Tê giác trắng còn bao nhiêu còn trên thế giới

Sudan và người chăm sóc tại Kenya - Ảnh: THE SUN

Cái chết của Sudan là biểu tượng độc ác của con người đối xử với thiên nhiên và khiến những ai biết nó đều đau buồn. Nhưng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc".

Jan Stejskal, giám đốc Dự án quốc tế tại Sở thú Dvur Kralove

Tê giác Sudan sống tại khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya. Ở tuổi 45 - tương đương 90 tuổi người, Sudan đã lâm trọng bệnh trong những tháng vừa qua. Do tuổi già, Sudan bị viêm da phần chân sau và rất đau đớn. 

Những người chăm sóc đã dự định cho Sudan "chết êm ái" từ lâu và đến ngày 20-3 đã thực hiện điều này vì "sức khỏe của nó sa sút nghiêm trọng". 

Cơ và xương của Sudan bị thoái hóa còn da bị loét nặng khiến nó không thể đứng trong nhiều ngày qua. 

Trong những ngày qua, lực lượng bảo vệ vũ trang đã tập trung quanh khu vực của Sudan để bảo vệ nó khỏi những kẻ săn bắt tê giác lấy sừng.

Sudan sống tại khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya - Ảnh: OL PEJETA

Sudan chính là thành phần quan trọng nhất trong dự án đầy tham vọng cứu loài tê giác trắng châu Phi khỏi tuyệt chủng. 

Tuy nhiên, mọi nỗ lực để Sudan phối giống với hai tê giác trắng cái khác là Najin và Fatu đã thất bại. Najin và Fatu lần lượt là con gái và cháu gái của Sudan.

Sudan được coi là một trong những "gã độc thân được thèm muốn nhất thế giới" bởi năm ngoái những người bảo tồn đã đăng hình nó lên ứng dụng tìm bạn Tinder hòng quyên góp tiền để thụ tinh nhân tạo cho loài tê giác trắng. Chính vì vậy, hàng triệu người trên thế giới đã biết đến Sudan.

Sudan được sinh ra tại Sudan, sau đó chuyển đến sở thú ở CH Czech và cuối cùng đưa về khu bảo tồn ở Kenya vào năm 2006. 

Dù Sudan đã chết và chưa kịp phối giống nhưng các nhà khoa học đã kịp lấy được thành phần gen của nó và hi vọng sẽ tái tạo được loài tê giác trắng trong tương lai gần.

"Hy vọng rằng từ nỗi buồn mất mát Sudan, thế giới sẽ rút ra được điều gì đó và áp dụng mọi biện pháp để chấm dứt tình trạng buôn bán sừng tê giác", ông Peter Knights, giám đốc điều hành tổ chức WildAid nói.

Cũng theo ông Peter Knights, mặc dù giá bán sừng tê giác đã giảm tại các thị trường lớn như Trung Quốc, tình trạng săn giết tê giác lấy sừng vẫn đang đe dọa sự tồn vong của các loài tê giác.

Sắp bị tuyệt chủng

Tê giác trắng phương bắc là một trong hai phân loài của loài tê giác trắng [phân loài kia là tê giác trắng phương nam], được liệt kê vào loại Cực kỳ nguy cấp.

Cuối những năm 1960, số lượng tê giác trắng phương bắc trên thế giới là khoảng 2000 con. Đến năm 1980 giảm xuống 15 con và đến nay, sau cái chết của Sudan, loài này hiện chỉ còn 2 con.

Cả thế giới chỉ còn 4 con tê giác trắng

Đ.K.L. - D.K.T.

Najin [trái] và Fatu - hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống - Ảnh: AFP

Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học tiến hành việc lấy trứng của loài tê giác.

Theo kế hoạch, trứng của 2 con tê giác cái này sẽ được dùng để thụ tinh nhân tạo cùng tinh trùng được lấy ra từ con đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc đã chết hồi tháng 3-2018.

