Tại sao Áo em trắng quá nhìn không ra

a, Nội dung chính của đoạn thơ là: dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo của nhân vật trữ tình khi ở thôn Vĩ

b, Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong đoạn thơ là:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ da diết của chàng trai dành cho cô gái

c. Câu thơ cuối cất lên là một câu hỏi tu từ đầy đau đớn, da diết nhưng chẳng phải để đợi chờ một câu trả lời nào. Đại từ phiếm chỉ “ai” thể hiện sự hụt hẫng, cô đơn, xa vắng đang cuộn trào trong tâm thức của nhân vật trữ tình. Câu hỏi ấy cũng ẩn chứa đầy những bất an, hoài nghi về tình cảm của người con gái Huế không rõ dành cho ai? Cả câu thơ cảm xúc cứ xoay tròn, xoắn sâu đầy băn khoăn, trăn trở, nhưng thực ra lại chứa đựng đầy niềm khát khao được yêu thương, được sống, được gắn bó với cuộc đời của một con người đang trên bờ tuyệt vọng. 

d. Khổ thơ cuối của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã gợi ra cho bạn đọc biết bao cảm xúc, suy ngẫm và cả những bài học, thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Và đặc biệt nhất, ấn tượng nhất có lẽ chính là bài học về sự khao khát, về tình yêu da diết, cháy bỏng với cuộc đời. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh tác giả đang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, vì vậy khao khát sống, khao khát được giao cảm với đời cũng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Cuộc đời luôn ẩn chứa rất nhiều những bất ngờ, vui buồn lẫn lộn, lúc thăng lúc trầm, và con người bao giờ cũng cần trang bị cho mình một tinh thần mạnh mẽ, lạc quan nhất. Chúng ta chỉ được sống một lần trong đời, vậy thay vì sợ sệt những rủi ro nên không dám làm, tại sao không thử một lần được sống là chính mình, sống với đam mê, hoài bão, sống cống hiến và đầy yêu thương. Bởi sứ mệnh cao cả nhất của chúng ta khi sinh ra là “để in dấu chân trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim mọi người” [Xukhomlomxki]

KENHPHUNU.COM  | 09:00 , 16/07/2015

Tôi thì nghĩ, có lẽ giữa cái nóng 39 độ C, lại đến từ vùng miền khác, một người gai góc đã từng, bỗng dưng bắt gặp màu trắng giản dị, thơ ngây, chàng trai ấy bị cú sốc, làm chói lòa đôi mắt. Có lẽ chàng chẳng kịp nhìn kỹ các cô bé hồn nhiên ấy nữa. Các cô gái mới lớn xứ miền Trung thường hay mắc cỡ, giấu đôi má hường sau vành nón nghiêng nghiêng, che bớt đi những ánh mắt tò mò.

Có phải sắc trắng kia đã làm chàng chết giấc? Về sau, thiệt khổ, chàng lúng búng trong cơn say, lại chết giấc vì một cô áo trắng. Và nguồn cơn chính là vợ chàng bây giờ - nàng đến từ vùng đất nắng gió ngày nào, như duyên nợ. Phụ nữ mà không một chút phấn son. Thậm chí, nàng không tỉa chân mày. Cả Sài Gòn này chắc chỉ mỗi mình nàng còn nguyên chân mày đen đậm như vậy. Chục lần chàng hẹn nàng, là chục lần áo sơ mi trắng, quần jeans xanh. Bữa nào tiệc tùng điệu đàng lắm, nàng mới đổi đôi boot bằng đôi giày cao gót.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vậy đó, đi làm, sơ mi trắng quần tây. Cà phê, sơ mi trắng quần jeans; đám cưới sơ mi trắng quần đen. Cái lạ là màu trắng được phối với kiểu cách rất tinh tế, không hề đơn điệu. Cũng chiếc áo sơ mi trắng khi dài, khi ngắn, khi rộng, khi ôm, khi ngắn tay, khi sát nách, khi "phăng" theo một kiểu gì đó mà mỗi một lần nàng mặc lại khác nhau. Lúc trẻ trung, khi trang nhã, lúc bụi bặm, khi sang trọng, tinh khiết, sành điệu, sắc sảo, táo bạo… Cần chi bảy sắc cầu vồng. Bởi vậy, mới hay vì sao Nguyên Sa viết: “Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng”.

Nhiều khi chẳng cần thêm màu sắc nào khác, màu trắng đó tự nó quá ma mị. Hay là nàng có ma thuật? Phụ nữ gì lạ lùng, sau gần 20 năm, vẫn cứ hệt như cô bé thuở nào, áo sơ mi trắng sáng tinh khôi, nụ cười bình thản. Có khác chăng là áo trắng bây giờ thường được kết hợp với quần đen nền nã, ý nhị hơn.

Cũng có thể chính cái màu trắng và kiểu sơ mi cổ điển ấy làm cho nàng trở nên không có tuổi? Nàng “gian” quá. Cứ lặng lẽ im lìm mà chàng đổi gu ngắm nhìn lúc nào không biết. Đến mức giờ đi ra đường, cứ thấy một nàng áo trắng đi qua là chàng không thể không nhìn. “Áo em trắng quá, nhìn không ra. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Ai biết tình ai có đậm đà” [Hàn Mặc Tử]. Bạn nói, càng thêm tuổi, càng nhận ra cái đẹp vẫn cần sự giản dị.

Tôi không biết bạn thích cái đẹp của sự tối giản hay là bạn vẫn còn chưa hoàn hồn sau cú chết giấc 20 năm trước. Hay tình yêu là mù lòa? Còn nói kiểu như nhiều bạn bè tôi, yêu thương làm người ta... mù màu!

 TẤN VĂN

Nguồn: phunuonline

CHIA SẺ BÀI NÀY

BÌNH LUẬN

"Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà"

Hai câu thơ đầu tiên đã nói  lên cái mơ tưởng của Hàn Mặc Tử. Mơ là mơ tưởng là nhớ mong.

Cụm từ "Khách đường xa" là hình bóng trong mộng tưởng của tác giả chỉ cái tính chất xa xôi hư ảo. Cụm từ này còn được lặp lại tới hai lần, gợi một giai điệu luyến láy một điệu nhạc sâu lắng, chịu buồn cho bài thơ.

Sự lặp lại đó cho ta thấy một tâm trạng xót xa khi nhơ, mơ tưởng về bóng hình xa xôi. "Áo em trắng quá" để nhấn mạnh cái màu trắng gợi hình ảnh một thiếu nữ trong trăng, duyên dáng, thật cao đẹp đến mức xa vời, hư ảo.

Nhưng nó cũng chưa cái uẩn khúc là yêu tha thiết, sau đắm nhưng bạc mệnh. Hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ ba đã thể hiện sự hoài nghi "ở đâu" hay còn là ở Huế. 

Cụm từ "Sương khói mờ nhân ảnh" là hình ảnh có ý nghĩa tả thực trong không gian ở xứ Huế mưa răng như rắc bụi khi khắp không gian mờ ảo màn sương khói và đó cũng là nét đẹp của xứ Huế. Nó còn là ý nghĩa biểu tượng cho mối tình ở hàn Mặc Tử, đơn phương, đẹp nhưng hư ảo, xa vời, mong manh như sương khói, chưa kịp ngỏ lời, chưa ước hẹn. 

Câu thơ "ai biết tình ai có đạm đà" là câu hỏi kết hợp từ phiếm chỉ "ai" mang ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩ văn khoăn, trăn trở tình cảm con người trong mộng có son sắt, đậm đà, thủy chung không hay cũng mong manh như sương khói.

Ý nghĩa hoài nghi không biết người trong mộng có biết tình cảm thủy chung, sâu sắc của mình hay không. Đây là câu hỏi nhuộm màu hoài nghi về sự thủy chung trong tình cảm con người.

Hàn Mặc Tử không dám tin vào tình cảm con người trong trần gian nhưng lại khao khát, mong muốn có tình nghĩa đậm đà, thủy chung của con người.

