Thấy bố thắng sau xe máy bao nhiêu?

Bố thắng xe máy là gì? Khi nào thì ta cần thay bố thắng xe máy? Đây là thắc mắc chung của khá nhiều khách hàng. Việc hiểu và nắm rõ nguyên lý hoạt động cùng những hư hỏng xảy ra với bố thắng sẽ giúp chúng ta vận hành phương tiện một cách an toàn và hiệu quả hơn. Hangchavn sẽ cũng cấp thông tin về bố thắng đến bạn qua bài viết dưới đây:

Nội dung bài viết

1. Tổng quan về bố thắng

1.1. Bố thắng là gì?

Bố thắng xe máy hay còn được biết đến là má phanh xe máy, đây là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc di chuyển của xe. Có thể nói bố thắng xe máy là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của phương tiện trong quá trình sử dụng. Phanh xe là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người di chuyển bằng phương tiện xe máy. Do đó, bạn cần phải kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe thường xuyên.

Bố thắng

1.2. Cấu tạo của bố thắng xe máy

Cấu tạo của bố thắng xe máy được tạo thành từ hai bộ phận chính là bộ điều khiển và bộ phanh. Trong đó bộ phanh của được chia ra làm phanh trước và phanh sau. Về vị trí các phanh thì xe ga sẽ được trang bị phanh ở 2 bên tay lái cùng với đó các dòng xe số sẽ được trang bị phanh chân và phanh tay tương ứng.

Cấu tạo của hai loại phanh tương đối đơn giản, cụ thể như sau:

  • Phanh tay: Gồm dây phanh, vỏ ruột cũng như hệ thống ốc siết dây phanh.
  • Phanh chân: Gồm bộ tán hiệu chỉnh, cây sắt điều khiển, lò xo hoàn lực và bàn đạp phanh.

Bố thắng xe máy được chia ra làm hai loại chính là bố thắng đĩa và bố thắng đùm. Một bố thắng chất lượng thường được tạo thành từ hỗn hợp của bột đồng và bột nhôm cùng những quy chuẩn chất lượng nhất định.

1.3. Phân biệt các loại bố thắng hiện nay

Hiện nay, bố thắng được chia làm hai loại chính đó là:

Bố thắng đùm

Đối với phanh tang trống [phanh đùm, thắng đùm], bố thắng nằm bên ngoài guốc phanh. Khi bạn bóp phanh, guốc phanh sẽ ép vào trống phanh làm cho xe chuyển động chậm lại. Loại bố thắng này có lực phanh không quá mạnh nên sẽ không phù hợp nếu bạn chạy xe ở tốc độ cao. Do vậy, bố thắng đùm thường được trang bị trên các dòng xe đời cũ hoặc xe số có dung tích dưới 150 cc.

Má phanh đùm

Bố thắng đĩa

Đúng như tên gọi, loại bố thắng này được thiết kế để hãm tốc phanh đĩa. Lá bố nằm trên lá thép bên trong càng phanh [cùm phanh]. Khi bạn bóp phanh để giảm tốc độ, hai lá thép này sẽ ép vào đĩa phanh làm xe chuyển động chậm lại. Bố thắng đĩa có hiệu suất phanh tốt nên cho khả năng giảm tốc và dừng xe cao hơn hẳn so với bố thắng đùm nhờ lực ma sát lớn hơn. Loại bố thắng này thường trang bị trên bánh trước của xe máy.

Má phanh đĩa

1.4. Nguyên lý hoạt động của bố thắng xe máy

Khi bóp thắng xe, cùng lúc lực phanh xe tác động lên lò xo tạo sức ép khiến 2 má phanh đóng lại. Đến một ngưỡng nhất định, 2 má phanh tiếp xúc với bánh xe tạo thành một lực ma sát kìm hãm hoạt động của bánh xe. Từ đó hạ thấp vận tốc hoặc thậm chí khiến xe dừng hẳn tùy vào lực phanh của người dùng.