Hiện số trứng lấy ra từ 2 con tê giác trên đã được gửi sang Ý để bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt nhất.

Ông Richard Vigne - Giám đốc khu bảo tồn Ol Pejeta tại Kenya, nơi hiện đang chăm sóc 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng, nhấn mạnh đây là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực cứu loài vật đang có nguy cơ diệt vong rất cao này.

Theo ông Vigne, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu phương pháp thụ tinh nhân tạo tối ưu nhất để có thể sản sinh ra một đàn tê giác con với khoảng 20 cá thể. Nếu thành công, đàn tê giác sẽ tiếp tục được nhân giống với số lượng đủ để có thể thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Trung Phi.

Nhóm nghiên cứu tiến hành lấy trứng của tê giác Fatu - Ảnh: CNN/AMI VITALE, NAT GEO IMAGE COLLECTION

Hồi tháng 3-2018, con tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trên thế giới đã chết tại khu bảo tồn Ol Pejeta vì lý do tuổi tác. Con tê giác 45 tuổi có tên Sudan này trước đó được xem là "thỏi nam châm" hút du khách đến với khu bảo tồn Ol Pejeta nói riêng và đất nước Kenya nói chung.

Trong khi loài tê giác trắng phương Nam hiện còn khoảng 20.000 cá thể chủ yếu phân bố tại Nam Phi, số lượng tê giác trắng phương Bắc đã sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt và bị mất môi trường sống hoang dã.

Từ năm 2006, nhân loại đã không còn ghi nhận bất kỳ cá thể tê giác trắng phương Bắc nào sống trong môi trường tự nhiên.

Hình ảnh trước lúc chết của chú tê giác trắng châu Phi đực cuối cùng

TTXVN

Quá trình bền bỉ cứu loài tê giác sắp tuyệt chúng

Vào một ngày mùa đông tháng 12-2009, bốn con tê giác trắng phương Bắc đã được vận chuyển từ Sở thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Séc đến sân bay ở Prague và được đưa lên chiếc máy bay chở hàng Martinair 747. Chúng được đưa đến Ol Pejeta, một khu bảo tồn động vật hoang dã rộng lớn ở Kenya.

Bốn cá thể bao gồm hai con đực tên là Suni và Sudan, và hai con cái tên là Najin và Fatu, là một nửa số tê giác trắng phương Bắc còn sót lại. Loài tê giác này được phân biệt với tê giác trắng phương Nam bởi đôi tai có lông và sừng phía trước ngắn hơn. Theo Tổ chức Save the Rhino, vào cuối năm 1960, có khoảng 2.360 con tê giác trắng phương Bắc sinh sống ở các nước Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda. Nhưng đến năm 1984, chúng bị săn trộm tràn lan và chỉ còn khoảng 15 cá thể.

Hai cá thể tê giác trắng phương Bắc Najin [trái] và Fatu [phải] được chăm sóc tại Khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya.

Hai mươi lăm năm sau, vào năm 2009, chỉ có tám con tê giác trắng phương Bắc còn sống ở Sở thú Dvůr Králové [Cộng hòa Séc] và Sở thú San Diego. Chỉ có bốn cá thể trong số này có khả năng sinh sản. Các nhà bảo tồn hy vọng rằng, việc vận chuyển bốn cá thể này đến Ol Pejeta ở châu Phi, nơi bản địa của chúng, với khí hậu ấm áp hơn và đồng cỏ rộng lớn, sẽ truyền cảm hứng cho chúng sinh sản để phục hồi phân loài tê giác quý hiếm này.

Tuy nhiên, sự thay đổi cảnh quan đã không thể biến những hy vọng của các nhà bảo tồn thành hiện thực. Mặc dù những người canh giữ tê giác đã chứng kiến ​​nhiều nỗ lực giao phối, nhưng Fatu và Najin vẫn không mang thai và cuối cùng được kết luận là không có khả năng mang thai. Trong khi đó, một vài cá thể tê giác khác đã bắt đầu qua đời. Năm 2011, Nesari, một cá the tê giác lớn tuổi, đã chết tại Dvůr Králové. Kéo theo đó là sự ra đi lần lượt của bốn cá thể tê giác khác. Và cuối cùng, vào mùa xuân năm 2018, Sudan, con tê giác trắng đực phương Bắc cuối cùng trên trái đất đã chết. Kể từ đó, hai cá thể tê giác cái Fatu và Najin là đại diện duy nhất của loài này.

Fatu được tiến hành gây tê một phần để nằm xuống cát trước khi gây tê toàn bộ.

Lấy thành công 10 quả trứng quý giá

Để cứu loài tê giác trắng phương Bắc đang chết dần, các nhà khoa học đã chuẩn bị một kế hoạch. Trong nhiều năm, Thomas Hildebrandt, Trưởng phòng quản lý sinh sản tại Viện nghiên cứu động vật và động vật hoang dã Leibniz, và nhóm của ông đã thu thập và đông lạnh tinh trùng của một số con tê giác trắng phương Bắc, trong đó có cá thể đực cuối cùng là Sudan. Năm 2014, khi biết rằng Fatu và Najin có khả năng vô sinh, Thomas Hildebrandt đã thành lập một nhóm quốc tế bao gồm đại diện Sở thú Dvůr Králové, Dịch vụ Động vật hoang dã Kenya, khu bảo tồn Ol Pejeta và Phòng thí nghiệm sinh sản động vật của Ý Avantea. Nhóm đã lập ra một kế hoạch tái tạo quần thể tê giác trắng phương Bắc thông qua thụ tinh trong ống nghiệm.

Các nhà khoa học đang lấy trứng từ cơ thể của Fatu.

Ngày 22-8 vừa qua, nhóm đã lấy thành công trứng từ Fatu và Najin, một kỳ tích mà trước đây chưa từng thử với tê giác trắng phương Bắc. Sau nhiều năm nghiên cứu, chuẩn bị và thực hành, đây là bước đầu tiên quan trọng trong nỗ lực lai tạo thành viên mới của phân loài tê giác cực kỳ nguy cấp này.

Để chuẩn bị cho việc thử quy trình trên hai cá thể tê giác trắng phương Bắc duy nhất còn sót lại là Fatu và Najin, nhóm nghiên cứu đã thực hành thành thạo kỹ năng lấy trứng từ các cá thể tê giác trắng phương Nam. Năm 2018, Cesare Galli, bác sĩ thú y và phôi học người Ý, người từng nhân bản con ngựa đầu tiên, đã tiêm vào trứng của tê giác trắng phương Nam tinh trùng của một con tê giác trắng phương Bắc để tạo ra phôi thai. Điều này chứng tỏ rằng tinh trùng của tê giác trắng phương Bắc đang lưu trữ có thể tạo ra phôi.

Hình ảnh Fatu tỉnh lại sau khi gây mê.

Ngày 22-8, nhóm xác định họ đã sẵn sàng để làm điều đó thực sự. Họ đã gây mê Fatu và Najin trong chuồng của chúng tại Ol Pejeta và trích xuất trứng. Đây là một quá trình khó khăn với các nhà khoa học khi các bác sĩ thú y không cho phép để hai cá thể tê giác phải gây mê quá hai tiếng đồng hồ.

Sau khi lấy trứng thành công, nhóm nghiên cứu vội vã đặt nó vào một phòng thí nghiệm di động. Galli kiểm tra các tế bào qua kính hiển vi và đếm được mười quả trứng, mỗi cá thể tê giác thu được năm trứng. Nhóm các nhà khoa học đã rất vui mừng vì điều đó.

