị trường tiền tệ (thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm) và thị trường vốn (thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở lên), ngoài ta trên thị trường này còn có sự tồn tại của thị trường chứng khoán phái sinh.

+ Theo nguồn gốc chứng khoán gồm: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

+ Theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường gồm: thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

+ Theo công cụ tài chính gồm: thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần.

Cụ thể:

1. Theo thời gian luân chuyển vốn:

a. Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm.

Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếu hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Do vậy, khi thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn ngắn hạn mà thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho các bên cần vốn nhằm thoả mãn nhu cầu thanh toán (cũng chính vì lý do này mà nó được gọi là thị trường tiền tệ)

Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi (có thể là do chưa dùng tới hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lãi. Tuy nhiên vì là đầu tư thời gian ngắn, đầu tư mang tính nhất thời những nhà đầu tư này quan tâm không nhiều tới mức lãi mà quan tâm hơn tới độ an toàn, tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ an toàn tương đối cao, nhưng lại thường có mức lợi tức thấp.

Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có quy mô lớn nên bên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc phi tài chính; còn bên vay vốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng. Chứng khoán mua bán trên thị trường tiền tệ thường được mua bán rộng rãi hơn chứng khoán dài hạn và như vậy có xu hướng lỏng hơn. Chứng khoán ngắn hạn cũng có biên độ dao động giá nhỏ hơn các chứng khoán dài hạn và do vậy chúng là khoản đầu tư an toàn hơn.

Cấu trúc thị trường tiền tệ bao gồm:

• Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp;

• Thị trường liên ngân hàng;

• Thị trường mở;

• Thị trường hối đoái.

b. Thị trường vốn: là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn (có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm) và các chứng khoán vốn.

Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và đi theo nó là mức lợi tức kỳ vọng cũng cao hơn.

Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Sau khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

Một khi chứng khoán ra đời thì tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu mua bán chứng khoán. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.

Cấu trúc thị trường vốn bao gồm:

• Thị trường tín dụng dài hạn

• Thị trường chứng khoán.

2. Theo nguồn gốc chứng khoán:

a. Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên.

– Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà chứng khoán đem lại vốn cho nhà phát hành. Sau đó, việc mua bán các chứng khoán này trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của nhà phát hành. Cũng từ thị trường này mà lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

– Giá của chứng khoán trên thị trường sơ cấp (giá phát hành) do tổ chức phát hành quy định. Việc phát hành lần đầu tiên chứng khoán ra công chúng là giai đoạn quan trọng nhất, vì nếu không đạt được kết quả tốt thì chứng khoán phát hành sẽ không tiêu thụ được và làm mất uy tín của đơn vị phát hành. Không phải nhà phát hành nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện tốt việc phát hành nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức trung gian giữa nhà phát hành và người đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát hành. Tuỳ thuộc vào cung cầu, giá chứng khoán ở thị trường sơ cấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị danh nghĩa của chứng khoán.

– Người bán và người mua trên thị trường sơ cấp

Hoạt động giao dịch ở thị trường này thương được thực hiện theo hình thức bán buôn giữa nhà phát hành là bên cần huy động vốn (công ty, các tổ chức tài chính, Chính phủ,..) và các nhà đầu tư lớn (các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm,…).

Các nhà đầu tư đóng vai trò như nhà bảo lãnh đợt phát hành chứng khoán. Họ sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo mức giá thoả thuận (thường là thấp hơn mức giá công bố) rồi sau đó tiến hành bán lẻ ra thị trường cho các nhà đầu tư khác. Các thoả thuận về bảo lãnh chứng khoán thường được tổ chức riêng, kín nên hoạt động giao dịch cụ thể tại thị trường sơ cấp thương không công khai.

b. Thị trường thứ cấp: là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.

– Việc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán chứ không gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế (không trực tiếp mang lại vốn cho nhà phát hành).

– Giá cả của chứng khoán giao dịch do quan hệ cung cầu quyết định.

– Trên thị trường thứ cấp người mua và người bán là các nhà đầu tư.

– Là thị trường bán lẻ chứng khoán, hoạt động liên tục.

Mối quan hệ, tác động qua lại giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:

Thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạt động, nó tạo hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp.

Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạt động một cách trôi chảy được : thị trường thứ cấp sẽ tạo tính lỏng cho các hàng hoá được cung cấp từ thị trường sơ cấp (qua đó làm tăng tính hấp dẫn và tạo sự thuận lợi cho các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp). ; thị trường thứ cấp cũng góp phần xác định giá các chứng khoán phát hành trên thị trường sơ cấp.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ ra được đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thị trường chứng khoán vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

3. Theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường:

a. Thị trường tập trung: là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một địa điểm nhất định.

– Ví dụ về thị trường tập trung là các Sở giao dịch (thường được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần). Nơi đây sẽ cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: lưu ký chứng khoán, bảng báo giá điện tử,…

– Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch buộc phải thông qua các trung gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán.

– Ghép lệnh tập trung để hình thành giá giao dịch.

– Các chứng khoán giao dịch tại thị trường này là những chứng khoán đã được đăng ký yết giá (niêm yết).

b. Thị trường phi tập trung (OTC): là thị trường mà việc mua bán các chứng khoán chưa hoặc không được niêm yết trên thị trường tập trung, được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua mạng máy vi tính.

– Thị trường OTC không phải là thị trường hiện hữu và không có địa điểm tập trung nhất định. Giao dịch diễn ra tại các quầy thông qua mạng máy vi tính. Những ai bán hay mua loại chứng khoán nào với mức giá nào đều được hiển thị hết qua mạng vi tính, do vậy tính cạnh tranh của thị trường này rất cao. Ngoài ra có thể bán trao tay các chứng khoán (thị trường chợ đen, thị trường tự do).

– Giá cả trên thị trường này do đó được hình thành theo nguyên tắc thoả thuận.

– Lượng giao dịch và giá trị giao dịch là lớn hơn nhiều so với mua bán tại Sở giao dịch (theo thống kê của các nước phát triển).


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cau truc cua thi truong tai chinh
  • cấu trúc thị trường tài chính
  • thị trường tài chính gồm
  • ,

    Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định, hay theo cách hiểu khái quát nhất thì đó là nơi diễn ra quá trình trao đổi mua bán các công cụ tài chính và công cụ thanh toán. Bản chất của thị trường tài chính là sự luân chuyển vốn, giao lưu vốn trong xã hội.

    Cấu trúc thị trường tài chính có thể có thể được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau, tuy nhiên có thể căn cứ vào 3 thành phần chính là thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động; sự luân chuyển các nguồn tài chính và tính chất pháp lý của thị trường tài chính.

    Theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính trên thị trường thị trường tài chính gồm

    Thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động hay chính là thời gian luân chuyển vốn bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước do ban đầu kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Do đó đặc thù của thị trường tiền tệ làthị trường chỉ có các công cụ ngắn hạn (có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm). Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếu hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi (có thể là do chưa dùng tới vốn hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lợi từ những giao dịch đó. Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ an toàn tương đối cao, nhưng lại đồng nghĩa với mức lợi tức thấp.

    Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có quy mô lớn nên bên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc phi tài chính; còn bên vay vốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng.

    Theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính trên thị trường thị trường tài chính gồm

    Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện, đặt viên gạch nền tảng cho thị trường vốn ra đời. Nếu như thị trường tiền tệ là thị trường chỉ có các công cụ ngắn hạn thì thị trường vốn là thị trường hữu hiệu diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn (có thời gian luân chuyển vốn trên một năm) như cổ phiếu hay trái phiếu. Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình. Đặc thù của thị trường này là thời gian luân chuyển vốn trên thị trường dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên song hành cùng với mức lợi tức kỳ vọng cao thìđộ rủi ro cũng cao hơn.

    Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Động thái này kéo theo hệ quả tất yếu là nhu cầu mua bán chứng khoán dần xuất hiện trên thị trường.Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.

    Bên cạnh thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được thì sự luân chuyển các nguồn tài chính cũng là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên thị trường tài chính bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Có thể hiểu một cách đơn giản thì thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên. Sau đó, việc mua bán các chứng khoán này trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của nhà phát hành. Cũng từ thị trường này mà lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.Hoạt động giao dịch ở thị trường này thương được thực hiện theo hình thức bán buôn giữa nhà phát hành là bên cần huy động vốn (công ty, các tổ chức tài chính, Chính phủ,..) và các nhà đầu tư lớn (các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm,…). Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng.

    Theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính trên thị trường thị trường tài chính gồm

    Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hànhtrên thị trường sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán chứ không gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Có thể thấy rằng thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, lầ nền tảng cho thị trường thứ cấp hoạt động, nó tạo hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp.

    Bên cạnh thời gian sử dụng  và sự luân chuyển cácnguồn tài chính thì căn cứ pháp lý cũng là một mảnh ghép trong bức tranh về thị trường tài chính. Căn cứ vào tính chất pháp lý thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng thị trường bao gồm thị trường tài chính chính thức và không chính thức. Sự khác biệt rõ rệt của hai thị trường đó là việc áp dụng và tuân thủ theo các nguyên tắc của các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu như thị trường tài chính chính thức là một nhánh của thị trường tài chính, các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ trên cơ sở mọi hoạt động, giao dịch được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, bản thân của thị trường tài chính không chính thức đã là thị trường tài chính riêng biệt, các hoạt động giao dịch và các chủ thể không bị bó hẹp trong những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.