Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến khi nào năm 2024

Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, 80% lượng vitamin D sẽ được tổng hợp qua da. Điều này giúp cho cơ thể bé hấp thu tốt canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc. Đồng thời giúp điều hòa các dưỡng chất quan trọng cho việc tạo hình xương. Hơn hết, còn chống lại bệnh còi xương ở trẻ em và một số chức năng miễn dịch khác. Ngoài ra, việc tắm nắng còn giúp tránh được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

Sau khi sinh khoảng 1 tuần là thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu tắm nắng. Mẹ nên cho bé vào bóng râm để bé làm quen dần. Trong những ngày đầu, mẹ chỉ nên phơi nắng vài phút. Sau đó tăng dần lên 5 phút, 10 phút và tối đa 30 phút.

Sau khi sinh khoảng 1 tuần là thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu tắm nắng.

3. Tắm nắng thế nào cho an toàn và hiệu quả

Tắm nắng là một hoạt động rất tốt cho trẻ sơ sinh. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách tắm nắng đúng cách cho bé, nhất là các mẹ sinh bé đầu lòng. Bibo Mart chia sẻ với bạn một số “tip” để bạn có thể cho bé tắm nắng hiệu quả và an toàn nhất nhé.

  • Chọn thời gian thích hợp: Tránh cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, khi ánh nắng mặt trời rất mạnh và gây nguy hiểm cho da của bé. Thời gian tốt nhất là sáng sớm hoặc buổi chiều muộn.
  • Chọn địa điểm an toàn: Hãy đảm bảo bé được tắm nắng ở nơi an toàn, ít bụi. Bạn có thể chọn sân vườn, ban công hoặc bãi biển nếu điều kiện cho phép.
  • Mặc đồ bảo vệ: Để bảo vệ da, đầu và tóc trẻ khỏi ánh nắng trực tiếp, mẹ nên sử dụng mũ đội cho con.
  • Sử dụng kem chống nắng: Da của trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, ngoài việc tiếp nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời thì bé cũng sẽ tiếp xúc với các tia UV có hại cho da. Vì thế mẹ nên thoa kem chống nắng cho con trước khi tắm nắng nhé!
    Tắm nắng là một hoạt động rất tốt cho trẻ sơ sinh.

4. Những điều mẹ cần lưu ý khi tắm nắng cho bé

• Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt trẻ.

• Ban đầu mặc quần áo mát bình thường. Khi thân nhiệt của bé tăng lên thì cởi bớt dần dần. Để hở càng nhiều vùng da tiếp xúc với ánh nắng, bé càng nhận được nhiều tia hồng ngoại.

• Nếu không thể ra ngoài, bạn có thể cho bé nằm gần cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản trở tia hồng ngoại, làm mất tác dụng của việc tắm nắng.

• Lau khô mồ hôi cho bé ngay sau khi tắm và cho bé uống chút nước để bù lại lượng nước mất đi.

• Tắm nắng cho bé ở những nơi có nhiều ánh nắng, thoáng đãng, ít bụi bẩn.Tránh những chỗ có gió lùa và không cho bé tắm nắng vào những ngày thời tiết bất thường.

Tắm nắng cho trẻ sẽ giúp trẻ hấp thụ được vitamin D và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh, khiến trẻ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, da của trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm nên dễ bị tổn thương trước tác động của tia cực tím. Khi nào không nên tắm nắng cho trẻ?

Tắm nắng cho trẻ nếu không đúng cách có thể gây ra những mối nguy hại cho trẻ.

Tắm nắng đúng cách sẽ giúp trẻ có thể phát triển hệ xương, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh vàng da. Tắm nắng còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật tốt hơn. Đây còn được xem là bài thể dục tốt cho hệ tim mạch của con người.

Đó chính là những lý do tại sao ngày càng có nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù thế, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng cho biết tác dụng và hiệu quả của việc tắm nắng cho trẻ chỉ có khi bạn thực hiện đúng cách. Nếu quá lạm dụng tắm nắng cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng khá tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Cần hạn chế thực hiện tắm nắng cho trẻ trong các trường hợp sau:

Không cho trẻ tắm nắng sau 9 giờ sáng cho đến 16 giờ chiều, bởi đây là thời điểm mà các tia cực tím từ mặt trời xuất hiện nhiều nhất.

Không cho trẻ tắm biển dưới ánh nắng gắt, kể cả khi trẻ đã được 8 - 9 tuổi, để tránh các vấn đề về cháy da, bỏng nắng hoặc làm tăng nguy cơ ung thư da.

Nên hạn chế cho trẻ tắm nắng trong những ngày nắng nóng quá oi bức, bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mất nước, do trẻ sẽ bị đổ nhiều mồ hôi.

Không cho trẻ tắm nắng vào những ngày thời tiết quá lạnh, bởi khi này gió thường mạnh và sẽ không đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

Không tắm nắng thường xuyên cho trẻ khi thời tiết giao mùa, bởi có thể sẽ dễ khiến trẻ bị bệnh hơn do ảnh hưởng của khí hậu…

Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Trong trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tắm nắng cho trẻ thì cần tiến hành đúng quy trình, đúng nguyên tắc. Và đừng quên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi da của trẻ có các dấu hiệu bất thường sau khi tắm nắng, để nhận được sự hỗ trợ an toàn.

Tắm nắng đúng cách sẽ giúp trẻ có thể phát triển hệ xương, tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh vàng da. Ảnh minh hoạ.

Lời khuyên cho cha mẹ khi cho trẻ tắm nắng

Vậy câu hỏi đặt ra, cho trẻ tắm nắng khi nào là an toàn nhất để hấp thụ vitamin D? Theo các nhà nghiên cứu, khi trẻ chào đời được từ 1 - 2 tuần, người lớn có thể cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhằm giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Nhưng da của trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, nên cha mẹ cũng cần chú ý đến việc tắm nắng an toàn cho trẻ.

Thời điểm cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng là từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng, đây là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Thời gian tắm nắng cho trẻ một lần không quá 30 phút. Với trẻ nhũ nhi lần đầu tiếp xúc với ánh nắng, bạn chỉ nên cho trẻ tắm nắng không quá 10 phút và tăng dần thời gian để trẻ thích nghi từ từ.

Địa điểm tắm nắng cho trẻ cũng cần chú ý và nên lựa chọn cho trẻ tắm nắng ở những nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi. Hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng trước mặt của trẻ, nhất là các vùng mắt và đầu, để tránh ảnh hưởng đến não bộ và thị giác. Khi tắm nắng, cha mẹ cần hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ, bởi điều này sẽ làm giảm hiệu quả của việc tắm nắng.

Khi trẻ bị ốm hoặc khi trời lạnh, cha mẹ cũng nên ngừng tắm nắng cho trẻ. Nếu vẫn muốn tiếp tục cần phải cho trẻ mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay. Hãy để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với các vùng da này để nâng cao tác dụng. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng qua cửa kính, vì hạn chế tác động cộng hưởng, giống như thấu kính hội tụ có thể gây nguy hại cho da trẻ…

Tắm nắng rất quan trọng với trẻ nhỏ nhưng cần phải đúng cách để đảm bảo hiệu quả. Ảnh minh hoạ.

Tóm lại: Tắm nắng rất quan trọng với trẻ nhỏ, nhưng cần phải đúng cách để đảm bảo hiệu quả tắm nắng, giảm thiểu tác động xấu tới cơ thể của trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý theo khuyến cáo của bác sĩ.

Phụ huynh cũng cần cân nhắc giữa lợi ích tắm nắng và nguy cơ tổn thương da, ung thư da. Cấu trúc da của trẻ, đặc biệt với nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hoàn chỉnh và dễ bị tổn thương bởi các tia UV. Hơn nữa, sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây cũng như mức độ ô nhiễm gia tăng của môi trường sống, khiến việc tắm nắng cho trẻ không còn thích hợp. Do đó, việc chủ đích tắm nắng để lấy vitamin D cho nhóm trẻ này hiện không còn được khuyến khích bởi nhiều cơ quan y tế trên thế giới, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Tuy nhiên, các hoạt động sinh hoạt ngoài trời cho nhóm trẻ này là quan trọng, không chỉ cho việc lấy vitamin D mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thời gian hoạt động thụ động [như sử dụng điện thoại, xem TV…]. Do đó, phụ huynh nên khuyến khích trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời vào những khung giờ không quá nắng gắt và chứa nhiều UV, việc làm này có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn là chủ đích lấy vitamin D.

Chủ Đề