Nhưng nhóm không có nhiều thời gian để say sưa trong thành tích. Các nhà khoa học đã cẩn thận cấp đông những quả trứng và nhanh chóng mang chúng lên một chiếc trực thăng chờ sẵn và đi qua nhiều chặng máy bay khác nhau để đến Ý.

Tại phòng thí nghiệm của Galli ở Cremona, nhóm nghiên cứu sẽ quan sát xem tế bào trứng nào trưởng thành và có thể thụ tinh với tinh trùng của tê giác trắng phương Bắc đang lưu trữ. Nếu trứng được thụ tinh phát triển thành phôi, các nhà khoa học sẽ bảo quản lạnh cho đến khi chúng đủ điều kiện để cấy phôi vào một con tê giác trắng phương Nam.

Sử dụng những kỹ thuật hiện đại để cứu tê giác trắng phương Bắc

Nhóm các nhà khoa học hộ tống 10 quả trứng từ Kenya về Ý.

Mặc dù đây là một bước quan trọng trong cuộc chiến để cứu tê giác trắng phương Bắc, nhưng một số người thận trọng cho rằng vẫn còn quá sớm để ăn mừng. Thụ tinh nhân tạo đã từng thành công với loài tê giác trắng, nhưng thụ tinh trong ống nghiệm chưa bao giờ được thực hiện với tê giác trước đây. Gần đây, các nhà khoa học đã tạo ra một phôi thai khả thi và cố gắng chuyển đổi nó.

Hơn nữa, trong một thông cáo báo chí, các nhà khoa học cho biết chất lượng tinh trùng thu được từ tê giác trắng phương Bắc rất kém.

Ngay cả khi một con tê giác trắng phương Nam có thể mang một bào thai tê giác trắng phương Bắc, thì con tê giác trắng phương Bắc này cũng không đủ đa dạng về mặt di truyền để duy trì quần thể.

Theo ông Susie Ellis, Giám đốc điều hành của Tổ chức Rhino quốc tế, một tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận, toàn bộ phương pháp này đang ở giai đoạn sơ khai. Cần một khoảng thời gian lâu dài từ việc phát triển một phôi thai để có một con tê giác và sau đó có một đàn tê giác trên mặt đất.

Nhóm các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu một phương pháp thay thế khác, mặc dù cũng không kém phần thách thức. Họ hy vọng sử dụng các mẫu da được bảo quản từ mười hai con tê giác trắng phương Bắc để tạo ra giao tử, hoặc tế bào trứng và tinh trùng, từ đó có thể đa dạng hóa nguồn gen. Một nghiên cứu vào năm ngoái cho thấy, các mô mẫu đang có chứa đủ sự đa dạng di truyền để có thể khôi phục được một quần thể tê giác trắng phương Bắc khỏe mạnh.

Kiểm lâm viên Zacharia Mutai an ủi Sudan, con tê giác trắng phương Bắc giống đực cuối cùng trước khi nó qua đời vào ngày 19-3-2018, tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Ol Pejeta ở miền bắc Kenya.

Jeanne Loring, một nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Viện nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California, người đang làm việc riêng cho một dự án tương tự, rất lạc quan rằng những kỹ thuật như vậy cuối cùng sẽ tạo ra tê giác. Các nhà khoa học đã từng thành công với kỹ thuật này ở trên chuột. “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bất cứ điều gì có thể làm được ở chuột đều có thể thích hợp với con người, và điều đó cũng có nghĩa là thích hợp với tê giác trắng”.

Hai cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng là Fatu và Najin có thể qua đời trước khi nghiên cứu này có kết quả. Nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng, với vật liệu di truyền được bảo tồn, cái chết của chúng trong tương lai gần chỉ có nghĩa là một sự tạm dừng, không phải là kết thúc của phân loài tê giác quý hiếm này.

* Cá thể tê giác trắng phương bắc giống đực duy nhất trên thế giới chết

THẢO LÊ

Video liên quan

Chủ Đề