Thai nhi tuần 22 phát triển như thế nào năm 2024

Tuần thứ 22 trong quá trình phát triển của thai kỳ, bé đã trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình trạng phù nề tại chân do trữ nước.

Sự phát triển của thai nhi Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!

Tuần này, bé đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một trái đu đủ nhỏ. Mẹ có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.

Thai 22 tuần tuổi to bằng một trái đu đủ và đã có thể cảm nhận những âm thanh bên ngoài bụng mẹ

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao? Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.

Cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.

Mẹ cũng nên ưu tiên thời gian buổi sáng cho việc tập thể dục thường xuyên để tăng lưu thông máu, đi những đôi giày rộng rãi thoải mái. Mẹ cũng cần uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước gây phù chân khi mang thai, đừng vì thấy chân hơi phù nề mà giảm uống nước nhé.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.

Gợi ý cho tuần này: Viết thư cho bé.Đây sẽ là kỷ niệm quý giữa bạn và bé trong những năm sau. Mẹ hãy dành tâm huyết để thực hiện nhé. Một vài gợi ý cho mẹ:

  • Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.
  • Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.
  • Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.
  • Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.

Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.

Thai nhi 22 tuần là giai đoạn bé đã có những phát triển hoàn thiện hơn. Giai đoạn này, mẹ bầu cũng trở nên nặng nề và gặp nhiều trở ngại hơn trong sinh hoạt.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần

Thai nhi 22 tuần đã có cân nặng khoảng 450g và chiều dài cơ thể hơn 28 cm, tương đương với kích thước của một quả đu đủ nhỏ. Trong giai đoạn này các giác quan về di chuyển của bé đã phát triển rất mạnh mẽ. Cũng chính vì vậy mà thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được sự di chuyển của mẹ. Sự di chuyển của thai nhi tuần 22 cũng trở nên linh hoạt hơn, thậm chí mẹ có thể cảm nhận và nhìn thấy sự di chuyển của thai nhi trong bụng của mình.

Thai nhi 22 tuần đã có những di chuyển linh hoạt hơn

Trong giai đoạn này, các mạch máu ở phổi thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển, sẵn sàng cho hoạt động thở của trẻ. Tai của bé cũng trở nên nhạy cảm hơn, điều này là sự chuẩn bị của bé để sẵn sàng tiếp xúc với những âm thanh của thế giới bên ngoài. Vì vậy, ở thời điểm thai nhi 22 tuần, mẹ có thể bật một bản nhạc và nhún nhảy theo, bé sẽ cảm nhận được tiếng nhạc và chuyển động cùng với mẹ. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 22 tuần

Khi thai nhi 22 tuần, phần mắt cá chân và bàn chân của mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu hơi sưng nề. Hiện tượng này sẽ được mẹ bầu cảm nhận rõ hơn ở thời điểm cuối mỗi ngày nhất là trong những ngày nóng bức. Tuy nhiên, đây là hiện tượng không nên quá lo lắng. Nguyên nhân là do sự lưu thông máu chậm ở vùng chân cùng với sự thay đổi hóa chất trong máu sẽ gây ra hiện tượng trữ nước ở chân, khiến bàn chân sưng nề.

Khi thai nhi 22 tuần, mẹ bầu bắt đầu xuất hiện hiện tượng bị phù chân

Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những đôi giày, dép thoải mái, đế thấp, vừa vặn. Mẹ bầu cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng trữ nước. Tuy nhiên, nếu hiện tượng phù chân ngày càng trở nên trầm trọng, mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật khi mang thai. Thời điểm thai nhi 22 tuần, mẹ bầu cũng bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn, khó ngủ hơn. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái và đặt một chiếc gối mềm xuống phía dưới bụng, hông và chân để có tư thế nằm thoải mái hơn.

Mẹ bầu cũng cần thăm khám thai định kì, siêu âm và làm các xét nghiệm quan trọng trong giai đoạn này theo đúng chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm những bất thường nếu có, từ đó có hướng xử trí kịp thời khi cần thiết. Trên đây là một số kiến thức xoay quanh giai đoạn thai nhi 22 tuần mà mẹ bầu cần biết và nắm rõ. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chủ Đề