Tại sao chạy nhiều lại đau phần ống đồng

chay-bo-bi-dau-ong-dong Chạy bộ bị đau ống đồngKhông cần biết bạn đã tham gia môn chạy bộ trong bao lâu, nhưng chắc chắn một điều rằng bạn ít nhất đã từng chạy bộ bị đau ống đồng ít nhất 1 lần. Mặc dù không phổ biến như đau đầu gối hay đau lưng khi chạy bộ nhưng vẫn là một tình trạng thường xuyên gặp phải ở những người vận động sau thời gian dài hay rất ít tập thể dục thể thao.

Chạy bộ bị đau ống đồng là một hiện tượng vô cùng phổ biến trong bộ môn chạy bộ. Vì thế bạn cũng không cần quá căng thẳng khi cũng đang mắc các triệu chứng như thế này.

a. Biểu hiện đau xương ống đồng khi chạy bộ

Biểu hiện của chạy bộ bị đau ống đồng là một cơn đau nhói, thường là một bên của xương hoặc cơ bắp chân. Biểu hiện của cơn đau này thường đau âm ỉ mỗi khi chân tiếp xúc với đất.

Các cơn đau thường giảm khi người chạy dừng lại và nghỉ ngơi nhưng sẽ tái phát nếu tiếp tục. Đây là một trong những triệu chứng rất khó chịu với nhiều người dù đã lâu năng vẫn thỉnh thoảng gặp trường hợp này.

b. Nguyên nhân chạy bộ bị đau ống đồng do đâu:

Tại sao chạy nhiều lại đau phần ống đồng
Nguyên nhân đau ống đồng khi chạy bộ

Đau xương cẳng chân thường do tần suất luyện tập quá mức đối với xương chày và vùng mô xung quanh. Áp lực luyện tập lớn khiến cho cơ bị trẹo và làm tổn thương đến vùng xương. Chính điều này gây ra tình trạng đau và viêm ở xương cẳng chân.( Theo hellobacsi)

Nhưng ngoài ra còn các nguyên nhân phổ biến khác như sau:

  • Một trong những nguyên nhân chính của việc chạy bộ bị đau ống đồng đến từ căng cơ. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khi tình trạng căng cơ thường xuyên diễn ra. Thông thường việc này thường do người chạy quá sức, không khởi động kĩ hoặc lâu ngày chưa chạy với cường độ lớn.
  • Địa hình chạy gồ ghề cũng thường dẫn đến các tắc động xấu đến các cơ bắp chân nếu người chạy không có kinh nghiệm ở địa hình này.
  • Đôi khi, chạy bộ bị đau ống đồng không xuất hiện vì chạy bộ mà rất có thể do tính chất công việc và các sinh hoạt thường ngày của bạn trước đó đã làm cho các cơ, xương cẳng chân vốn đã tổn thương trước đó. Khi chạy bộ các hiện tượng này ngày càng trầm trọng hơn dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu hơn.
  • Thời tiết cũng là một trong những tác nhân có thể ảnh hưởng đến đâu xương ống đồng khi chạy bộ. Bạn có để ý thấy không, những lúc giao mùa, đặc biệt là khi chuyển sang đông, bạn sẽ thường có xu hướng dễ bị các cơn đau bong gân, căng cơ hơn mọi khi không. Đó là do thời tiết thay đổi dẫn đến các mạch máu co lại, cản trở quá trình lưu thông máu dẫn đến dễ gây căng co xương ống đồng hơn đấy. Yếu tố thời tiết cũng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời điểm như nên chạy vào buổi sáng hay chiều.
  • Một khía cạnh khác có thể đến từ dinh dưỡng, chế độ ăn hằng ngày của bạn thiếu canxi và vitamin D cũng làm cho xương khớp kém chắc khỏe.
  • Một nguyên nhân khác khá hiếm gặp nhưng không phải là không có. Đó là hiện tượng đau ống đồng này thường đến từ các bạn trẻ, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Các bạn trẻ thường phát triển xương khớp khá nhanh nhưng cơ bắp phát triển không tương ứng theo dẫn đến các cơ bắp, dây chằng không bắp kịp sự phát triển với chiều cao. Có những bạn trẻ thập chí có thể cao hơn cả 10cm chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm.

Đọc thêm:

  • 3 phút, 6 động tác khởi động trước khi chạy bộ nhanh, gọn, lẹ, hiệu quả cho người mới.
  • Chạy bộ giảm cân đúng cách – Thành quả đằng sau thử thách(2021).
  • Chạy bộ 30 phút giảm bao nhiêu calo?

