Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”, đây là binh pháp và cũng là chân lý cuộc sống. Áp dụng binh pháp này vào việc đánh giá bản thân trong quá trình tìm việc, con đường sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Vì để tìm việc nhanh chóng, bạn cần biết về khả năng của bản thân như thế nào, không chỉ cải thiện tốc độ tìm việc, mà còn giúp bản thân tiệm cận từng cấp bậc công việc chắc chắn, điều mà quân sư TalentBold vẫn hay nói là “mạnh từ gốc rễ, lên ngọn tươi xanh”.

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Đánh giá bản thân là gì

Đánh giá bản thân là khả năng tự nhận xét, phát hiện những kỹ năng, tố chất, năng lực đặc thù của riêng mình theo những khía cạnh mà mình đang xem xét. Đây được xem là quá trình mỗi người tự đối diện với chính mình, tìm hiểu những ẩn số bên trong, so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn cuộc sống xung quanh.

Ví dụ : Bạn muốn biết mình nấu ăn có giỏi không? Vậy hãy xem bạn nấu được những món gì, mất bao nhiêu thời gian, người ăn có đánh giá thế nào, bao nhiêu người quay lại ăn tiếp…

Ý nghĩa của việc đánh giá bản thân

Nhìn vào thành tựu của người khác ta có thể mơ ước, nhìn vào mức lương cao ta có thể kỳ vọng. Nhưng mỗi chúng ta là một cá thể độc lập với những năng lực riêng, ta hơn người này nhưng chưa chắc đã bằng người khác. “Mây tầng nào sẽ gặp mây tầng đó”, và nhờ sự khách quan đánh giá bản thân, chúng ta biết được “tầng mây” mà mình đang cư ngụ ở hiện tại.

Cùng một chuyên ngành tốt nghiệp, bạn có thể tìm thấy rất nhiều vị trí công việc khác nhau.

  • Mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu đặc biệt về một khía cạnh chuyên môn, kỹ năng

  • Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng cùng vị trí đó những mỗi nơi sẽ có yêu cầu nhiệm vụ khác nhau

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Một lần tìm kiếm vị trí tuyển dụng, bạn có thể tìm về cho mình trên dưới 10 tin tuyển dụng. Nếu không có kỹ năng đánh giá bản thân, bạn nộp hồ sơ hết thì mất thời gian, nộp có sàng lọc thì có khi lại chọn sai nhà tuyển dụng, bỏ sót nơi thật sự phù hợp với mình. Đây chính là sai lầm mà kỹ năng đánh giá bản thân sẽ giúp bạn tránh được.

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân


>>>> Xem thêm: Khung năng lực là gì?

Đánh giá bản thân khi đi xin việc

Khi đi xin việc, nội dung đánh giá bản thân cần tập trung vào những yêu cầu tuyển dụng mà doanh nghiệp nêu ra trong bản tin đăng tuyển:

Nhà tuyển dụng luôn tạo cơ hội cho ứng viên vì thực tế, bằng cấp chỉ là giấy thông hành, chứ không phải là yếu tố quyết định khi tuyển dụng. Vì vậy, ngoài bằng cấp đúng ngành, ứng viên sở hữu những chuyên ngành tương đương vẫn có thể ứng tuyển.

Đây là yếu tố phục vụ công tác sàng lọc hồ sơ nhanh, vì người phụ trách sẽ không có thời gian tham khảo toàn bộ hàng nghìn CV mỗi đợt tuyển dụng. Số năm kinh nghiệm là điều mà họ sẽ sàng lọc trước.

Bản tin sẽ ghi rõ những kỹ năng cần thiết nhất mà vị trí công việc yêu cầu, ứng viên nếu không giỏi những kỹ năng này có thể tìm nhà tuyển dụng khác, hoặc tập trung trau dồi để hoàn thiện hơn vì thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến khi mời phỏng vấn cũng khá đủ cho bạn phát triển thêm kỹ năng mình còn yếu.

Một số công việc không đề cập về độ tuổi hoặc giới tính, nhưng bạn nên tìm hiểu ở những bản tin tuyển dụng khác cùng vị trí đó để biết mặt bằng của những yêu cầu này ra sao. Như vậy, sẽ có cơ sở để bạn hoàn thiện thêm bản đánh giá bản thân khi xin việc.

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Làm thế nào để đánh giá bản thân chính xác?

Tâm niệm rằng mình sẽ đánh giá bản thân thật chuẩn xác khi tìm kiếm việc làm. Nhưng bắt tay vào mới thấy, làm thế nào để đánh giá chuẩn xác đây? Đừng lo, quân sư TalentBold có những gợi ý hữu ích cho bạn đây:

Ai cũng kỳ vọng mình là người tài giỏi, có năng lực cao trong chuyên môn nên đôi khi nhìn đâu cũng thấy người khác dở hơn mình. Cái này gọi là ảo tưởng sức mạnh.

Hoặc những đối tượng mà bạn lấy để so sánh với chính mình đang ở một mức độ dưới trung bình nên việc bạn nhỉnh hơn họ,không đồng nghĩa bạn đang rất siêu phàm, mà chỉ là đạt mức trung bình thôi. Ngược lại,nếu bạn lấy người siêu phàm để so sánh rồi thấy mình kém cỏi thì cũng không tốt chút nào.

Vì vậy, sự khách quan được quân sư TalentBold đề cập đầu tiên để khuyến khích các bạn nghiêm túc nhìn nhận thực tế xung quanh, tỉnh táo nhận thức những gì mà bản thân đang có, có như vậy, kết quả đánh giá bản thân mới thật sự có chất lượng tham mưu.

Nghĩa là chọn đối tượng, chọn mức độ để so sánh với những gì bạn đang có. Nếu chọn quá cao, bạn sẽ thấy mình quá thiếu sót, chọn quá thấp thì lại cho rằng năng lực của mình rất vượt trội. Cả hai đều không mang đến lợi ích cho việc sàng lọc khi tìm kiếm việc làm. Lựa chọn mức độ trung bình là hiệu quả nhất, đó có thể là mức lương trung bình của vị trí đó, kinh nghiệm phổ biến

Đánh giá bản thân có vai trò quan trọng quyết định công việc tương lai của bạn, vì vậy, đừng vừa chơi game, vừa nghe nhạc, vừa xem phim… vừa đánh giá bản thân để tìm việc. Dù não bộ bạn khỏe thế nào thì sự mất tập trung, hời hợt khi đánh giá, cũng chỉ mang lại một kết quả hời hợt, không mang lại hiệu quả cao cho nhu cầu tìm việc của bạn.

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Mẫu đánh giá bản thân trong công việc

Nếu bạn chưa rõ những danh mục mình cần đánh giá bản thân trước khi xin việc, thì đây, quân sư TalentBold gửi đến bạn một mẫu tham khảo, áp dụng tốt cho mọi ứng viên thuộc mọi ngành nghề. Hãy bình tâm, khách quan và tự suy ngẫm câu trả lời cho chính mình nhé ! Bạn cũng có thể đưa ra thang điểm cho những câu hỏi có kết quả bằng con số để dễ ước lượng mức độ phù hợp của bản thân với yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra.

Công việc cần những kỹ năng nào?

Tôi đã có kỹ năng nào trong số đó? Kỹ năng nào tốt nhất? Kỹ năng nào chưa tốt?

Tỷ lệ kỹ năng còn thiếu trên tổng số kỹ năng yêu cầu?

Tôi có bao nhiêu thời gian để rèn hoàn thiện kỹ năng chưa tốt?

Tôi có kỹ năng nào bù đắp hoặc thay thế kỹ năng còn thiếu không?

Số năm kinh nghiệm nhà tuyển dụng yêu cầu?

Số năm kinh nghiệm - đúng vị trí tuyển dụng - tôi đã có?

Số năm kinh nghiệm - khác vị trí tuyển dụng - tôi đã có?

Số năm kinh nghiệm phổ biến trong ngành cho cấp bậc vị trí tôi đang muốn ứng tuyển?

Danh sách nhiệm vụ chính mà nhà tuyển dụng yêu cầu?

Tỷ lệ nhiệm vụ tôi đã từng làm so với tổng nhiệm vụ yêu cầu?

Những nhiệm vụ chưa từng làm, liệu kinh nghiệm tôi đang sở hữu có bù đắp được không?

Những nhiệm vụ mà chỉ người có kinh nghiệm lâu mới làm được? Tôi đáp ứng được nhiệm vụ đó không?

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Độ tuổi, giới tính nhà tuyển dụng đặt ra?

Độ tuổi, giới tính chung trong ngành? Liệu có cơ hội cho tôi không khi tôi đã quá tuổi yêu cầu của nhà tuyển dụng?

Đánh giá bản thân chắc chắn là một trong những kỹ năng giúp bạn tìm kiếm việc làm nhanh chóng cho cả hiện tại, và tương lai sự nghiệp. Không ai có thể đánh giá bản thân tốt hơn chính bạn cả. Chúng ta ai cũng mong muốn đẩy nhanh tiến độ phát triển sự nghiệp nhưng “dục tốc bất đạt”, nhận định năng lực quá cao để rồi ứng tuyển vị trí không phù hợp, có thể sẽ trúng tuyển, nhưng thành tích tốt và sự thăng tiến ổn định sẽ không có. Quay lại thì mất thời gian, tiếp tục thì không vững vàng – vì vậy, nghiêm túc đánh giá năng lực bản thân ngay từ khi tìm việc mới thật sự là giải pháp hiệu quả lâu dài.

------------------------------------ Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080 Mail:

Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


"Tự đánh giá là một phần thiết yếu của đánh giá hiệu suất vì đó là cơ hội để bạn đánh giá thành tích của chính mình. Bạn sở hữu đánh giá hiệu suất. Bạn nên xem qua năm qua và nói với người quản lý của bạn những gì bạn đã làm và các lĩnh vực bạn ' Tôi muốn tập trung vào ", Michelle Roccia, phó chủ tịch điều hành của Nhân viên tham gia tại  WinterWyman nói .

Tầm quan trọng của việc tự đánh giá bản thân

Tự đánh giá bản thân là việc quan trọng mà ai cũng nên rèn luyện. Càng đánh giá bản thân càng thể hiện trình độ phát triển của nhân cách. Đây là cách giúp chúng ta tự tin hơn, dám nghĩ dám làm, thúc đẩy sự phát triển của bản thân và lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp.

Lợi ích từ việc tự đánh giá bản thân

- Giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống, xóa bỏ nỗi sợ hãi của bản thân

- Giúp bạn phát triển hết khả năng của bản thân

- Giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được cơ hội nghề nghiệp phù hợp

- Giúp bạn làm nổi bật được ưu điểm của bản thân khi làm CV xin việc hay đi phỏng vấn

>> Làm sao để cải thiện kỹ năng ra quyết định

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

4 cách giúp bạn tự đánh giá bản thân hiệu quả

Đặt câu hỏi

Đây là một khía cạnh quan trọng trong việc tự đánh giá bản thân. Hãy đặt những câu hỏi cụ thể và trọng tâm vào vấn đề của bạn. Hãy tự đặt ra câu hỏi về cái gì, tại sao lại gặp vấn đề bạn gặp phải và làm thế nào để bạn vượt qua nó để thành công. 

Tạo ra mục tiêu rõ ràng

Viết ra những mục tiêu mà bạn đặt ra trong kế hoạch làm việc và cuộc sống. Từ những mục tiêu đó giúp bạn so sánh được kết quả làm việc và hiệu suất so với mục tiêu đã đặt ra. Nó sẽ giúp bạn có thêm động lực để phấn đấu hoàn thành tốt hơn.

Yêu cầu những người đáng tin cậy nhận xét về bạn

Lắng nghe những lời nhận xét từ bạn bè, người thân sẽ là những lời chân thật nhất, là tấm gương phản chiếu con người của bạn. Hãy chân thành, tự tin đề nghị họ chia sẻ về bạn một cách khách quan nhất, để giúp bạn hoàn thiện bản thân.

Khi bạn muốn thay đổi thói quen nào đó, cũng có thể nhờ bạn bè nhắc nhở.

Yêu cầu sự phản hồi trong công việc

Bên cạnh việc nhận tư vấn từ bạn bè, người thân, sẽ tốt hơn nếu bạn nhận được phản hồi của quản lý về công việc. Việc này mang tính tích cực, giúp nhân viên hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình để cố gắng thay đổi và cố gắng hơn trong công việc.

Sau khi lắng nghe phản hồi, bạn hãy liệt kê chúng ra để so sánh với những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xem còn điểm nào mà bạn chưa nhận ra.

>> 8 kỹ năng làm việc nhóm cần thiết trong công việc

Tại sao cần phải đánh giá năng lực của bản thân

Những lưu ý khi tự đánh giá bản thân trong công việc

Hãy cụ thể

Khi tự đánh giá kết quả làm việc của bản thân, hãy đưa ra số liệu cụ thể về công việc bạn đã đạt được. Đây không phải là cách hay để nói về hiệu suất, mà bạn nên chỉ ra số liệu mà lãnh đạo, công ty cảm thấy có giá trị nhất.

Dành nhiều thời gian

Bạn nên dành nhiều thời gian để tự đánh giá bản thân, cụ thể là vài tuần một lần. Khi đó, bạn sẽ có đủ thời gian và cơ sở dữ liệu để xem xét và đánh giá.

Xem lại bản mô tả công việc

Nếu bạn chưa chắc chắn thì hãy xem lại bản mô tả công việc của mình. Điều này giúp bạn xác định được những công việc mà bạn đã hoàn thành tốt, những kỹ năng cần thiết nâng cao phục vụ cho công việc mà bạn có thể làm tốt hơn. Nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc, xem lại bản mô tả công việc giúp bạn điều chỉnh được những kỹ năng, chuyên môn cần có cho vị trí cao hơn. Hoặc không, bạn cũng sẽ biết cách bắt đầu xây dựng kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc.

Tạo kết nối với các mục tiêu của tổ chức

Một trong những điều quan trọng nhất của việc tự đánh giá bản thân là để chứng minh những cống hiến và đóng góp của bạn cho tổ chức. Đây cũng là cơ sở để bạn có thể đề xuất quyền lợi cao hơn cho bản thân như tăng lương hay thăng chức.

>> 9 kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh

Xác định các bước tiếp theo

Đây cũng là cơ hội để bạn đặt ra được những mục tiêu tiếp theo trong tương lai. Bạn nên hoàn thành đánh giá của mình bằng cách chia sẻ cách bạn sẽ áp dụng điểm mạnh của mình để cải thiện kết quả đồng thời xác định cách bạn sẽ cải thiện điểm yếu thông qua xây dựng kỹ năng, tham gia các khóa đào tạo và áp dụng các thói quen tốt hơn.

Cũng có thể hữu ích khi ghi nhật ký thành tích của bạn trong suốt cả năm và ghi lại mỗi khi bạn đạt được mục tiêu hoặc thực hiện trên mong đợi. Bằng cách này, khi đến lúc tự đánh giá bản thân, bạn sẽ có sẵn một danh sách và sẽ không quên đi các thành tựu quan trọng.

Cấp trên bạn muốn gì về việc tự đánh giá bản thân

Trong bản tự đánh giá bản thân, cấp trên của bạn sẽ muốn biết là khả năng nhận ra sự phát triển của chính bạn và thể hiện sự tự nhận thức. Vì thế, hãy tự đánh giá bản thân một cách cân bằng nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn rèn luyện được kỹ năng tự đánh giá bản thân để hoàn thiện mình và thành công trong cuộc sống.