Tại sao nói cảm giác và tri giác là hai mức độ nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai khái niệm rất được quan tâm khi nghiên cứu về tâm lý học con người. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất mới mẻ và chưa được biết đến rộng rãi trong xã hội. Vì vậy, chúng tôi mong muốn đem đến cho Quý vị những thông tin cơ bản để Quý vị có thể hiểu rõ hơn về vấn đề trên thông qua bài viết so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động [phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác] là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

– Cảm giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

VD: Khi ta chạm tay vào bình nước nóng, bàn tay sẽ có cảm giác nóng và có phản ứng co lại.

– Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật.

VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.

– Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.

Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức lý tính  là tư duy trừu tượng [phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc], là  giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

– Khái niệm: Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.

Ví dụ: Thời điểm nhà nước chưa ra đời, mọi vấn đề của xã hội hầu hết được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức hay cảm tính. Tuy nhiên, khi nhà nước ra đời đã ban hành nhiều luật lệ, mệnh lệnh buộc người dân phải tuân thủ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các quy định trên đã phát triển thành pháp luật. Khái niệm pháp luật được hiểu như sau “pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mong muốn, ý chí của nhà nước”.

Phán đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để đưa ra các khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.

Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.

Suy luận: Là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.

Ví dụ: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.

So sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Sau khi tìm hiểu về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, có thể thấy hai thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để giúp Quý vị nhận biết dễ dàng hơn, chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chí nhằm so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính như sau:

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 
– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của chúng tôi về vấn đề so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 19006557 để được hỗ trợ.

Hai thuật ngữ “cảm giác” và “tri giác” đôi lúc khiến nhiều người khá lúng túng trong quá trình sử dụng cũng như hiểu được chính xác hàm ý của nó. Chính vì thế, hôm nay Khacnhaugiua.vn sẽ đưa ra bài viết dưới đây, với nhiều nghiên cứu tường tận để giúp bạn đọc có thể thấy rõ được sự khác biệt giữa chúng và dùng chúng đúng chỗ. 

Sự khác nhau trong định nghĩa

Trước tiên để xác định xem giữa cảm giác và tri giác khác nhau như thế nào thì chúng ta cùng xét định nghĩa của chúng. 

• Cảm giác là quá trình tâm lý, nó phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng mà đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Con người chúng ta có thể phản ánh được các thuộc tính của sự vật cũng như hiện tượng là do có một hệ thống hết sức phức tạp của các cơ quan cảm giác có thể tiếp xúc các kích thích từ bên ngoài. Mỗi sự kích thích liên quan đến một sự vật, hiện tượng khác nhau. 

Cảm giác là quá trình tâm lý, phản ánh thuộc tính riêng lẻ

• Tri giác là một quá trình nhận thức, nó phản ánh chân thực, trọn vẹn dưới hình thức hình tượng của các sự vật và hiện tượng của những thực tế khách quan khi mà chúng có tác động trực tiếp lên những giác quan của chúng ta. Tri giác được nghiên cứu là có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân tích cũng như kết luận của con người khi quyết định đưa ra thông tin, những quyết định này có thể là đúng hoặc sai. 

Tri giác là quá trình nhận thức, phản ánh đầy đủ cấu trúc trọn vẹn

Từ khái niệm, định nghĩa đưa ra có thể thấy được giữa cảm giác và tri giác có nhiều sự giống nhau như đều là những hiện tượng tâm lý của con người, xảy ra theo quá trình diễn biến tâm lý, được phản ánh một cách trực tiếp và cả hai đều xuất phát cũng như chịu sự kiểm nghiệm và đánh giá của quá trình thực tiễn.   

Còn về mặt khác nhau thì cảm giác, tri giác chính là 2 hiện tượng với hai mức độ cao thấp. Cảm giác chính là sự phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính ở bề ngoài khi có các tác động trực tiếp đến con người thì tri giác lại là phản ánh đầy đủ trong một cấu trúc trọn vẹn của những sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp lên chính con người.

Cả hai thuật ngữ này có mối quan hệ liên kết với nhau, cảm giác có sự kết hợp giữa các giác quan còn tri giác lại phối hợp các giác quan theo thể thống nhất. Ở đây, cảm giác chính là cơ sở nền tảng cho tri giác còn tri giác cho phép và quy định các chiều hướng để lựa chọn cảm giác về mức độ cũng như tính chất. 

Sự khác nhau ở đặc điểm 

Đặc điểm của cảm giác

• Cảm giác là một quá trình tâm lý và quá trình tâm lý này chính là những hoạt động diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn, nhưng lại có mở đầu, các diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng.

• Cảm giác chỉ thực hiện phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng chứ không phản ánh được một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Con người chúng ta chỉ có thể phản ánh được một hoặc một vài thuộc tính nhất định, những thuộc tính căn bản nhất. 

• Cảm giác là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng phải đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta, thì mới có thể tạo ra được cảm giác.

• Cảm giác ở con người là mức độ định hướng đầu tiên đơn sơ nhất và nó khác xa so với cảm giác của các loài vật. Cảm giác ở con người chịu sự phân phối, ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý cao cấp, nó bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giáo dục và đặc thù của xã hội. 

Cảm giác chịu sự phân phối của các hiện tượng tâm lý cao cấp

• Cảm giác được chia làm 6 loại: Cảm giác nghe [thính giác]; Cảm giác nhìn [thị giác]; Cảm giác sờ [xúc giác]; Cảm giác ngửi [khứu giác]; Cảm giác vị [vị giác]; Thần giao cách cảm [giác quan thứ 6].

Đặc điểm của cảm giác

• Tri giác là quá trình tâm lý chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. 

• Khác với cảm giác thì tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn nhất. Tính trọn vẹn này có được là do đặc điểm khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định.

• Tri giác chính là quá trình tích cực gắn liền với các hoạt động của con người, nó mang tính tự giác trong việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nào đó, là hành động tích cực có sự kết hợp các yếu tố cảm giác vận động. 

Tri giác mang tính tự giác trong việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể

• Phân loại theo cơ quan phân tích thì ta có tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó. 

• Phân loại theo đối tượng phản ánh, tri giác chia thành tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác xã hội. 

Dựa vào đặc điểm của hai thuật ngữ trên, ta có thể thấy rõ tri giác là mức phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tuy nhiên nó vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính và tri giác cũng chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của các sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào con người. 

Với những thông tin về sự khác nhau giữa tri giác và cảm giác mà chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết, hy vọng rằng bạn có thể nắm được những kiến thức hữu ích và phân biệt được sự hai khái niệm này một cách chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề