Tại sao đi làm phải đóng bảo hiểm

06.08.2021 04 phút để đọc

Chia sẻ

Hiện nay, nhiều người lao động vẫn chưa nắm rõ các loại bảo hiểm bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân khi làm việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được đâu là bảo hiểm bắt buộc phải mua, đối tượng tham gia, mức đóng cũng như phương thức đóng bảo hiểm một cách chi tiết. Hãy cùng Generali tìm hiểu ngay!

 

Tổng hợp các loại bảo hiểm bắt buộc

1. Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm thể hiện về điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu do pháp luật quy định. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trên.

Xem thêm: Bảo hiểm thương mại là gì?

 

Bảo hiểm bắt buộc được định nghĩa như thế nào?

Thông thường, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng cho một số loại bảo hiểm cụ thể với mục đích an toàn cho xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng.

Xem thêm: Bảo hiểm con người là gì?

2. Các loại bảo hiểm bắt buộc

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp sau đây:

  • Bảo hiểm xã hội [BHXH]: loại hình bảo hiểm này gồm có quỹ thai sản, ốm đau, tử tuất, hưu trí.
  • Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp [BHTNLĐ, BNN]: người được bảo hiểm được chi trả khi không may bị tai nạn, bệnh tật có liên quan đến công việc của mình.
  • Bảo hiểm y tế [BHYT]: chi trả trong trường hợp ốm đau, bệnh tật,...
  • Bảo hiểm thất nghiệp [BHTN]: bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị mất việc làm dựa trên cơ sở của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã đóng.

Xem thêm: Phân loại các loại hình bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay

3. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

Dựa trên Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4,13,17,21 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm có:

  • Người lao động [NLĐ] Việt Nam: đã ký Hợp đồng Lao động từ đủ 1 tháng trở lên.
  • Người lao động [NLĐ] nước ngoài: công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, có chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp. Một điều kiện nữa là có ký Hợp đồng Lao động đủ từ 3 tháng trở lên.
  • Người sử dụng lao động [NSDLĐ]: có người lao động Việt Nam ký Hợp đồng Lao động đủ từ 1 tháng trở lên hay có người lao động nước ngoài đã ký Hợp đồng Lao động đủ 3 tháng trở lên và có các giấy tờ cần thiết: giấy phép lao động, giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề.

 

Có 3 đối tượng cơ bản đóng bảo hiểm bắt buộc

Xem thêm: Bảo hiểm nhóm là gì?

4. Mức đóng bảo hiểm bắt buộc

Theo Công văn 2446/BHXH-QLT và Điều 5,14,18,22 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia bảo hiểm bắt buộc tùy vào loại bảo hiểm mà có mức đóng khác nhau.

Đối tượng

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ, BNN

Trường hợp 1: Hợp đồng Lao động đủ từ 1 tháng - dưới 3 tháng

NLĐ Việt Nam

8%

0%

0%

0%

NSDLĐ Việt Nam

17%

0%

0%

0.5%

Trường hợp 2: Hợp đồng Lao động đủ từ 3 tháng - dưới 12 tháng

NLĐ Việt Nam

8%

1.5%

1%

0%

NSDLĐ Việt Nam

17%

3%

1%

0.5%

NLĐ Nước Ngoài

0%

1.5%

0%

0%

NSDLĐ Nước Ngoài

0%

3%

0%

0%

Trường hợp 3: Hợp đồng Lao động đủ từ 12 tháng trở lên

NLĐ Việt Nam

8%

1.5%

1%

0%

NSDLĐ Việt Nam

17%

3%

1%

0.5%

NLĐ Nước Ngoài

0%

1.5%

0%

0%

NSDLĐ Nước Ngoài

3%

3%

0%

0.5%

Lưu ý: Từ ngày 1.1.2022 trở đi, mức đóng của NLĐ và NSDLĐ nước ngoài có thay đổi

NLĐ Nước Ngoài

8%

1.5%

0%

0%

NSDLĐ Nước Ngoài

17%

3%

0%

0.5%

Xem thêm: Bảo hiểm quốc tế là gì?

5. Phương thức đóng bảo hiểm

Đối với phương thức đóng bảo hiểm bắt buộc cũng được quy định cụ thể để người tham gia nắm rõ và đóng đúng thời gian.

  • Người lao động: đóng hàng tháng. Đối với NLĐ đi làm việc tại nước ngoài có ký kết Hợp đồng Lao động thì đóng 3, 6 hoặc 12 tháng/lần. Hoặc theo Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng có thể đóng 1 lần theo thời hạn được ghi trong hợp đồng.
  • Người sử dụng lao động: đóng hàng tháng. Hoặc theo Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NSDLĐ có thể đóng hàng tháng, 3 hay 6 tháng/lần khi trả lương cho NLĐ theo khoán hoặc theo sản phẩm. Điều này áp dụng cho các công ty hoạt động ở một số lĩnh vực như nông - lâm - ngư - diêm nghiệp.

Xem thêm: Các loại bảo hiểm nên mua

Generali vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ nội dung về các loại bảo hiểm bắt buộc. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trang bị các kiến thức cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình.

Ngày đăng: 09:53 - 07/12/2021 Lượt xem: 21038 Cỡ chữ

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể đó là các trường hợp nào?.

Người lao động ký kết hợp đồng lao động dưới 1 tháng không phải đóng BHXH bắt buộc.

1. Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc nêu rõ đối tượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a] Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b] Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c] Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d] Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ] Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

e] Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

g] Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, các đối tượng nêu trên thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định phải đóng BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện theo quy định.

2. Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Bên cạnh các trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc thì nhiều trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc. Cụ thể các trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại  Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP điển hình sau:

Người lao động bán thời gian có mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng không phải đóng BHXH bắt buộc.

  • Trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động dưới 01 tháng;

  • Người lao động ký hợp đồng thử việc;

  • Người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày mà không phải là do ốm đau, thai sản theo quy định;

  • Người lao động giao kết hợp đồng bằng miệng;

  • Người lao động bán thời gian có mức lương làm việc dưới mức lương tối thiểu vùng.

Tham gia BHXH bắt buộc mang đến rất nhiều lợi ích cho người lao động. Với mức đóng BHXH thấp, người lao động được hưởng các chế độ như hưu trí, thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay chế độ tử tuất. 

Trong trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Khi tham gia BHXH tự nguyện người lao động có cơ hội nhận lương hưu khi về già và được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Trên đây là những thông tin về các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động và người sử dụng lao động lưu ý để thực hiện đúng quy định đồng thời có thể chủ động trong việc tham gia BHXH tự nguyện.

>>> Tin liên quan:  Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động 2021

Video liên quan

Chủ Đề