2. Đau ống đồng khi chạy bộ thì nên làm gì?

Đầu tiên khi phát hiện những cơn đau âm ỉ và khá khó chịu ở phần xương ống đồng, bạn cần ngưng chạy lại, nghỉ ngoi và tìm cách giải quyết.

Nếu chỗ đau không sưng tấy và cơn đau giảm dần, có thể không quá nguy hiểm bạn có thể đứng dậy, dậm chân tại chỗ hoặc đi bộ nhẹ để xem có giảm không. Nếu cơn đau không còn bạn có thể tiếp tục chạy, đôi khi do bạn chạy quá sức trong một thời gian ngắn làm căng cơ tạm thời nên không quá nghiêm trọng.

Nếu cơn đau có sưng tấy hoặc có vết bầm hay tụ máu. Bạn nên nghỉ buổi chạy hôm đó và chườm lạnh ngay để giảm đau. Sau đó bạn sẽ chườm nóng thường xuyên để tan máu bầm. Nếu vài ngày sau mà bạn vẫn cảm thấy đau và rất khó chịu, tôi khuyên bạn nên đến gặp các bác sĩ để kiểm tra.

3. Cách khắc phục khi chạy bộ bị đau ống đồng.

Tại sao chạy nhiều lại đau phần ống đồng
Khắc phục chạy bộ bị đau ống đồng

Dưới đây là cách để “chữa cháy” khi đang chạy bộ bị đau ống đồng. Tuy nhiên phòng thì luôn hơn chữa đúng không? Vậy làm cách nào để hạn chế tối đa hiện tượng này.

Bài viết liên quan:

  • Chạy bộ tại chỗ – Nỗi khổ mùa cách ly 2021!
  • Cách hít thở khichạy bộ đúng tạo nên “động cơ vĩnh cửu” chạy bằng sự kiên trì năm 2021.
  • 4 bài tập thể dục giảm mỡ bụng tại nhà nhanh chóng, hiệu quả nhất năm 2021.

Cách khắc phục:

  • Khởi động trước khi chạy luôn luôn quan trọng. Mặc dù nhìn qua thấy nó có vẻ thừa thải nhưng thực sự nó rất qua trọng. Bạn cần làm nóng các cơ trước khi bắt chúng hoạt động trong một buổi tập dài.
  • Nên cố gắng tập chạy một cách đều đặn. Không nên có những ngày nghỉ quá lâu sẽ dẫn đến khô cứng khớp. Chạy bộ trở lại sau lâu ngày không tập luyện sẽ gia tăng nguy cơ các chấn thương.
  • Chạy bộ đúng cách, đúng tư thế sẽ giảm được đa số các chấn thương thường gặp. Đó là lí do tôi khuyên bạn luôn luyện tập kĩ thuật như tiếp đất bằng mũi bàn chân. Như bạn biết, khi bạn tiếp đất bằng mũi bàn chân lực phản hồi trả ngược lên chân sẽ được giảm khi qua khớp cổ chân( gần mắt cá). Nhưng nếu bạn tiếp đất bằng lòng bàn chân hay gót chân, lực phản hồi sẽ trực tiếp truyền lên ống đồng và đầu gối dẫn đến nguy cơ đau đầu gối và đau ống đồng khi chạy bộ.
  • Không chạy quá sức nếu sau một khoảng thời gian dài bạn chưa chạy. Hãy áp dụng nguyên tắc 10% mà nhiều người chạy có kinh nghiệm truyền lại. Đó là không nên chạy vượt quá 10% quãng đường của ngày hôm trước. Hãy nâng thành tích của mình một cách từ từ và an toàn.
  • Chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất và canxi cũng góp phần cho bạn một sức khỏe dẻo dai xương khớp cứng cáp để đạt thành tích chạy bộ.
  • Đôi khi tình trạng chạy bộ bị đau ống đồng chỉ thường diễn ra ở những người mới hoặc đã không tập luyện trong 1 thời gian dài. Do đó luyện tập cho đôi chân cứng cáp và dẻo dai sẽ hạn chế mọi chấn thương không đáng có. Luyện thêm các bài tập tăng sức mạnh cho chân là vô cùng quan trọng vừa giúp tăng thành tích mà còn hạn chế chân thương.

4. Kết

Trên đây là một vài nguyên nhân chạy bộ bị đau ống đồng cũng như cách khắc phục chúng.

Rất mong những thông tin trên hữu ích với bạn.

Chúc bạn thành công với mục tiêu của mình.