Thân nhiệt là gì sinh 8 năm 2024

- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Quảng cáo

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế và để theo dõi tình trạng cơ thể bình thường hay bị bệnh.

- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37oC. Thân nhiệt được điều chỉnh bằng cơ chế như sau:

+ Khi trời nóng: cơ thể tăng dãn mao mạch giúp tỏa nhiệt và toát mồ hôi.

+ Khi trời lạnh: mao mạch co, giảm lượng máu qua da để giảm sự mất nhiệt.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 8 ngắn nhất, hay khác:

  • Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 33 trang 105 ngắn nhất: - Mọi hoạt động sống của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì? - Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? - Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc? - Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió [trời oi bức], cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào? - Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hóa thân nhiệt.
  • Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 33 trang 106 ngắn nhất: - Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? - Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng? - Để chống rét, chúng ta phải làm gì? - Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh? - Việc xây nhà ở, công sở… cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh? - Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
  • Câu 1 trang 106 Sinh học 8 ngắn nhất: Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và trời rét.
  • Câu 2 trang 106 Sinh học 8 ngắn nhất: Hãy giải thích các câu: - “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” - “Rét run cầm cập”
  • Câu 3 trang 106 Sinh học 8 ngắn nhất: Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

  • Giải bài tập Sinh học 8
  • Lý thuyết & 650 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8
  • Giải vở bài tập Sinh học 8
  • Giải sách bài tập Sinh học 8
  • 750 Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8
  • Top 24 Đề thi Sinh 8 có đáp án
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 8 [ngắn nhất] | Trả lời câu hỏi Sinh học 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 33: Thân nhiệt tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Sinh học lớp 8 bài 33. Bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

  • Giải bài tập trang 106 SGK Sinh lớp 8: Thân nhiệt
  • Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 33: Thân nhiệt [rút gọn]

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 33

I. KHÁI QUÁT VỀ THÂN NHIỆT

– Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.

+ Cách đo thân nhiệt: ngậm nhiệt kế ở miệng, kẹp ở nách hoặc cho vào hậu môn…

– Ở người bình thường, thân nhiệt cơ thể luôn ổn định ở mức 36,5 – 37,50C [nhiệt độ đo ở miệng].

– Các yếu tố khiến thân nhiệt bị sai lệch: vận động [lao động làm tăng nhiệt độ], nhịp sinh học [thân nhiệt giảm tối thiểu vào ban đêm và đạt tối đa vào buổi chiều], chu kì kinh nguyệt, thai kỳ, độ tuổi [trẻ em có thân nhiệt cao hơn], bệnh lý…

* Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường khoảng 10C trở lên → cơ thể bị sốt:

+ Sốt làm giảm sự phát triển của vi khuẩn hay siêu vi khuẩn do chúng rất nhạy cảm với sự gia tăng của nhiệt độ.

+ Giúp hệ đề kháng của cơ thể tăng do tăng hoạt động của hệ miễn dịch, tăng thực bào, tăng tổng hợp kháng thể….

+ Cần đắp khăn ấm lên trán, uống thuốc, nghỉ ngơi…

* Khi thân nhiệt giảm xuống thấp → cơ thể bị lạnh: cần giữ ấm, lỗ chân lông co lại [sởn gai ốc] hạn chế sự tỏa nhiệt, cơ thể run làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.

– Quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào → sinh ra nhiệt → nhiệt tỏa ra môi trường qua da, hô hấp, bài tiết → đảm bảo thân nhiệt ổn định [cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt].

– Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh ra nhiệt vì: các hoạt động sống đều cần có năng lượng → năng lượng đều tỏa ra dưới dạng nhiệt.

II. SỰ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt

– Nhiệt độ của cơ thể sinh ra đã được giải phóng ra môi trường nhờ hiện tượng tỏa nhiệt qua da [90%], hô hấp và bài tiết [10%].

– Màu sắc da và phản ứng của da trên cơ thể người thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi:

+ Khi vào mùa hè, da người thường hồng hào vì: mạch máu dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tỏa nhiệt ra môi trường nhiều. Khi cơ thể lao động thì cơ thể nóng và toát mồ hôi nhiều: mồ hôi bay hơi mang đi một lượng nhiệt lớn làm mát cơ thể.

+ Vào ngày nắng nóng, không thoáng gió, độ ẩm không khí cao → mồ hôi chảy nhiều, mồ hôi thoát ra không bay hơi được → chảy nhiều thành dòng, nhiệt không thoát ra bên ngoài được → cơ thể bức bối khó chịu.

+ Khi mùa đông lạnh, da thường tím tái hoặc sởn gai ốc vì: mao mạch máu co, lượng máu lưu thông ít. giảm sự tỏa nhiệt → giữ lại nhiệt cho cơ thể được ấm, cơ thể có hiện tượng run do các cơ co dãn liên tục, gây ra phản xạ rung giúp tạo ra nhiệt, làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.

2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt

Hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt bằng các phản xạ [do hệ thần kinh điều khiển]:

– Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết thân nhiệt.

– Phản ứng co, dãn mạch máu dưới da

– Tăng, giảm tiết mồ hôi

– Co, duỗi cơ chân lông

III. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG, LẠNH

Cần có phương pháp phòng chống nóng, lạnh để tránh bị bệnh:

– Mùa đông:

+ Cần ăn nhiều và ăn thức ăn nóng, chứa nhiều lipit hơn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

+ Cần mặc ấm, giữa ấm chân, cổ, ngực.

+ Bố trí nhà cửa kín gió, trang bị thêm chăn, lò sưởi, quần áo ấm …

– Mùa hè:

+ Cần uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều vitamin, hoa quả để bù lượng nước thoát ra ngoài qua mô hôi.

+ Cần đội mũ nón khi đi đường, khi lao động.

+ Mặc quần áo rộng thoáng mát.

+ Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

– Rèn luyện thể dục, thể thao hợp lý là biện pháp phòng chống nóng, lạnh: cơ thể tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng.

– Trồng cây xanh là 1 biện pháp chống nóng tốt vì: cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời đáng kể làm giảm nhiệt độ môi trường, đồng thời quá trình đó cây xanh còn thoát hơi nước làm mát môi trường xung quanh.

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 33

Câu 1: Thân nhiệt là gì?

  1. Là nhiệt độ cơ thể
  1. Là quá trình tỏa nhiệt của cơ thể
  1. Là quá trình thu nhiệt của cơ thể
  1. Là quá sinh trao đổi nhiệt độ của cơ thể

Câu 2: Thân nhiệt ổn định là?

  1. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau
  1. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể
  1. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
  1. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát.

Câu 3: Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quá trình điều hòa thân nhiệt?

  1. Da
  1. Phổi
  1. Lưỡi
  1. Bàn chân

Câu 4: Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?

  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt, khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  1. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

Chủ Đề