Sự hoài nghi và khát khao ấy đã bộ lộ tâm sự u buồn của con người yêu thiết tha, gắm bó say mê cuộc sống cảnh vật con người nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn, bệnh tật.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trước hết, để hiểu đúng câu thơ, phải đặt nó trong chỉnh thể thống nhất chung của cả bài thơ: mạch vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhìn sâu vào nội dung, cấu tứ của bài thơ, Đây thôn Vĩ Dạ được xem như một lời tỏ tình với cuộc đời [chứ không phải chỉ là một bóng hình giai nhân cụ thể] của một tấm tình tuyệt vọng. Tại sao lại tuyệt vọng? Ta biết Hàn lúc này đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, đang từng giờ từng phút phải vật lộn với đau đớn hành hạ về thể xác [do căn bệnh nan y] và về tinh thần [phải xa cách cuộc đời]; phải luôn luôn đối mặt với cái chết. Nhưng trong lòng thi nhân [chàng trai trẻ] luôn chứa ẩn niềm khát sống, nỗi ước mong được trở lại với cuộc đời. Chính sự mâu thuẫn, tình thế éo le, ngang trái đó đã chi phối đậm nét cảm xúc của thi sĩ thơ thể hiện trong bài thơ: vừa khát khao hy vọng vừa ý thức rõ thực tại nghiệt ngã, để cuối cùng chỉ còn là một nỗi băn khoăn da diết, khôn nguôi [ta biết bài thơ được mở đầu và kết thúc bằng những câu hỏi tu từ và ở mỗi khổ thơ, câu hỏi ấy lại vang lên da diết].

Chính bởi tâm trạng ấy, cảnh vật, con người hiện lên trong tâm hồn nhà thơ vừa mang vẻ đẹp, sức hút mạnh mẽ của cuộc đời, vừa thấm đẫm sự chia rời, li biệt [được nhà nghiên cứu gọi là "mặc cảm chia lìa"]. Nhà thơ ý thức rõ khoảng cách giữa hai miền không gian: Ở đây [Trong này] [nơi Hàn bị cách li khỏi cuộc sống, cô đơn, lạnh lẽo] và Ngoài kia [là cuộc đời vui tươi đầy sức sống mà thiên nhiên, con người Thôn Vĩ, xứ Huế là hình ảnh đại diện]. Nhà thơ đang "Ở đây" [trong này] khao khát, ước ao về thế giới Ngoài kia.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy hình ảnh nhân vật trữ tình Em ở đây hiện lên ảo huyền trong ước mơ, trong khát khao của thi sĩ. Sắc trắng của chiếc áo được đặc tả ở mức độ mạnh [qua từ "quá" và sự khẳng định "nhìn không ra"] [gần với ý kiến thứ hai: sắc áo trắng đến lạ lùng - nhưng không hẳn là ca ngợi]. Ta biết trong thơ Hàn thường xuất hiện những bức tranh thiên nhiên thanh khiết, những thiếu nữ mang vẻ đẹp trinh khiết. Và ở đây cũng vậy, hình ảnh Em xuất hiện trong sắc trắng lạ lùng cũng thể hiện vẻ đẹp lí tưởng, thanh khiết, thánh thiện mà Hàn hằng tôn thờ.

Còn câu "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh". Không gian chuyển về "Ở đây", nơi lưu đày của thi sĩ. Và nếu hiểu như vậy, "sương khói" không phải là sương khói của Vĩ Dạ, của thế giới ngoài kia mà chính là của không gian trong này, ở đây, nơi Hàn đang phải chịu đựng dày vò, khao khát, băn khoăn tha thiết đến cháy lòng.

Với một văn bản thơ như Đây thôn Vĩ Dạ, có rất nhiều cách tiếp cận và lí giải tác phẩm. Với mỗi cách thức, phương diện khác nhau người ta lại ngày càng phát hiện thêm những vẻ đẹp mới ẩn tàng sau câu chữ và làm giàu thêm cho cảm nhận và tâm hồn mình. "Hãy suy nghĩ không cũ về một vấn đề không mới" - phải chăng đó là con đường để có những sự phát hiện và sáng tạo trong văn học cũng như trong cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề