Thao tác lập luận so sánhphần luyện tập

+ Thao tác lập luận phân tích được sử dụng để làm rõ sự "khờ dại" của tự kiêu tự đại “Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình”. "Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ" bởi vì “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhó, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ”.

+ Thao tác so sánh “Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn” là sự so sánh đầy hình tượng, giúp người đọc hình dung thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách.

+ Tuy sử dụng cả hai thao tác lập luận nhưng thao tác lập luận phân tích đóng vai trò chủ đạo.

- Đoạn trích là ví dụ mẫu mực về việc vận dụng kết hợp lập luận phân tích với lập luận so sánh trong một đoạn văn nghị luận. Hai thao tác được tác giả sử dụng hài  hòa, linh hoạt. Cả hai đều làm sáng tỏ lập luận nhưng không chồng chéo nhau. Mỗi thao tác có thế mạnh riêng và vẫn thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo [phân tích].

- Cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận:

+ Rất hiếm trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong đoạn văn. Bởi vậy, cần phải vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.

+ Sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng, căn cứ vào mục đích nghị luận để xác định thao tác nào đóng vai trò chủ đạo. Mục đích quyết định việc lựa chọn thao tác nhưng thao tác và sự kết hợp thao tác cũng hỗ trợ đắc lực cho mục đích.

2. Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh để viết một đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ [bài văn].

a]. Nếu coi phần văn bản đã viết là bộ phận của bài văn hoàn chỉnh, cần xác định:

- Chủ đề của bài văn.

- Để làm sáng tỏ chủ đề, cần nêu những luận điểm cụ thế và sắp xếp thành một dàn ý mạch lạc, hợp lí.

- Luận điểm nào sẽ được chọn để làm sáng tỏ? Đoạn văn nằm ở vị trí nào trong dàn ý? Cần dùng từ, câu như thế nào để chuyển ý cho phù hợp [liên kết với ý trước đó]?

b]. Để làm sáng tỏ luận điểm, cần đưa ra những luận cứ nào? Cần vận dụng các thao tác lập luận nào? Chọn thao tác phân tích hay so sánh là chính? Vì sao?

⇒ Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao nhiêu biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

  • Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
  • Mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ dưới đây

  • Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối [câu 3, 4 và câu 5, 6].
  • Hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:
    • Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?
    • Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu.
  • Sự khác nhau trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:
    • Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.
    • Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong khách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

→ Mỗi bài thơ đều có nét độc đáo và cái hay riêng.

Câu 4: Tự chọn đề tài [một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh, chẳng hạn: một kho vàng không bằng một nang chữ] để viết đoạn văn so sánh.

Gợi ý: 

  • Một kho vàng không bằng một nang chữ: Một nang chữ là một túi chữ, đây là một bụng chữ, tức là sự học chứa chất trong lòng, trong óc người hay chữ.
  • Một kho vàng không bằng một nang chữ, vì rằng: kho vàng có thể bị cướp, trộm, đốt phá, hủy hoại, thất lạc mất, hoặc tiêu xài mãi có ngày hết đi. Còn sự học hành chứa chất trong bụng, thì không ai trộm cướp, hủy hoại được, không thể bị thất lạc và dùng mãi không bao giờ hết. Càng dùng túi chữ, càng được trau dồi thêm. → Học vấn là sự quí giá hơn bất kì những giá trị vật chất nào
  • "Một kho vàng không bằng một nang chữ". Câu tục ngữ này nói lên sự xem thường giá trị vật chất và qúy trọng giá trị tinh thần của người Việt.
  • Là một xứ sở gần biển, đất đai không khô cằn sa mạc hoặc đông gía tuyết lạnh, nhưng Việt Nam chưa bao giờ khai thác các nguồn lợi thiên nhiên này đến tầm cỡ thịnh vượng phì nhiêu tối đa của chúng. Điều này chứng tỏ những con người thuộc về xứ sở Việt Nam này không chú chuộng những giá trị vật chất.Đây là một nền văn hóa giàu về những sinh hoạt trừu tượng cho tâm hồn.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Chủ Đề