Tay ga xe máy bị lỏng

Khi bạn thấy xe chạy lên ga bị rung khá lớn, xe yếu, giật, tăng tốc kém, có những tiếng rào rào… thì đây chính là các dấu hiệu chứng tỏ nồi xe tay ga bị hỏng.

Nguyên nhân và cách khắc phục nồi xe tay ga bị hỏng

Tiếng kêu “leng keng” khi chạy tốc độ cao

Khi chạy xe với tốc độ lên ga đều trên đường bằng, bạn phát hiện có tiếng kêu leng keng ở phần chuông nồi xe.

Nguyên nhân: Có thể xác định, lúc này bộ nồi xe ta ga của bạn đã gặp hư hỏng phần guốc ly hợp, bởi lỗi này là do tấm thép chặn guốc ly hợp không được chặt, khi chạy tốc độ cao sẽ tạo sự dao động gây nên tiếng động.Hầu hết với lỗi này, thường là do quá trình lắp ráp và thường là trường hợp hiếm gặp.

Khắc phục: Nếu phát hiện lỗi bạn cần nhanh chóng xử lý để tránh hư hỏng các chi tiết trong bộ nồi xe nặng hơn, đặc biệt, khi tấm thép chắn guốc ly hợp bị đứt rời hoặc quá lỏng.

Khi kéo ga, xe bị rung khá lớn

Khi kéo ga lên, xe cảm giác rung, đặc biệt là phần tay lái xe bị rung khá lớn, đôi khi bạn còn thấy rung mạnh tới mức có thể làm đánh tay lái.

Nguyên nhân: Lỗi là do sức ép lên bộ guốc ly hợp không đều, khiến guốc dao động va đập vào bên trong chuông ly hợp.Do quá trình lỗi lâu ngày, bộ nồi xe không được xử lý gây mòn bi-văng khiến xe tăng tốc kém, rãnh bi kẹt vì mòn gây vênh má pu-ly trong bộ nồi xe.

Khắc phục: Trường hợp này, bạn cần phải bảo dưỡng và sửa chữa xe nhanh chóng, bởi tiếp tục để lỗi sẽ gây nguy hiểm khi sử dụng xe và hư hỏng bộ nồi xe một cách nghiêm trọng hơn, việc sửa chữa sẽ càng tốn kém khi thay thế phụ tùng.

Tiếng sôi “gàu gàu” từ nồi xe khi chạy

Đôi khi bạn chạy xe và nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng “gàu gàu” phát ra từ bộ nồi của xe, điều này là biểu hiện cho thấy bộ nồi xe đã bị hư hỏng.

Nguyên nhân: Có thể nói hư hỏng này được xác định từ các tay thợ chuyên nghiệp, là chi tiết bi-văng của ly hợp trước trên xe đã bị lỗi.

Khắc phục: Nếu bạn không nhanh chóng chăm sóc và bảo dưỡng sẽ khiến cụm ly hợp hỏng do guốc ly hợp càng ngày bị kẹt thêm khiến bề mặt ma sát trên guốc tì vào chuông ly hợp gây mòn. Để lâu ngày sẽ dẫn tới cháy hoặc bong tấm ma sát, chuông nồi bị cháy đen, cùng nhiều chi tiết trong bộ nồi xe hư hỏng nặng, khiến xe không thể chạy được.

Tiếng va đập mạnh trên bộ nồi xe

Mỗi khi bạn tăng ga hoặc nhả ga, ngay trên bộ nồi xe phát ra tiếng kêu lớn “phành phạch”, dấu hiệu này cho thấy bộ nồi xe gặp sự cố.

Nguyên nhân: Do dây đai trong nồi xe bị trùng, rão khi chạy xe quay với vận tốc lớn hoặc xuống vận tốc khiến dây đai va đập vào hộp truyền động gây nên tiếng kêu. Khi dây đai trùng nếu không xử lý căng lại ngay, sẽ khiến dây cọ sát hộp truyền động, dẫn tới dây bị mòn hỏng, ảnh hưởng tới việc vận hành và tốc độ của xe.

Khắc phục: Bạn cần phải bảo dưỡng tăng dây đai truyền động trên bộ nồi, với trường hợp dây đai cũ đã nhão do bị bào mòn, để đảm bảo bạn nên thay thế bộ dây đai truyền động mới để giúp xe đạt vận tốc tốt khi vận hành.

Rất nhiều người không biết khi nào cần thay dây dây ga xe máy. Điều này làm cho việc điều khiển tay ga trở nên bất lợi, cảm thấy nặng tay khi di chuyển đặc biệt là trên những cung đường dài, gập ghềnh. Bởi vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn nhận thiết thời điểm thích hợp để thay dây dây ga cũng như cách khắc phục lỗi dây ga bị nặng.

Xem nhanh

Dây ga xe máy là gì? Khi nào cần thay?

Tùy từng xe sẽ được thiết kế một hoặc hai dây ga

Dây ga được lắp ngay phần tay ga của xe với tác dụng “chống” lại lực đàn hồi của lò xo. Lúc này, khi lên ga, bạn sẽ cảm thấy tay cứng và nặng hơn.

Có thể nói, dây ga là một loại phụ tùng xe máy đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với các dòng cần cung cấp nhiều nhiên liệu cho động cơ. Tùy từng dòng xe sẽ được trang bị một hoặc hai dây.

Đối với loại một dây ga thì cần có thêm 1 hoặc 2 lò xo cứng để đảm bảo hoạt động của bướm gió được trơn tru, không gặp sự cố khi vận hành. Nhược lại, nếu sử dụng xe có hai dây ga không đòi hỏi lò xò phải quá cứng. Người dùng có thể dễ dàng kiểm soát được tay ga khi lên xuống và không hề có cảm giác nặng tay trong suốt hành trình. Chính bởi đặc điểm này, mà hầu hết các dòng xe đời mới đều thiết kế 2 dây ga.

Sau một thời gian sử dụng, dây đai bị mòn hoặc hư hỏng khiến quá trình khởi động, trượt côn, truyền lực bị giảm sút. Đồng thời khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Để nhận biết khi nào cần thay dây da xe máy, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu như:

  • Tiếng lạch cạch mỗi lần khởi động

  • Xe ì, có cảm giác nặng khi tăng ga và hay bị trượt côn

  • Kích thước dây nhỏ hơn so với thời điểm mới mua, bề mặt chai cứng, sần sùi do ảnh hưởng của quá trình sinh nhiệt hoặc xuất hiện các vết chân chim rạn nứt

Tốt hơn hết, bạn nên kiểm tra sữa chữa xe máy và vệ sinh dây đai ga định kỳ tránh xe máy bị đứt dây ga. Thời gian lý tưởng là sau 8.000 - 10.000 km và nên thay dây ga xe máy 20.000 km/lần

Giá dây ga xe máy 

Có nhiều loại dây ga có từng dòng xe 

Giá thay dây dây ga xe máy khá rẻ. tùy vào từng dòng, từng đời và thương hiệu khác nhau mà khoảng giá sẽ có độ chênh lệch tương đối. Trong đó, đối với các loại xe số, giá dây ga chỉ khoảng 85.000 VNĐ. Ngược lại, các dòng xe ga càng cao cấp thì mức giá cũng tăng cao hơn. Cụ thể như sau:

  • Dây ga xe Dream giá 85.000đ
  • Dây ga xe Honda Wave giá 85.000đ
  • Dây ga xe Vision giá 345.000đ
  • Dây ga xe Honda Lead giá 365.000đ
  • Dây ga xe Airblade 350.000đ
  • Dây ga xe Sh nhập 450.000đ
  • Dây ga xe Sh Việt giá 380.000đ

Cách chỉnh dây ga xe máy

Khoảng 1-2 tháng sử dụng, bụi bẩn sẽ bám vào các chi tiết bên trong xe như dây ga khiến chúng không còn hoạt động trơn tru như ban đầu. Để tránh dẫn đến tình trạng kẹt tay ga, thậm chí là mất kiểm soát phương tiện, bạn nên vệ sinh, thay dây da xe máy định kỳ.

Chỉnh nhẹ dây ga giúp tay không bị mỏi khi chạy xe đường dài

Tùy vào vấn đề gặp phải, bạn có thể áp dụng cách tăng dây ga xe máy hoặc cách làm nhẹ dây ga xe máy. Trong đó, cách làm nhẹ được áp dụng phổ biến hơn cả, giúp mang lại cảm giác thoải mái khi điều khiển phương tiện, tránh mỏi tay.

Bước 1: Tháo cục gù tay

Dựng chân chống giữa của xe ở mặt phẳng chắc chắn, không bị chênh nghiêng. Khéo léo tháo cục gù nằm ở tay ga ra ngoài và thử khởi động lại xe để kiểm tra tình trạng kẹt ga hay nặng tay đã giảm hay chưa. 

Nếu ga trở lại bình thường, nguyên nhân là do cục gù bị ép quá chặt làm cho tay ga bị kẹt. Trong trường hợp, ga vẫn có cảm giác nặng thì chuyển sang bước thứ 2.

Bước 2: Kiểm tra dây ga bên trong

Tháo tay nắm để kiểm tra hệ thống bên trong, cụ thể là xoắn cùm quấn dây ga, nhựa lồng dây có bị móp hay biến dạng hay không. Bởi rất nhiều trường hợp tay ga bị kẹt do dây xoắn, thiếu dầu mỡ bôi trợ hoặc bị chèn ép quá chặt.

Lúc này, tùy vào tình hình sẽ có các cách xử lý khác nhau. Bởi vậy, bạn cần quan sát thật kỹ. Nếu thấy vết nứt, rạn hoặc đứt, cần nhanh chóng thay dây ga xe máy để tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi điều khiển phương tiện.

Bước 3: Thay mới dây ga

Nếu ở bước 2 không có bất kỳ vấn đề gì, rất có thể tay ga nặng là do bị rỉ hoặc đứt các sợi nhỏ bên trong. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải thay mới dây ga.

Xem thêm:

  • Tham khảo giá thay má phanh xe máy
  • Các mẫu đồ chơi xe vario

Việc xác định thời điểm khi nào cần thay dây ga xe máy không chỉ giảm tình huống dây ga kẹt, nặng mà còn đảm bảo an toàn của người điều khiển phương tiện. Bởi vậy, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào như xe chạy ì, phát ra tiếng lạch cạch khi khởi động… bạn cần nhanh chóng thay dây ga xe máy mới. Đồng thời để đảm bảo an toàn và giúp xe luôn bền cần bảo dưỡng xe máy định kỳ mỗi 4 tháng để tránh những bệnh lặt vặt gây hỏng hóc. 

Chủ Đề