Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hoi-chung-chan-khong-yen-anh-huong-toi-giac-ngu-nhu-nao/

Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome - RLS) là hiện tượng 2 chân luôn ở trạng thái muốn vận động, do rối loạn của hệ thống thần kinh. Chính vì tình trạng này mà hội chứng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, được coi là 1 trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.

Hội chứng chân không yên gây ra cảm giác khó chịu ở chân, cùng với đó là cảm giác có sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chúng. Đối với hầu hết mọi người, sự thôi thúc đó trở nên dữ dội hơn khi chúng ta đang thư giãn hoặc cố gắng ngủ.

Những người bị hội chứng chân không yên có khả năng mắc chứng khó ngủ hoặc khó ngủ vì các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và thiếu ngủ có thể gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Mối quan tâm nghiêm trọng nhất đối với những người bị hội chứng chân không yên là nó cản trở giấc ngủ, gây buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Hội chứng chân không yên kèm theo rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời.

Ít nhất 80% những người bị hội chứng chân không yên thường kèm theo một tình trạng liên quan được gọi là “cử động chân theo chu kỳ trong khi ngủ” (Periodic Limb Movements in Sleep - PLMS). PLMS khiến chân bị co giật trong khi ngủ. Nó có thể xảy ra thường xuyên từ 15 đến 40 giây một lần và có thể kéo dài suốt đêm. PLMS cũng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu ngủ.

Hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những bệnh nhân bị hội chứng chân không yênmất ngủ kinh niên sẽ tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh sau:

  • Bệnh tim mạch;
  • Đột quỵ;
  • Đái tháo đường;
  • Bệnh thận;
  • Trầm cảm;
  • Giảm tuổi thọ.

Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay

Hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Trong hội chứng chân không yên, những cảm giác lạ ở chân có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Những triệu chứng đó có thể khiến người bệnh gần như không thể đi vào giấc ngủ và không ngủ được. Thiếu ngủ và mệt mỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần.

Ngoài việc thăm khám để điều trị các triệu chứng của hội chứng chân không yên thì người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ và có được một giấc ngủ ngon:

  • Kiểm tra đệm và gối: Nếu chúng đã cũ và sần, có thể đã đến lúc phải thay thế;
  • Đảm bảo rèm cửa sổ hoặc rèm chắn ánh sáng bên ngoài đã được đóng;
  • Loại bỏ tất cả các thiết bị kỹ thuật số, bao gồm cả đồng hồ ra khỏi giường;
  • Loại bỏ sự lộn xộn trong phòng ngủ;
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát mẻ để không bị cảm giác quá nóng;
  • Đặt bản thân vào một lịch trình ngủ cố định: Cố gắng đi ngủ vào cùng 1 thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng thời điểm vào mỗi buổi sáng, kể cả vào ngày cuối tuần. Biện pháp này sẽ giúp hỗ trợ nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên;
  • Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ;
  • Ngay trước khi đi ngủ, hãy xoa bóp chân hoặc tắm nước nóng;
  • Hãy thử kê một chiếc gối giữa hai chân khi ngủ, chúng có thể giúp ngăn hiện tượng chèn ép các dây thần kinh và giảm triệu chứng của bệnh.

Trong trường hợp các dấu hiệu của chứng chân không yên gây cản trở đến cuộc sống quá nhiều, người bệnh cần tìm bệnh viện uy tín để được thăm khám và có biện pháp điều trị cụ thể. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com, webmd.com

XEM THÊM:

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra rằng hội chứng co giật chân trong giấc ngủ ban đêm có thể là dấu hiệu về các triệu chứng của bệnh tim.

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Bệnh viện Mayo Clinic Arizona ở Scottsdale cho biết những người có triệu chứng co giật chân thường xuyên khi đang ngủ có nhiều khả năng bị tim dày - một điều kiện khiến dễ bị các vấn đề về tim mạch, đột quỵ và tử vong. Tiến sỹ Arshad Jahangir, một chuyên gia về nhịp đập tim tại Mayo Clinic Arizona, phát biểu: "Chúng tôi không nói rằng đây là mối quan hệ nhân-quả," mà chỉ khuyến cáo co giật chân có thể là dấu hiệu tim gặp vấn đề mà các bác sỹ và bệnh nhân cần phải cân nhắc. Tiến sỹ Jahangir và các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đối với 584 người được chẩn đoán có triệu chứng co giật chân khi ngủ. Những người tham gia được tiến hành kiểm tra hình ảnh để đo độ dày của tim và nhịp co giật của chân.

Các nhà khoa học đã chia những người tham gia nghiên cứu thành hai nhóm dựa trên nhịp co giật của chân. Kết quả theo dõi cho biết khoảng 45% những người bị co giật chân ít nhất 35 lần mỗi giờ nhiều khả năng bị tim dày hơn so với 55% những người còn lại ít bị co giật chân hơn. Tiếp tục theo dõi trong vòng ba năm, các nhà khoa học nhận thấy những người bị tim dày, chiếm khoảng 1/4 tổng số những người tham gia nghiên cứu, có khả năng cao gấp đôi gặp các vấn đề về tim hoặc bị chết.

Hiện nay có khoảng 2-15% người bị hội chứng chân bứt rứt không yên khi ngủ. Nam, nữ, tuổi nào cũng đều có thể bị chứng chân bứt rứt, song càng cao tuổi, càng dễ bị và triệu chứng càng nặng hơn.

KHẮC HIẾU
Theo VietNam+

Chào chuyên gia, anh trai em 25 tuổi thường bị run giật chân tay lúc ngủ, nhiều khi đang ngủ bỗng giật mình, rất sợ, bình thường thì lại không sao. Anh ấy chưa đi khám đâu, chuyên gia có thể cho em biết anh em bị bệnh gì? Cần điều trị ra sao ạ?

Chào bạn,

Biểu hiện co giật toàn thân khi ngủ của anh bạn có thể do một số nguyên nhân như động kinh trong giấc ngủ, bệnh lý về cơ, thiếu máu lên não, hội chứng chân không yên... Tốt nhất bạn nên khuyên anh tới chuyên khoa nội thần kinh của bệnh viện tuyến trung ương như BV Bạch Mai, BV 108, viện lão khoa ở Hà Nội, hoặc BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TPHCM, BV Nguyễn Tri Phương ở TPHCM để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Trước mắt, anh bạn cần tránh lo lắng căng thẳng, thư giãn tâm lý, tập hít sâu thở chậm 15 phút trước khi đi ngủ và 15 phút sau khi ngủ dậy, đi bộ, đạp xe mỗi ngày để tăng cường sức khỏe toàn trạng và góp phần giảm run giật chân tay.

Để nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị, bạn có thể tham khảo cho anh sử dụng sớm sản phẩm chứa các loại thảo dược như Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, tránh những kích thích đột ngột tới tế bào thần kinh, từ đó hạn chế triệu chứng run giật cơ chân tay. Cùng với việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống luyện tập anh bạn sẽ cải thiện được tình trạng nhanh hơn.

Sau khi đi khám, bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.

Chúc bạn cùng gia đình sức khỏe!

Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay

Bé ngủ hay giật tay chân có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất ổn. Vậy tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết trong bài viết sau mẹ nhé.

Tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay? 3 lý do chính

Trẻ ngủ hay bị giật mình có phải bất thường? Theo các chuyên gia, phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh của con khỏe mạnh. Tuy vậy, mẹ cần phải quan tâm đến cách điều trị để tránh phản xạ không cần thiết. Dưới đây là những lý do tại sao trẻ ngủ lại bị giật chân tay.

Do dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có vai trò lớn đối với sức khỏe, giấc ngủ của con. Vì vậy, nếu như quá trình mang thai, mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ canxi và các dưỡng chất trẻ sẽ có thể đối mặt với nguy cơ hạ máu canxi, gây ra hiện tượng co giật tay chân.

Bên cạnh đó, việc thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay giật mình. Lý do là bởi hoạt chất này quyết định đến sự phát triển hệ xương, điều hòa nồng độ canxi trong máu. Do đó, nếu bị thiếu hụt sẽ khiến con hay giật mình, tỉnh giấc giữa đêm.

Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay
Mẹ bầu thiếu canxi trẻ sẽ bị giật chân tay lúc ngủ

Các tác nhân từ bên ngoài

Tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay? Đáp án không thể bỏ qua là các tác nhân bên ngoài. Theo chuyên gia, phản xạ moro kích thích đột ngột từ những tiếng ồn, âm thanh, ánh sáng bên ngoài sẽ có tác động rất lớn đến cơ thể bé khi ngủ. Lúc này con sẽ xuất hiện phản ứng chuyển động đột ngột cả tay và chân rồi co mình lại, quay về trạng thái chéo.

Bên cạnh đó, các bé sơ sinh còn hay giật mình và run tứ chi. Đây là cử động cùng biên độ, cùng hướng của con. Lúc này mẹ chỉ cần cầm giữa các chi đang run hoặc ôm trẻ vào lòng, cơn run sẽ tự động chấm dứt mà không cần đến điều trị.

Do bị bệnh động kinh

Động kinh là một trong những lý do trả lời câu hỏi tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay. Theo đó, cha mẹ có thể nhận biết tình trạng này dựa vào yếu tố dưới đây

Thời điểm xảy ra

Lúc ngủ, sóng điện não của người sẽ biến đổi từ trạng thái ru ngủ sang ngủ nông rồi đến ngủ sâu, rất sâu và ngủ mơ. Chu kỳ này có thể lặp đi lặp lại khoảng 3-4 lần/ đêm. Trong đó, động kinh thường xảy ra vào những thời điểm sau:

  • Trong vòng 1-2 giờ đầu sau khi bé vào giấc ngủ, tức là đang diễn ra chu kỳ ngủ nông
  • 1-2 h trước và sau khi thức dậy

Dấu hiệu nhận biết

Để biết bé ngủ bị giật tay chân có phải do bệnh động kinh không, mẹ cần chú ý các biểu hiện sau:

