Theo em Vì sao cô bé lại tước Mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu a

a. Nghe kể chuyện

Sự tích hoa cúc trắng

1. Ngày xưa có một cô bé sống với mẹ trong ngôi nhà nhỏ ven rừng. Một hôm, mẹ bị bệnh nặng, cô đi tìm thầy thuốc.

2. Trên đường đi, cô gặp một ông cụ. Ông hỏi:

- Cháu đi đầu vội thế?

- Cháu đi tìm thầy thuốc cho mẹ ạ.

Ông bảo:

– Ta là thầy thuốc đây. Cháu hãy vào rừng tìm bông hoa màu trắng. Bông hoa có bao nhiều cánh, mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.

3. Đi mãi, cô bé mới tìm được bông hoa màu trắng. Cô hái rồi đếm:

- Một, hai,... Trời ơi! Mẹ chỉ sống được chứng này ngày nữa sao?

Cô bé nghĩ ngợi rồi ngồi xuống, xe từng cánh hoa thành nhiều sợi. Mỗi sợi bỗng biến thành một cánh hoa. Cứ thế, bông hoa cô tìm được có thêm rất nhiều cánh.

4. Cầm bông hoa, cô chạy nhanh về nhà. Mẹ tươi cười, khoẻ mạnh, đón cô từ ngoài ngõ. Từ đó, người ta gọi bông hoa đó là hoa cúc trắng, biểu tượng của lòng hiếu thảo.

Theo Truyện cổ tích Nhật Bản, SGK Tiếng Việt 1, 2006

Câu b

b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh:

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh, dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại từng đoạn.

Lời giải chi tiết:

* Đoạn 1:

Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ sống cùng với nhau trong một ngôi nhà nhỏ ven rừng, Hai mẹ con vô cùng yêu thương nhau. Một hôm, mẹ cô bé bị bệnh nặng. Cô bé đã hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ chẳng thuyên giảm. Cô bèn đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ.

* Đoạn 2:

Trên đường đi, cô bé gặp một ông cụ. Thấy vẻ mặt vô cùng lo lắng của cô bé, ông cụ ôn tồn hỏi:

- Cháu vội vàng đi đâu thế?

- Cháu đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ ạ. – Cô bé lễ phép đáp.

Ông cụ bèn nói:

- Ta chính là thầy thuốc đây. Cháu hãy vào rừng tìm kiếm bông hoa có màu trắng. Hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.

* Đoạn 3:

Cô bé nghe lời ông cụ, bắt đầu lên đường tìm kiếm hoa màu trắng. Đi mãi, đi mãi, cuối cùng cô bé cũng tìm được bông hoa màu trắng. Chưa vui mừng được bao lâu cô bé đã phát hiện ra số cánh của bông hoa quá ít, nghĩa là mẹ cô sẽ chẳng sống được bao lâu nữa. Nghĩ ngợi một hồi, cô bé quyết định xé những chiếc cánh hoa ra thành nhiều sợi. Mỗi sợi lại biến thành một cánh hoa. Cứ như thế, bông hoa mà cô bé tìm được đã có thêm rất nhiều cánh.

* Đoạn 4:

Cầm bông hoa trong tay, cô bé vui mừng chạy về nhà. Phát hiện ra mẹ đang đứng tươi cười khỏe mạnh chờ cô ở đầu ngõ. Từ đó, hai mẹ con lại sống vui vẻ và hạnh phúc bên nhau. Cũng từ đó, người ta gọi bông hoa đó là bông hoa cúc trắng, một biểu tượng của lòng hiếu thảo.

Câu c

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Phương pháp giải:

Em dựa vào phần kể từng đoạn ở câu b.

Lời giải chi tiết:

Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ sống cùng với nhau trong một ngôi nhà nhỏ ven rừng, Hai mẹ con vô cùng yêu thương nhau. Một hôm, mẹ cô bé bị bệnh nặng. Cô bé đã hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ chẳng thuyên giảm. Cô bèn đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ.

Trên đường đi, cô bé gặp một ông cụ. Thấy vẻ mặt vô cùng lo lắng của cô bé, ông cụ ôn tồn hỏi:

- Cháu vội vàng đi đâu thế?

- Cháu đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ ạ. – Cô bé lễ phép đáp.

Ông cụ bèn nói:

- Ta chính là thầy thuốc đây. Cháu hãy vào rừng tìm kiếm bông hoa có màu trắng. Hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.

Cô bé nghe lời ông cụ, bắt đầu lên đường tìm kiếm hoa màu trắng. Đi mãi, đi mãi, cuối cùng cô bé cũng tìm được bông hoa màu trắng. Chưa vui mừng được bao lâu cô bé đã phát hiện ra số cánh của bông hoa quá ít, nghĩa là mẹ cô sẽ chẳng sống được bao lâu nữa. Nghĩ ngợi một hồi, cô bé quyết định xé những chiếc cánh hoa ra thành nhiều sợi. Mỗi sợi lại biến thành một cánh hoa. Cứ như thế, bông hoa mà cô bé tìm được đã có thêm rất nhiều cánh.

Cầm bông hoa trong tay, cô bé vui mừng chạy về nhà. Phát hiện ra mẹ đang đứng tươi cười khỏe mạnh chờ cô ở đầu ngõ. Từ đó, hai mẹ con lại sống vui vẻ và hạnh phúc bên nhau. Cũng từ đó, người ta gọi bông hoa đó là bông hoa cúc trắng, một biểu tượng của lòng hiếu thảo.

Loigiaihay.com

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh…Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.

[ Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa – Thông tin, 1990]

a, Ngôi kể thứ ba

PTBĐ tự sự

b. 

Vì bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì người mẹ sống bằng ấy năm.

c, So sánh 

Tác dụng
Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh sự sống của mẹ phụ thuộc vào số cánh của hoa cúc

Cho thấy sự hiếu thảo của người con khi con có hành động xé nhỏ cánh hoa.

d. Hiếu thảo: có lòng kính yêu cha mẹ, ông bà...

e. Em đã có những việc em đã làm để bạy tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Trước hết là chăm chỉ học tập để người lớn yên tâm. Bên cạnh đó, em còn làm công việc nhà, chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ cha mẹ. 

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • kieuhoa725
  • Câu trả lời hay nhất!
  • 10/04/2020

  • Cám ơn 12


Những câu hỏi liên quan

Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói: – Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy! Từ đó hàng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp. Đó chính là bông hoa cúc trắng. [Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản] Trả lời câu hỏi: Câu 1 . Văn bản trên lí giải sự ra đời của một loài hoa. Dựa vào nội dung được kể, em hãy thử đặt nhan đề cho câu chuyện trên. Câu 2 . Em hãy chỉ ra 3 dấu hiệu để nhận biết đây là một truyện cổ tích? Câu 3 . Những chi tiết nào trong truyện thể hiện tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ? Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo ấy là gì? Câu 4 . Sự vất vả, tần tảo của người mẹ trong câu văn: "Hằng ngày, gà chưa gáy sáng, bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến mãi tận đêm khuya." khiến em liên tưởng đến câu thành ngữ nào? em hãy viết câu thành ngữ ấy.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. 

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi.  Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

- Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .

Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. 

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó.  Phải khó khăn lắm cô  mới  trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh... hai cánh... ba cánh... bốn cánh... năm cánh.  Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ?  Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao?  Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên,  nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. 

a,  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của phương thức  biểu đạt đó. 

b,  Xét theo mục đích nói, câu :"Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. "thuộc kiểu câu gì? 

c,  Trong văn bản trên, cánh cửa bông hoa ban đầu có đặc điểm gì? Vì sao sau đó bông hoa đó có nhiều cánh hơn? 

d, Bài học ý nghĩa nhất mà văn bản trên để lại cho em là gì? 

Đề 2 : Phần 1: Đọc hiểu [3 điểm] Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : – Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó . Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. [Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009] Câu 1[0,5 điểm]: Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản? Câu 2 [0,5 điểm]: Tìm từ láy trong câu sau và phân tích tác dụng : “ Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã” Câu 3 [1 điểm]: Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4 [1 điểm]: Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm. Phần 2: Tạo lập văn bản [7 điểm] Câu 1 [2 điểm]: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Câu 2 [5 điểm]: kể lại truyện ông lão đánh cá và con cá vàng bằng lời của ông lão

Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.

Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.

Trên cành hồng lớn nhất vươn lên từ giữa thân cây, một đóa hoa hồng nở. Một cuống hoa dài và mảnh từ cành nhô lên đỡ lây chiếc đài hoa xanh biếc. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.

Mỗi sáng sớm, hoa chưa nở hết, cánh hoa còn ôm khít vào nhau như cùng nhau che chở cho nhị hoa khỏi bị sương gió. Thế mà, đứng bên bông hoa ấy, em đã thấy hương hoa hồng tỏa thơm ngào ngạt. Trên màu hoa đỏ thẫm và mượt như nhung, lấm tấm mấy hạt sương lấp lánh những tia nắng sớm.

Thảo nào người ta thường thích hoa hồng đến vậy: hoa hồng vừa đẹp lại vừa thơm. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, hương

hoa cũng thơm lừng. Rồi cánh hoa nhạt màu và lần lượt rã ra, rụng xuống. Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở.

Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa hồng bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn

Video liên quan

Chủ Đề