Tại sao trúng gió lại chết

Chắc hẳn trong chúng ta đều không xa lạ gì với cụm từ “Gió độc”, càng quen hơn với những câu chuyện như: “Ông A trúng gió qua đời đột ngột”, “Anh B tắm đêm bị gió độc mất đêm qua”,… Nhưng sự thực có tồn tại thứ được gọi là “gió độc” hay liệu có “Bệnh trúng gió” hay không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Sự thực về “gió độc” hay “bệnh trúng gió”

Như mọi người đã biết, Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú bậc nhất trên thế giới với khả năng Việt hoá gần như tất cả các thứ tiếng ngoại ngữ, minh chứng bằng số lượng từ Hán Việt khổng lồ trong từ điển. Từ Hán Việt, từ lâu đã được sử dụng một cách phổ biến trong các ngành khoa học, đặc biệt là trong Y khoa.

Tuy nhiên, nếu như tiếng Hán nguyên gốc mỗi từ mỗi nét đều có ẩn ý thì từ Hán Việt chỉ có khả năng diễn đạt lại âm sắc [ký âm] nên khi phiên âm sang tiếng Hán Việt và dịch nghĩa sang tiếng Việt thì phần ý nghĩa thường bị thiết sót hoặc bị hiểu lệch hẳn so với ý ban đầu.

Từ đây bắt đầu hình thành những sai lầm khi các quan điểm y khoa chính thống vốn được diễn đạt bằng các từ Hán Việt được dân gian hoá thành các từ thuần Việt. Một ví dụ tiêu biểu cho sự lệch lạc này là quan điểm: “Sởi kiêng tắm và kiêng gió” vì sợ “Chạy hậu”.

Thực chất, trong y văn Đông Y kinh điển thường viết rằng: Bệnh sởi nếu gặp phong thuỷ ngoại tà [là yếu tố gây bệnh bên ngoài] thì sẽ sinh chứng hậu [biến chứng] nặng nề. Điều này là hoàn toàn phù hợp với góc độ khoa học là trẻ em Viêm phổi bội nhiễm sau mắc Sởi có tỉ lệ tử vong rất cao.

Quay lại với chủ đề bài viết: từ “Trúng Phong” trong Y học cổ truyền được dùng để mô tả chứng bệnh tương đối giống với Đột quỵ não của y học hiện đại. Trúng phong ở đây có thể hiểu theo 2 nghĩa: 1 là phong trong lục tà [6 nguyên nhân gây bệnh của y học cổ truyền], hai là phong trong “kinh phong” tức là co giật.

Người bị chứng “Trúng phong” thường biểu hiện đột ngột yếu liệt, miệng méo mắt lệch, nhẹ thì chỉ thoảng qua, nặng sẽ co giật, hôn mê và tử vong. Do diễn biến bệnh vô cùng nhanh nên người ta còn có các tên gọi khác như là Bạo quyết, Bạc quyết, Thốt trúng… Do đó, “Trúng phong” là một chứng bệnh chứ không phải “Trúng gió độc”.

Hình minh hoạ: “Trúng gió” và Phình mạch máu não

Vậy tại sao có những người ra gió hoặc sau tắm đêm thì liền hôn mê và tử vong? Những trường hợp đột tử này phần nhiều là có sẵn các dị dạng mạch não. Các điểm dị dạng này thường phình lên như chiếc săm xe bị hỏng, chỉ chờ khi có tăng áp lực đột ngột sẽ lập tức vỡ ngay, gây xuất huyết não ồ ạt dẫn tới tử vong.

Việc ra gió lạnh hay sau khi tắm xong gặp lạnh sẽ khiến cho mạch máu dưới da bị co đột ngột, máu dồn 1 lưu lượng lớn từ ngoài da đổ về trung tâm làm mạch máu không kịp thích nghi, những nơi mạch bị phình là nơi xung yếu sẽ lập tức vỡ ra, gây đột quỵ chảy máu não cấp. Những trường hợp này thường xảy ra ngoài khuôn viên bệnh viện, khó nhận diện nên tỉ lệ tử vong là rất cao.

Vậy, làm sao để biết mình có bị phình mạch não hay không ?

Các đối tượng sau đây cần liên tục theo dõi và tầm soát sức khoẻ của mình:

• Các triệu chứng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 đến 40 tuổi.

• Người bị hoặc có tiền sử bệnh động kinh.

• Người trẻ tuổi thường xuyên nhức đầu hoặc đau ở một vùng đầu.

• Đột ngột Yếu cơ hoặc tê ở một bộ phận của cơ thể.

• Đau đầu dữ dội.

• Yếu, tê hoặc tê liệt.

• Mất thị lực.

• Nói khó.

• Nhầm lẫn hoặc không thể hiểu ý của người khác.

Đặc biệt, những người có sẵn bệnh lý tăng huyết áp cần sử dụng thuốc thường xuyên, lập sổ kiểm tra theo dõi huyết áp, hạn chế tối thay đổi nhiệt độ cũng như cảm xúc một cách đột ngột để tránh biến động huyết áp gây đột quỵ.

Bị trúng gió, nên làm gì?

Sử dụng phương pháp cạo gió [vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác]. Tuy nhiên, không áp dungh phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai… Uống trà gừng, nước gừng tươi giã nát. Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn nên tìm những phòng khám & bác sĩ chuyên môn để có thể được thăm khám và hướng dẫn điều trị một cách an toàn

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

//bachkhoasuckhoe.vn - Thói quen cạo gió khi bị cảm có thể dẫn tới nguy cơ bị liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ.

Cạo gió là một cách làm dân gian được sử dụng phổ biến để trị các chứng bệnh cảm cúm, đau nhức cơ thể, đau đầu. Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng các này, không cẩn thận sẽ gây hậu quả khó lường.
Một cô giáo 35 tuổi đã cạo gió cho chồng khi anh than mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, sau khi cạo được 2-3 đường thì người chồng đột ngột ngất đi và hôn mê sâu. Dù được đưa đến bệnh viện gần đó cấp cứu, nhưng người chồng đã qua đời do tăng huyết áp.

Bác sĩ cho biết nguyên nhân là do người chồng có dấu hiệu cảm phong nhiệt. Khi đó cơ thể người chồng đang nóng, nếu cạo gió thì làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não, dẫn đến tử vong.

Những trường hợp nào không nên cạo gió

Không cạo gió cho trẻ em: Khi trẻ bị cảm chỉ nên xoa dầu cho trẻ. Nếu cạo gió cho trẻ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hỏng da, khí huyết không thông.

Không cạo gió khi cảm nhiệt: Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng [Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam], người bị sống phong nhiệt dễ bị biến chứng méo mồm, liệt nửa người, xuất huyết não, đột quỵ. Cơ thể của người cảm phong nhiệt có nhiệt độ rất cao, nếu cạo gió trong trường hợp này sẽ khiến cho huyết áp tăng cao dẫn đến nguy cơ bị xuất huyết não. Dấu hiêu nhận biết người bị cảm phong nhiệt là: đau đầu, chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng, miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi, sợ gió, ho có đờm, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng…

Người bị bệnh tim, cao huyết áp không nên cạo gió: Người đang mắc bệnh tim mạch hay có tiền sử bệnh tim mạch tuyệt đối không được cạo gió. Nguyên nhân là vì những động tác mạnh khi cạo gió có thể gây kích ứng và làm bùng phát trở lại các cơn đau tim nguy hiểm. Hạn chế sử dụng ghế massage toàn thân. Cạo gió cũng không được áp dụng cho người bị tăng huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. Hậu quả là người bệnh bị méo miệng, mắt không khép, thậm chí tử vong.

Không nên cạo gió cho phụ nữ có thai vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi: Theo các nhà chuyên môn, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai, vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Cạo gió làm nặng thêm tình trạng của người bị đau vai gáy: Theo các chuyên gia, chứng đau vai gáy có nguyên nhân chủ yếu là do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu và cơ bị chèn ép. Nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao, tai biến mạch máu não… có thể sẽ dẫn đến liệt nửa người, đột quỵ, thậm chí tử vong. Cạo gió gây xuất huyết dưới da nên có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm cơn đau nhức nặng hơn.

Không cạo gió cho người mắc bệnh Hemophilia [bệnh máu không đông]: Do cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da nên rất nguy hiểm đối với những người bị mắc bệnh Hemophilia [bệnh máu không đông].

Những lưu ý khi cạo gió:

1. Cách cạo gió
Không cạo gió quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại.

2. Vị trí cạo gió
Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng, chứ không được đánh ở giữa cột sống. Đánh hai bên cột sống, Đông y gọi là đánh hai bên kinh bàng quang chứ không được đánh giữa kinh đông [giữa cột sống].

Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

3. Kỹ thuật cạo gió
Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3-5 phút là da ửng đỏ.

Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe

Video liên quan

Chủ Đề