  • Giai đoạn trương lực cơ: Xuất hiện lúc trẻ phát bệnh, kéo dài khoảng 30s. Lúc này trẻ sẽ bị ngất đột ngột mặc dù trước đó đang chơi vui vẻ, kèm theo biểu hiện co cứng tay chân, da xanh tái, hơi thở dốc, răng nghiến chặt, mắt trợn lên
  • Giai đoạn giật rung: Bé xuất hiện cơn co giật, nghiến răng ken két, chân tay co quắp, lưỡi thì chuyển động theo từng cơn co. Thậm chí một số bé còn xuất hiện tình trạng mặt, miệng bị méo hoặc sùi bọt mép. Thường thì giai đoạn này sẽ diễn ra trong khoảng 3 phút, sau đó trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê
  • Giai đoạn hôn mê: Ở giai đoạn này các cơ của bé sẽ dần giãn ra, miệng thở khò khè, da xanh tái. Sau khi hôn mê khoảng 15 phút đến 1 giờ trẻ sẽ tỉnh dậy trong trạng thái mệt mỏi, không nhớ chuyện gì xảy ra
Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay
Động kinh cũng sẽ khiến trẻ ngủ bị giật chân tay

Trường hợp các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút và lặp lại thường xuyên, liên tục thì tình trạng này đã bị nặng. Mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Bé ngủ bị giật tay chân có nguy hiểm không?

Mặc dù bị giật chân tay khi ngủ là một hiện tượng phổ biến, bình thường. Tuy nhiên, nếu bé giật mình quá nhiều thì sẽ có thể gặp những ảnh hưởng như sau.

  • Chậm phát triển thể chất: Giấc ngủ có vai trò lớn với trẻ sơ sinh. Bởi nó quyết định phần lớn quá trình phát triển của con. Theo chuyên gia, trong quá trình ngủ tuyến yên sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng. Nếu bé ngủ ngon và sâu giấc, lượng hormone này sẽ cao gấp 4-5 lần bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc, bé ngủ giật mình sẽ có cân nặng, chiều cao kém hơn
  • Suy giảm nhận thức: Não của trẻ nhỏ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy nếu khi đang ngủ con hay bị giật chân tay do những tiếng ồn hoặc các tác nhân bên ngoài sẽ có ảnh hưởng lớn tới não. Việc não tổn thương sẽ khiến trẻ bị suy giảm nhận thức hoặc mắc chứng rối loạn cảm xúc về sau
  • Ngưng thơ: Ngoài ra, trẻ ngủ hay giật mình, cử động tay chân sẽ thấy khó chịu, quấy khóc liên tục. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra ức chế với hệ hô hấp, khiến con khó thở, thậm chí không thở được

Cách khắc phục tình trạng ngủ bị giật chân tay ở bé

Tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay, phần viết phía trên đã giải đáp rõ. Dưới đây là những biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng này.

Cho bé nằm ngủ đúng tư thế

Để bé ngủ ngon ba mẹ cần tạo cho con không gian yên tĩnh, không có đồ vật nguy hiểm xung quanh và hãy đặt bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm nghiêng, nằm thẳng tùy theo sở thích. Việc ngủ ở đúng tư thế sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó nâng cao quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp giấc ngủ sâu.

Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay
Đặt trẻ nằm ngủ đúng tư thế sao cho thoải mái

Bổ sung dưỡng chất

Dinh dưỡng đóng vai trò lớn với sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần chú ý thực đơn hằng ngày, nhất là các bé đến tuổi ăn dặm.

Theo chuyên gia để bé ngủ ngon và không bị giật chân tay mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Đây là 2 nhóm dưỡng chất có vai trò lớn với việc hình thành cơ xương và răng của trẻ. Từ đó phát triển chiều cao, cải thiện tình trạng tay chân bị giật khi ngủ.

Một số thực phẩm giàu dưỡng chất cho bé có thể kể đến như trứng, sữa, rau củ, cá hồi, hải sản, tôm, hoa quả sạch,… Trường hợp bé biếng ăn mẹ nên cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chức năng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh kích thích tinh thần trước khi con ngủ

Để tránh ảnh hưởng giấc ngủ của bé mẹ nên hạn chế kích thích tinh thần trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy tạo không gian vui vẻ, thoải mái bằng cách kể chuyện, tâm sự để con chìm vào giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, quá trình vui chơi của bé mẹ không để con chơi quá đà nhất là những trò chơi mạnh, ảnh hưởng tâm lý. Chẳng hạn như việc cho bé đi cáp treo hoặc bơi lộ có thể khiến con ngủ mơ, thường xuyên giật mình.

Đảm bảo giấc ngủ đủ 11 tiếng trở lên

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để trẻ phát triển thần kinh, xương khớp. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan đến động kinh, co giật,… Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể cho con ngủ mỗi ngày từ 11-12 tiếng. Đảm bảo giấc ngủ duy trì trong một môi trường yên tĩnh, thoáng mát, không nên cho bé ngủ khuya hoặc dậy quá sớm.

Tại sao khi ngủ lại bị giật chân tay
Đảm bảo con ngủ đủ giấc

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi “tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay”. Mong rằng với kiến thức này mẹ sẽ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe con yêu tốt hơn.