2. Một số thông tin bổ sung

2.1. Cách kiểm tra bố thắng xe máy

Sau một thời gian hoạt động, má phanh xe máy sẽ bị mài mòn do ma sát, khiến lực phanh không còn tốt như ban đầu. Do vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng của má phanh xe máy qua những dấu hiệu sau nhé:

Khi bóp thắng để giảm tốc độ. Nếu tốc độ của xe bị trễ so với thao tác phanh, bạn cảm thấy phanh không ăn thì đó là dấu hiệu cho biết má phanh đã bị mòn.

Khi bóp thắng, xuất hiện những âm thanh ken két cũng là dấu hiệu cho biết má phanh cần được kiểm tra gấp.

Hoặc bạn cũng có thể quan sát tình trạng má phanh xe máy nhờ vào những đặc điểm sau:

Đối với má phanh đùm. Nếu dấu mũi tên trên tấm chỉ thị trùng với dấu tam giác trên bảng má phanh khi phanh, lúc này má phanh và trống phanh của xe đã bị mòn.

Đối với má phanh đĩa. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào rãnh báo chỉ độ mòn của má phanh xem còn không nhé. Ngoài ra, nếu độ dày của đĩa phanh chỉ còn 4 mm thì chúng ta nên thay đĩa mới.

Bố phanh mòn làm giảm hiệu năng hoạt động của hệ thống phanh, gây mất an toàn cho người điều khiển xe máy, mô tô

2.2. Cách bảo dưỡng, vệ sinh bố thắng xe máy

Để kéo dài tuổi thọ của má phanh xe máy, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Sử dụng đồng thời phanh trước và phanh sau của xe.
  • Nếu xe của bạn được lắp đặt má phanh đĩa cho bánh trước, vậy bạn nên bóp phanh sau trước, rồi kế đến là sử dụng phanh trước để phanh không bị bó cứng gây nguy hiểm cho người cầm lái.
  • Khi xuống dốc, bạn nên về số để làm giảm sự hao mòn của má phanh. Còn đối với xe tay ga, bạn nên chạy ở vận tốc từ 15-40 km/h song song việc bóp phanh nhé.

Còn việc vệ sinh bố thắng xe máy thì sao nhỉ ?

  • Bước 1: Bạn tháo con ốc bắt heo để tháo cặp má phanh ra.
  • Bước 2: Bạn có thể dùng nước rửa chén hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và sử dụng bàn chải đánh răng để chà sạch lớp bẩn trên má phanh. Sau đó để khô, rồi cuối cùng lắp lại má phanh là hoàn tất.
Cần bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ bố thắng để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động hiệu quả.

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Dấu hiệu nhận biết bố thắng bị hư?

Để biết được thắng xe có còn an toàn hay không thì bạn có thể tìm hiểu qua một số dấu hiệu nổi bật dưới đây:

  • Khi sử dụng thắng xe không ăn

Tức là thắng xe lúc này sẽ không nhanh nhạy nữa. Khoảng thời gian từ lúc bạn sử dụng lực bóp thắng đến lúc xe thay đổi tốc độ sẽ bị chậm lại. Đây cũng là dấu hiệu hư hỏng và bạn nên mang xe đi kiểm tra phanh để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Sử dụng thắng xe không ăn
  • Khi sử dụng thắng xe phát ra tiếng kêu

Đây là dấu hiệu rất dễ nhận thấy trong quá trình sử dụng. Chỉ cần bạn dùng lực vào thắng xe thì nó sẽ phát ra tiếng kêu. Đơn giản là do trên bố phanh có trang bị một phần kim loại cảnh báo nhỏ. Nếu thắng xe phát ra tiếng kêu thì bạn nên kiểm tra lại thắng xe của mình.

Tuy nhiên, ở vài trường hợp như khi đi mưa, bố thắng thường bám bẩn và tạo ra tiếng kêu khi sử dụng. Nếu tiếng kêu biến mất sau vài lần sử dụng thì có thể bạn cũng chưa cần phải thay.

  • Khi sử dụng thắng xe, bạn cảm thấy nặng tay

Khi sử dụng cảm thấy lực bóp hoặc đạp thắng chân hơi bị nặng thì cũng là lúc bạn nên đi kiểm tra thắng xe. Trường hợp này thường xảy ra ở các thắng xe ở bánh trước. Nguyên nhân có thể do trục quả đào và dây phanh bị khô dầu.

Sử dụng thắng xe, bạn cảm thấy nặng tay
  • Khi sử dụng, thắng xe bị mòn

Tùy vào từng chất liệu của thắng xe, lực ma sát trong quá trình sử dụng sẽ làm mòn lớp phủ trên bố phanh. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng càng lâu thì lớp phủ sẽ càng bị mỏng dần và bạn cần phải thay thế chúng. Hoặc nếu bạn thường xuyên sử dụng thắng xe, lớp phủ này cũng sẽ bị bào mòn trong quá trình sử dụng chúng.

  • Khi sử dụng thắng xe bị bó

Bó phanh xe là khi bạn sử dụng phanh nhưng má phanh không có tách ra khỏi bề mặt tang phanh. Đây có thể do trục quả đào mòn không đều, phanh bị khô, lò xo phục hồi vị phanh bị yếu… Những dấu hiệu này sẽ làm cho thắng xe không tự đàn hồi sau khi sử dụng xong.

  • Khi sử dụng, thắng xe bị trơ lì

Dấu hiệu bị hư nữa là khi bạn đạp phanh chân hoặc bóp phanh tay mạnh nhưng không thấy hiệu quả. Đây cũng có thể do má phanh đã có hiện tượng bị trơ lì, hoặc dầu mỡ bám trên mặt phanh. Nuyên nhân thường là do rà phanh nhiều dẫn tới mặt tấm ma sát dần trở nên bị chai cứng và mất dần khả năng bám.

3.2. Các dấu hiệu nhận biết bố thắng cần thay?

Sau một thời gian sử dụng nhất định, phanh xe hoặc má phanh đều sẽ có dấu hiệu bị mài mòn do ma sát. Đặc biệt, nếu xe thường xuyên di chuyển ở khu vực có địa hình gồ ghề hoặc nơi mật độ giao thông cao. Chính vì thế, bạn cần phải cân nhắc đến việc kiểm tra và thay mới phanh xe máy nếu cần. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết má phanh xe máy cần phải thay:

  • Khi nhận thấy độ trễ của thao tác phanh xe từ lúc bạn bóp thắng cho đến lúc có tác động đến vận tốc xe.
  • Khi phải di chuyển liên tục trong đoạn đường đông đúc khiến người lái phải thắng xe liên tục. Hoặc một số đoạn đường có nhiều chướng ngại vật khiến người dùng cần hạ thấp vận tốc khi tránh né. Dĩ nhiên việc sử dụng thắng xe với tần suất thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến má phanh xe máy nhanh bị mòn.
  • Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người điều khiển xe nên thực hiện thay thế bố thắng hoặc má phanh xe sau mỗi 15000km di chuyển.

3.3. Độ bền của bố thắng xe phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Muốn đảm bảo độ bền cho thắng xe thì phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Một số yếu tố nổi bật ảnh hưởng đến độ bền của thắng xe như:

  • Độ bền của thắng xe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ di chuyển xe của người lái.
  • Trọng lượng của người ngồi trên xe [người lái xe hoặc người kèm theo…]
  • Chất lượng má phanh tốt hay kém cũng ảnh hưởng đến độ bền thắng xe.
  • Độ bền thắng xe còn phụ thuộc vào nhiệt độ của bề mặt đường mà xe lưu thông.
  • Địa hình di chuyển không bằng phẳng cũng ảnh hưởng đến thắng xe rất nhiều.
  • Sử dụng thắng xe nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến độ bền của xe….

3.4. Chi phí thay bố thắng xe máy là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào loại xe bạn đang sử dụng mà chi phí thay bố thắng xe máy sẽ khác nhau. Sau đây là bảng giá tham khảo khi thay bố thắng xe máy để bạn dễ hình dung nhé.

Chủ Đề