Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là gì năm 2024

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện được giao nhiệm thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các công trình UBND huyện làm chủ đầu tư, giao cho Ban quản lý thực hiện dự án xây dựng là đơn vị quản lý trực tiếp dự án.

Sau khi thẩm định hết quả lựa chọn mời thầu, hồ sơ mời thầu. Ban quản lý dự án có chuyển trả chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định tại Khoản 5, Điều 9, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Vậy, số tiền thu được từ BQL thực hiện dự án nộp về tài khoản tiền gửi của Phòng Tài chính - Kế hoạch có được sử dụng chi cho cán bộ làm công tác thẩm định hay không? Nếu được chi, thì chi cho những nội dung gì? Định mức bao nhiêu? Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn chi cụ thể chưa?

Hiện tại Thông tư 190/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 chỉ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp chủ đầu tư, Ban quản lý dự án có đủ năng được cấp thẩm quyền chấp thuận cho phép tự tổ chức thực hiện hoặc giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thì quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí thực hiện theo các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Do đó, chưa có hướng dẫn đối với cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND huyện tổ chức thẩm định.

Kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.

27/12/2022

1. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì:

“Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu

…5. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

…7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

…”

Như vậy, quy định nêu trên chỉ đề cập đến trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện hoặc thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc thuộc quá trình lựa chọn nhà thầu (bao gồm công việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu); không đề cập đến trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện các công việc này.

2. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 6 Điều 129 Nghị định số Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 190/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 quy định việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; trong đó, tại Điều 6 đã hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trực tiếp thực hiện và trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện một hoặc toàn bộ các công việc (trong đó bao gồm công việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu).

3. Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) (nay là khoản 2 Điều 4 Thông tư số 05/2022/TT-BKHĐT ngày 06/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) quy định:

“Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn

Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

…2. Lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch đầu tư công trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư.”

Như vậy, việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư là nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; chi phí thực hiện được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Do đó, việc sử dụng chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ

Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là bao lâu?

Quá trình giải quyết thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là 30 ngày làm việc, cụ thể: Thời gian thẩm định: tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình (bao gồm cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).

Ai có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật Đấu thầu, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp gói thầu thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 74 của Luật này.

Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là gì?

Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung liên quan đến toàn bộ kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án.

Kết quả lựa chọn nhà thầu là gì?

Kết quả lựa chọn nhà thầu là bản kế hoạch được thực hiện theo quy định Điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 dựa trên sự phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu là, đây là căn cứ để lựa chọn nhà thầu và phê duyệt dự án.