Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

"Cuộc sống đang bình thường tự nhiên có động đất sóng thần nhấn chìm tất cả. Đây hoàn toàn do thiên tai bất ngờ ập đến. Cá lớn cá bé đều chết hết", cảm xúc của một nhà đầu tư sau giờ giao dịch ngày 11/10/2018.

Có thể cảm xúc này đã được chuyền tay trong một bộ phận nhà đầu tư sau đó. Chủ nhân của nó là "nhạc trưởng" của một nhóm nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán Việt.

Bất khả kháng và tâm lý?

Đều đặn, trước giờ mở cửa mỗi phiên, vị "nhạc trưởng" trên đều có tin nhắn tóm lược bối cảnh chung, dự báo diễn biến giao dịch và một số mã cụ thể. Kiểm nghiệm, khoảng một tuần trở lại đây, đó là những dự báo khá chính xác, đồng điệu với diễn biến thị trường sau đó.

Cũng với góc nhìn trên, 6h30 ngày 11/10/2018, tin nhắn được gửi đi, sau dư chấn mạnh từ Phố Wall (Mỹ): "Tình hình ngoài dự đoán. Kinh nghiệm cho ta thấy, anh em nên đưa tài khoản về vị thế tiền mặt nhiều nhất có thể, tránh để đến chiều sẽ là quá muộn".

Tuy nhiên, cảnh báo trên được chú thích là để những người nhận chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận chấn động mạnh, kèm theo đó là khuyến nghị nếu giảm mạnh ngay thì không nên bán, và kỳ vọng đây sẽ là phiên "tát ao" cuối cùng của nhịp giảm hiện nay.

Giả dụ, góc nhìn và phán đoán của vị "nhạc trưởng" trên điển hình cho một trong những quan điểm trước phiên 11/10/2018. Có những điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, trong một tuần qua góc nhìn trên bám sát và dự báo tốt diễn biến. "Tình hình ngoài dự đoán" có thể xem là bất ngờ và dẫn tới bất khả kháng với nhiều nhà đầu tư.

Lệch múi giờ, đêm trước thị trường chứng khoán Mỹ có thể nói rơi vào khủng hoảng mang tính thời điểm. Sáng hôm sau, thị trường Việt Nam lập tức phản ánh, lệnh bán ồ ạt và giá "rơi như viên sỏi" ngay đợt khớp lệnh mở cửa. Có nghĩa là, phần lớn "số phận" của nhà đầu tư trở nên thụ động.

Trên sàn Hà Nội (HNX), khớp lệnh liên tục ngay khi mở cửa, đã có hoạt động "bắt dao rơi" ở nhiều mã khi xuất hiện cú rơi mạnh. Nhưng "đứt tay" ngay sau đó và hoạt động này thảng đi.

Thứ hai, kỷ luật nâng tỷ trọng tiền mặt lên mức cao có thể, nói cách khác là hoạt động bán ngay, bán dứt khoát để chủ động kiểm soát rủi ro được lựa chọn.

Diễn biến từ đầu đến kết phiên cho thấy rõ lựa chọn đó. Nó càng trở nên đậm nét hơn ở hai lần gắng gượng phục hồi, vào phiên sáng và chiều, đều bị nhấn chìm bới hoạt động bán ra dứt khoát.

Thứ ba, trong một tuần trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh bình thường, sau nhịp tăng khá dài từ ba tháng qua (từ tháng 7/2018); bối cảnh vĩ mô nói chung không có biến động lớn và bất thường nào; thậm chí có kỳ vọng hướng tới mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 khả quan, cùng với vĩ mô chốt quỹ vừa qua tích cực…

Theo đó, bên cạnh tác động từ Phố Wall cũng như chứng khoán toàn cầu nói chung giảm rất mạnh, tâm lý là một phần để lý giải cho cú sập ngày 11/10/2018 ở thị trường chứng khoán Việt.

Lịch sử có lặp lại?

Phiên 11/10/2018 gợi nhớ lại cú sập ngày 5/2/2018, vẫn còn tươi mới.

Chỉ khác một chút về thời điểm, phiên 5/2/2018 trọng lực đứt gãy của điểm số dồn vào buổi chiều. Một phiên mà khi đó giới đầu tư gợi lại kỳ khủng hoảng "trắng bên mua" năm 2008.

Cái khác trên thực ra không khác. Vì phiên 5/2/2018 của chứng khoán Việt Nam được pha loãng bằng hai ngày nghỉ cuối tuần; phiên liền trước cuối tuần chứng khoán Mỹ cũng có phiên giảm cực mạnh.

Và có những điểm chung đáng chú ý.

Về cơ bản, bối cảnh thị trường Việt Nam khi đó về vĩ mô khá thuận lợi và ủng hộ đà đi lên. Năm 2017 vừa đạt GDP ấn tượng, lãi suất, tỷ giá, kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp… thuận lợi.

Điểm chung đáng chú ý khi đó và hiện nay, cú sập của thị trường chứng khoán không bị cộng hưởng bởi các yếu tố tiền tệ, và không lan sang các yếu tố tiền tệ tại cùng thời điểm.

Đó cũng là "cái may" của cú sập 11/10/2018. Nó dường như phản ánh nội tại của riêng thị trường chứng khoán. Vì các diễn biến tiền tệ không có xáo trộn lớn và bất thường theo hướng tác động tiêu cực.

Nhìn ra bên ngoài, sau khi chỉ số USD-Index nhăm nhe trở lại mốc 96 điểm, thì trước thềm cú sập này nó giảm đáng kể, có thời điểm nằm dưới 95 điểm. Đồng Nhân dân tệ sau khi đe dọa xuyên đáy của năm so với đồng USD thì đã lên giá đáng kể trở lại. Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm có xu hướng giảm trở lại kéo dài…

Trong nước, bên cạnh các yếu tố vĩ mô thuận lợi vừa qua như GDP tăng cao, xuất siêu kỷ lục, tỷ giá USD/VND liên tiếp có những phiên hạ nhiệt trên liên ngân hàng cũng như trên biểu niêm yết của ngân hàng thương mại… Nói chung không có gì bất thường quá lớn và có tác động tiêu cực mang tính thời điểm; chưa kể đang có kỳ vọng đón mùa báo cáo quý 3 dự kiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục có kết quả kinh doanh khả quan.

Vậy thì, cú sập của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 11/10/2018 có trọng số lớn mang tính nội tại của nó.

Với khá nhiều điểm tương đồng như vậy, nhìn lại diễn biến cú rơi 5/2/2018 thì sao?

Đó là quán tính lao dốc tiếp tục thể hiện mạnh mẽ, khốc liệt hơn vào sáng phiên nối tiếp 6/2/2018, có lúc VN-Index giảm tới trên 60 điểm. Tính chung hai phiên 5 và 6/2018, cú sập đã nhấn chìm tới 118 điểm của chỉ số.

Nhưng, như trên, "may mắn" vì không có những cộng hưởng từ các yếu tố tiền tệ lớn và bất lợi vĩ mô lớn nào đó, con lăn VN-Index dừng lại vào cuối chiều 6/2 để rồi bùng nổ với cổ phiếu tăng giá ồ ạt ngày sau đó phiên 7/2/2018.

Lần này, liệu lịch sử có lặp lại?

So sánh có thể khập khiễng. "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông". Mỗi thời điểm có những biến số khác nhau. Song, nhìn về một dữ kiện khá điển hình trong quá khứ có nhiều điểm tương đồng, ít nhất cũng là một tham khảo. Và kinh nghiệm được thành hình từ quá khứ.

Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

Thị trường chứng khoán đang lạc nhịp trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Nguồn: Internet

Chứng khoán 2018: Kịch tính đến phút chót!

Đã từng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018 nhưng những gì thị trường chứng khoán vừa trải qua lại là những thăng trầm, đảo điên. Đến tận phút chót, thị trường vẫn đang diễn ra những chuỗi ngày “đỏ lửa” khiến tâm lý giới đầu tư bị đè nặng.

Năm 2018: Nhiều hoạt động trên các mảng thị trường của HNX

Triển vọng sáng với chứng khoán 2019

Sóng sẽ lại nổi khi tâm lý nhà đầu tư phục hồi

2019 sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho chứng khoán Đông Nam Á

Tìm cơ hội trên thị trường chứng khoán

Phiên giao dịch ngày 21/12, chỉ số Vn-Index đánh mất mốc 920 điểm, xuống dưới vạch xuất phát 984 điểm hồi đầu năm và giảm 24% so với mức đỉnh 1.200 điểm.

Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam lại bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới lớn như năm 2018. Với mỗi diễn biến của giá dầu, của việc Fed tăng lãi suất hay những phiên lao dốc của hai chỉ số lớn sàn chứng khoán Mỹ là Dow Jones và S&P 500, chứng khoán Việt cũng trong tình trạng “mất phanh”, mặc dù các chỉ số kinh tế vĩ mô đều tích cực.

Thế giớitrắng tay

Tại phố Wall, các chỉ số lớn liên tiếp rơi vào vùng điều chỉnh, kết thúc thời kỳ tăng trưởng cao và kéo dài. Nhóm cổ phiếu công nghệ từ chỗ được giới đầu tư đặc biệt yêu thích và kỳ vọng nay trở thành những “tội đồ” và bị bán tháo nặng nề.

Tính đến phiên giao dịch ngày 20/12, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt xuống mức 22.859 điểm về vùng thấp nhất trong năm, tệ hơn cú sụt giảm hồi tháng 2, cũng chính là thời điểm Fed đưa ra thông báo chính thức nâng lãi suất lần thứ tư trong năm 2018.

Cổ phiếu Facebook có lẽ là cổ phiếu hứng chịu những cơn bão nặng nề nhất bởi bê bối tiết lộ thông tin người dùng. Những cổ phiếu công nghệ khác như Alphabet, Amazon và Netflix đều tăng so với hồi đầu năm nhưng cũng không có diễn biến thực sự ấn tượng.

Ngoài ra, chỉ số S&P 500 đang hướng tới quý tệ nhất kể từ cuối năm 2008, khi đã mất 15%; Nasdaq giảm 19,5% kể từ đỉnh tháng 8.

Tương tự, chỉ số MSCI World Index – chỉ số theo dõi hoạt động trên thị trường chứng khoán của thị trường mới nổi, cũng “bốc hơi” hơn 10%, xuống mức thấp nhất từ đầu năm đến nay.

Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ cũng kéo theo những cú rung lắc mạnh tại thị trường châu Á trong năm qua. Các chỉ số lớn của châu Á đồng loạt giảm trước tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư.

Chỉ số Nikkei 225 mất 10,92% so với đầu năm, chạm mức thấp nhất trong 52 tuần với 20.392,58 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 20/12; Shanghai Index cũng có một năm lao dốc, ghi nhận mức giảm 22,85%; chứng khoán Hong Kong đã chứng kiến đợt giảm dài nhất trong 36 năm với cú trượt dài của gã khổng lồ công nghệ Tencent; chỉ số Kospi rơi vào mức đáy 1996,05 điểm.

Chứng khoán châu Âu cũng không ngoại lệ, phải hứng chịu những lo ngại của các nhà đầu tư do bất ổn đến từ các sự kiện chính trị như Brexit hay cuộc khủng hoảng chính trị ở Italia.

Việt Namcũng “sốc”

Năm 2018 cũng là năm thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước sự trồi sụt của thị trường thế giới

Phiên giao dịch ngày 9/4, chỉ số Vn-Index chạm đỉnh 1.204,3 điểm trước sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu ngân hàng, chỉ số này tăng 22,4% trong vòng hơn 4 tháng và trở thành chỉ số tăng trưởng mạnh nhất thế giới, thanh khoản đạt hàng chục nghìn tỷ mỗi phiên.

Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, một đợt sóng điều chỉnh kéo dài đã lấy đi hết những thành quả mà thị trường đạt được. Trong quý II, chứng khoán Việt lại được “xướng tên” với vị trí thứ nhất nhưng là giảm mạnh nhất so với thế giới.

Không chỉ về mặt điểm số, thanh khoản thị trường còn sụt giảm rất mạnh cho thấy dòng tiền đã đứng ngoài thị trường để ‘trú bão’. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục khiến thị trường biến động với biên độ lớn.

Tương tự thị trường Mỹ, nhóm cổ phiếu ngân hàng với những cái tên “lừng lẫy” như VPB (VPBank), VCB (Vietcombank), CTG (VietinBank), BID (BIDV)…từng được giới đầu tư yêu thích bao nhiêu thì lại khiến họ “cháy túi” bấy nhiêu.

Ngoài ngân hàng, nhóm cổ phiếu dầu khí cùng sự lao dốc của giá dầu thế giới cũng góp phần không nhỏ vào sự đảo điên của thị trường.

Ngay cả những cái tên gây “xôn xao” dư luận với những phiên IPO thành công ngoài sức mong đợi như BSR (Lọc hóa dầu Bình Sơn), POW (PV Power), OIL (PV Oil) cũng đều lao dốc.

Rồi cũng thật bất ngờ trong giai đoạn đầu quý III, thị trường bất ngờ hồi phục trong những phiên giao dịch đầu tháng 9 với sự trở lại của khối ngoại và diễn biến tích cực giá dầu.

Tại thời điểm đó, nhóm cổ phiếu dầu khí vươn lên trở thành những “ngôi sao” của sàn chứng khoán khi đạt biên độ tăng tới vài chục phần trăm chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết các cổ phiếu nhóm ngành khác cũng hồi phục.

Chỉ số Vn-Index tìm lại ngưỡng 1.000 điểm; Hnx-Index cũng đạt mức trên 115 điểm. Khi đó, hàng loạt những đánh giá nhận định thị trường hoàn toàn có thể tìm lại vùng đỉnh hồi tháng 4, nút thắt tâm lý của nhà đầu tư được cởi bỏ.

Thế nhưng, ảnh hưởng của những lần tăng lãi suất của Fed cũng như các biến động của thị trường thế giới một lần nữa đã lấy đi hết những thành quả mà thị trường Việt đạt được sau một thời gian dài tích lũy, mức thấp nhất thiết lập trong năm là 880,85 điểm ngày 30/10. Tại thời điểm hiện này, chỉ số Vn-Index đã giảm

Tăng và giảm là một điều bình thường trên thị trường chứng khoán, nhưng thăng trầm vào đảo điên như năm 2018 thì không phải là điều được mong đợi. Thị trường tăng trưởng bền vững không chỉ là mục tiêu của cơ quan quản lý mà đó còn là kỳ vọng của đa số nhà đầu tư.

Vẫn còn vài phiên giao dịch nữa mới kết thúc năm 2018 nhưng với những diễn biến hiện nay, lấy lại những gì đã mất là điều khó có thể xảy ra, thậm chí trong kịch bản tiêu cực thị trường còn có thể lùi sâu hơn mốc 900 điểm.

Sẽ có nhiều tiếc nuối nhưng thị trường chứng khoán là vậy luôn mang đến cho người tham gia nó những bất ngờ. Bất ngờ vui, bất ngờ buồn và bất ngờ hoảng loạn.

In bài viết

đầu tư lãi suất cổ phiếu thị trường chứng khoán chỉ số kinh tế vĩ mô

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

    Cổ phiếu "vua" có thể dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm 2022

  • Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

    Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tại Đà Nẵng

  • Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

    Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, an toàn, bền vững

Tin nổi bật

Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

Tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu

Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

Chính phủ quyết nghị các nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm

Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

Hướng dẫn xếp loại doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19

Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

Tại sao thị trường chứng khoán 2022 giảm

Chủ động xây dựng chính sách thuế chặt chẽ, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh