Tác phẩm văn học hiện đại về lòng yêu nước

Ỉn

Gợi ý mẫu:

Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà

* Lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền của đất nước: "Nam quốc... thiên thư" [Sông núi nước Nam... sách trời]

- Câu 1: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" [Sông núi nước Nam vua Nam ở]

+ Giọng thơ hào hùng, đanh thép => Mang ý nghĩa khẳng định nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng, vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc.

+ Cách sử dụng từ ngữ "quốc" [nước], "đế" [vua] => Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tự coi nước Nam là nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam sánh vai với hoàng đế Trung Quốc.

- Câu 2: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" [Rành rành định phận tại sách trời]

+ Cách lập luận chặt chẽ, giọng điệu dứt khoát => Khẳng định đanh thép nước Nam là của người Nam, điều đó đã là chân lí, là trời định, đã được ghi rõ ràng ở sách trời không thể chối cãi.

* Tinh thần yêu nước với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc: "Như hà... bại hư" [Cớ sao... tơi bời]

- Hình thức là câu hỏi trực tiếp quân giặc "Cớ sao chúng bay sang xâm phạm?" => Thái độ quyết liệt, rõ ràng coi kẻ xâm lược là "nghịch lỗ" [giặc dữ] chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa trong hành động xâm lược của kẻ thù.

- Khơi gợi tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân nước Nam "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" => Kẻ thù ngang ngược, làm trái sách trời sẽ khiến chúng tự chuốc lấy bại vong.

=> Lời cảnh cáo đanh thép vang lên khẳng định giặc sẽ thất bại thảm hại, ta sẽ giành chiến thắng.

Trả lời hay

1 Trả lời 11:49 17/09

  • Đen2017

    Gợi ý:

    Tinh thần yêu nước trong bài Bình Ngô Đại Cáo

    a. Tinh thần yêu nước bộc lộ thông qua luận đề chính nghĩa:

    - Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", tức hành động nhân nghĩa phải đi liền với tình cảm yêu thương nhân dân, bảo vệ nhân dân khỏi những tai họa xâm lăng, đảm bảo cho nhân dân được một cuộc sống an bình, gắn với lòng yêu nước sâu sắc.

    - Khẳng định nền độc lập lâu đời của dân tộc thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục khác biệt, và độc đáo, khéo léo trong việc so sánh các triều đại, khẳng định việc xưng "đế" của dân tộc Đại Việt.

    - Khẳng định nước ta "hào kiệt đời nào cũng có", cùng với việc dẫn ra hàng loạt các chiến tích và sự thất bại thảm hại của vương triều phương Bắc khi tiến quân vào xâm lược nước ta trong lịch sử.

    => Thể hiện sức mạnh của một dân tộc tuy lãnh thổ nhỏ bé, nhưng tinh thần yêu nước, sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm thì luôn luôn vĩ đại, sẵn sàng tiêu diệt những kẻ thù to lớn để bảo vệ Tổ quốc từ bao đời.

    b. Tinh thần yêu nước sâu sắc thể hiện qua việc vạch trần âm mưu đê hèn, tội ác xâm lược của quân Minh:

    - Đứng trên lập trường của dân tộc, lòng yêu nước và sự sáng suốt của một nhà chính trị đã chỉ ra âm mưu xâm lược trắng trợn của quân Minh, với danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" mê hoặc lòng dân để đem quân tràn vào nước ta xâm lược, tàn phá.

    - Đứng trên lập trường của một người dân Đại Việt, căm thù giặc Minh và đớn đau trước thực cảnh của dân tộc, để vạch trần tội ác của quân xâm lược khi tràn vào lãnh thổ nước ta, tố cáo hành động tàn ác và chủ trương cai trị vô nhân đạo của kẻ thù.

    + Tàn hại đồng bào bằng những hành động diệt chủng đầy man rợ tàn khốc "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ".

    + Phá hủy cuộc sống an bình của nhân dân, ra sức vơ vét của cải "Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ".

    + Xem nhân dân ta như những cỗ máy biết nói, ra sức đàn áp, nô dịch thúc ép dân tộc Đại Việt phải lên rừng, xuống biển đối mặt với nhiều nguy hiểm, khổ sai để đem về những sản vật quý hiếm.

    - Tổng kết lại bằng hai câu "Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội/Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi", khẳng định tội ác của giặc bằng câu cảm thán, câu hỏi "Lẽ nào trời đất dung tha/Ai bảo thần dân chịu được?", bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân, sâu sắc của tác giả.

    - Giọng điệu lúc đau đớn, xót xa, lúc lại ngập tràn căm thù sâu sắc. Kết hợp với một loạt các hình ảnh mang giá trị biểu cảm, diễn tả sự vô cùng tận, không thể đong đếm thường xuất hiện trong điển cố "nước Đông Hải", "trúc Nam Sơn" để bộc lộ tội ác tày đình của giặc mang lại ấn tượng sâu sắc về tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước, thương dân tột cùng của Nguyễn Trãi.

    c. Tinh thần yêu nước thông qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
    - Tái hiện hình ảnh chủ soái Lê Lợi, người anh hùng tiêu biểu nhất cho tinh thần yêu nước của cả dân tộc, đại diện cho ý chí quyết tâm dẹp giặc ngoại xâm, là niềm tự hào, hy vọng của cả một dân tộc đang lầm than.

    => Thể hiện tinh thần yêu nước chung của nhân dân Đại Việt một cách rất khéo léo và tinh tế.

    - Tái hiện quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm đầy anh dũng, kiên cường của dân tộc ta, biểu hiện rõ nét nhất, mạnh mẽ nhất cho lòng tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ mảnh đất quê hương bằng mọi giá.

    + Cuộc khởi nghĩa đã đi từ những ngày thiếu thốn, khó khăn gian khổ nhất, vừa thiếu hụt người tài ra giúp nước, lực lượng quân đội còn non yếu, lương thực khan hiếm, trái lại quân thù thì người đông thế mạnh. Nhưng với tinh thần yêu nước của quân dân đã nảy ra sự đoàn kết, thống nhất trong nghĩa trở thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau chống giặc bền bỉ, một lòng.

    + Trong chiến đấu tinh thần yêu nước được thể thông qua sự dũng mãnh, xông pha giết giặc của các tướng sĩ, những trận đánh oanh liệt đem về những chiến thắng vô cùng vang dội, khiến kẻ thù nghe tiếng mà sợ hãi khôn cùng.

    => Một Đại Việt nhỏ bé cả về lãnh thổ lẫn quân đội, nhưng lại có thể chiến thắng vẻ vang như thế không nằm đâu ngoài tinh thần yêu nước sâu sắc đã thành truyền thống từ bao đời nay cùng với tinh thần đoàn kết một lòng quyết tâm chống giặc.

    - Kết thúc trận chiến, chúng ta đã không chọn cách đuổi cùng diệt tận mà lại mở đường cho giặc về nước.

    => Đó cũng là một biểu hiện rất tinh tế của lòng yêu nước, là hành động nhân văn bảo vệ đất nước, nhân dân khiến nhà Minh tạm thời không dám manh động, lại làm việc bất nghĩa, để quân dân ta được nghỉ sức xây dựng lại đất nước.

    d. Tinh thần yêu nước bộc lộ thông qua lời tổng kết:

    - Tinh thần yêu nước lần nữa được khẳng định thông qua việc Nguyễn Trãi tuyên bố nền độc lập chủ quyền của dân tộc bằng giọng văn hùng hồn, sắc sảo, niềm tự hào, kiêu hãnh "Xã tắc từ đây vững bền/Giang sơn từ đây đổi mới", mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, khai sinh ra một triều đại thịnh trị lâu dài.

    0 Trả lời 11:48 17/09

    • 1. Bối cảnh lịch sử

      Thời kì phong kiến: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

      2. Thể loại

      • Văn học chữ Hán: Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...
      • Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc [viết theo thể song thất lục bát], truyện thơ [lục bát], hát nói [viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc], hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

      3. Đề tài

      • Thơ chữ Hán: yêu nước, nói chí, tỏ lòng, dùng trong các hình thức thi cử, ngâm họa, sách vở.
      • Thơ Nôm: đề tài thế sự: tâm sự yêu nước, thương dân, thơ về đời sống sinh hoạt, vui buồn trong con đường quan lộ hay lúc ẩn dật...

      4. Cảm hứng

      • Cảm hứng yêu nước
      • Cảm hứng nhân đạo

      HỆ THỐNG KIẾN THỨC [edit]

      Tác phẩm

      Tác giả

      Hoàn cảnh sáng tác

      Chữ viết

      Thể thơ

      Cảm hứng

      Chủ đề

      Nghệ thuật

      Nam quốc sơn hà

      Lí Thường Kiệt [1019-1105]

      Năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông cử Lí Thường Kiệt đem đại quân lên phía Bắc chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
      Bỗng một đêm, quân sĩ nghe thấy từ trong đền thờ Trương Hống - Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

      Chữ Hán

      Thất ngôn tứ tuyệt

      Tinh thần yêu nước

      Là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

      • Lời thơ ngắn gọn, súc tích
      • Ngôn ngữ trang trọng, đanh thép, hùng hồn
      • Ý thơ, lập luận đanh thép
      • Bài thơ có hình thức thiên về biểu ý [nghị luận, trình bày ý kiến], nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng.

      Tụng giá hoàn kinh sư

      Trần Quang Khải [1241-1294]

      Là võ tướng kiệt xuất, góp công trong chiến thắng chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 [1285], lần thứ 3 [1288].

      Là một nhà ngoại giao giỏi dưới thời Trần, thường được cử đi đón tiếp sử giả nhà Nguyên.

      Khi Trần Quang Khải đi đón Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô khỏi tay quân Nguyên năm 1285.

      Chữ Hán

      Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

      Tinh thần yêu nước

      Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

      • Tác giả diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn; cảm xúc trữ tình đã được nén kín trong tư tưởng.Ngắn gọn, súc tích
      • Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

      Thiên Trường vãn vọng

      Trần Nhân Tông [1258 - 1308], con trưởng của Trần Thánh Tông. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang.

      Ông theo đạo Phật; là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

      Là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

      Được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường [thuộc tỉnh Nam Định ngày nay].

      Chữ Hán

      Thất ngôn tứ tuyệt

      Tinh thần yêu nước

      Tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

      • Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo.
      • Nhịp thơ êm ái hài hòa.
      • Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.

      Côn Sơn ca

      Nguyễn Trãi [1380-1442], từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đóng vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi.

      Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

      Được viết vào những năm cuối đời, Nguyễn Trãi ở ẩn tại Côn Sơn.

      Nguyên văn: Chữ Hán

      Bản dịch: Lục bát

      Tinh thần yêu nước

      Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

      • Đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm tai.
      • Tiết tấu của đoạn thơ nhịp nhàng.
      • Sử dụng biện pháp so sánh, điệp ngữ thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh, niềm say đắm và sự tinh tế của tác giả.

      Chinh phụ ngâm khúc

      Nguyên bản chữ Hán: Đặng Trần Côn, sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII, người làng Nhân Mục [Hà Nội]

      Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm [1705-1748], là người phụ nữ có tài sắc, quê làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc [nay là Hưng Yên]

      Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh với Nguyễn dẫn đất nước đến tình trạng chia cắt lâu dài. Nhiều khởi nghĩa nông dân nổ ra. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận; nhân dân lâm vào cảnh tan tác loạn li.

      Nguyên văn: Chữ Hán

      Song thất lục bát

      Cảm hứng nhân đạo

      Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

      Sử dụng nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình.

      Bánh trôi nước

      Hồ Xuân Hương [chưa rõ năm sinh năm mất]

      Cuộc đời của nữ sĩ chịu nhiều đau khổ: lấy chồng muộn, làm vợ lẽ của Tổng Cóc, sau lại làm lẽ cho ông Phủ Vĩnh Tường.

      Bà được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm" [Xuân Diệu].

      Hồ Xuân Hương sống trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, "đàn ông đa thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng", xã hội đó khiến cho người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, đau thương, bị hắt hủi, không có quyền quyết định số phận của mình... Có lẽ, thấu hiểu nỗi bất hạnh và số phận của người phụ nữ nên Hồ Xuân Hương mới viết ra bài thơ này.

      Chữ Nôm

      Thất ngôn tứ tuyệt

      Cảm hứng nhân đạo

      Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.

      • Vận dụng tài tình vần luật của thơ Đường luật [cho thơ Nôm]
      • Ngôn ngữ thơ bình dị
      • Sử dụng thành ngữ [ba chìm bảy nổi], mô-típ [Thân em]
      • Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.

      Qua Đèo Ngang

      Bà Huyện Thanh Quan, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Nghi Tàm, nay thuộc Tây Hồ [Hà Nội]

      Bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.

      Thơ bà trang nhã, mang nặng tâm trạng "hoài cổ".

      Bài thơ ra đời vào khoảng thế kỉ XIX, trong lần đầu tiên bà xa nhà, xa quê, vào kinh đô Huế nhận chức "cung trung giáo tập" [dạy nghi lễ cho các cung nữ, phi tần theo chỉ dụ của nhà vua], dừng chân lại nơi đèo Ngang.

      Chữ Nôm

      Thất ngôn bát cú Đường luật

      Cảm hứng thế sự

      Bức tranh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

      • Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình làm nổi bật tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.
      • Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm; từ tượng thanh, nghệ thuật đối, tương phản, đảo ngữ...

      Bạn đến chơi nhà

      Nguyễn Khuyến [1835-1909], quê ở xã Yên Đổ, nay là Bình Lục, Hà Nam.

      Đỗ đầu ba kì thi quê hương nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

      Ông được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

      Bài thơ được viết nhân dịp Dương Khuê - người bạn đồng khoa sau bao năm xa cách đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.

      Chữ Nôm

      Thất ngôn bát cú Đường luật

      Cảm hứng thế sự

      Chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

      • Ngôn ngữ trong sáng, bình dị
      • Giọng thơ hóm hỉnh
      • Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
      • Sử dụng nghệ thuật liệt kê, phép đối để tả cái có để nói cái không

      NỘI DUNG CỤ THỂ [edit]

      1. Cảm hứng yêu nước

      • Yêu nước là yêu vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và con người quê hương

      - Tình yêu cảnh sắc thiên nhiên được biểu hiện muôn màu muôn vẻ. Đó là yêu vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê thanh bình, trầm lặng vào buổi chiều tà trong Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra [Thiên trường vãn vọng] ;là vẻ đẹp của bức tranh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ trong Qua đèo Ngang; v ẻ đẹp khoáng đạt, trong lành, thanh tĩnh của vùng núi Sơn qua cảm nhận tinh tế cùng sự liên tưởng độc đáo của Nguyễn Trãi trong bài thơ Côn Sơn ca.

      - Tình yêu dành cho những con người quê hương thể hiện rõ nét qua tình bạn thắm thiết, chân thành của Nguyễn Khuyến trong Bạn đến chơi nhà.

      • Yêu nước là tự hào về chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc, tự hào về độc lập dân tộc.

      - Tự hào, khẳng định niềm tin về chủ quyền quốc gia, tinh thần tự lập tự cường của dân tộc ở bài Nam quốc sơn hà.

      - Tự hào về chiến thắng hào hùng của quân ta trước kẻ thù xâm lược ở bài thơ  Tụng giá hoàn kinh sư.

      • Khát vọng xây dựng một đất nước hoà bình, bền vững, thái bình.

      Đó là niềm tin của Trần Quang Khải vào tương lai của đất nước từ sự nỗ lực xây dựng phát triển đất nước trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư.


      2. Cảm hứng nhân đạo

      Cảm hứng nhân đạo được thể hiện chủ yếu qua hai văn bản Sau phút chia li [trích Chinh phụ ngâm khúc]  và Bánh trôi nước.

      • Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào hoàn cảnh éo le, ngang trái

      - Chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã chia cắt hạnh phúc gia đình khiến cho người chinh phụ buồn khổ và mòn mỏi chờ đợi chồng ở chiến trận;

      - Xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ lâm vào cuộc sống ba chìm bảy nổi, không được tự quyết số phận của mình.
      • Cảm thương sâu sắc đối với thân phận của người phụ nữ

      - Thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào người đàn ông, vào sự sắp đặt của xã hội của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bánh trôi nước.

      - Thân phận khổ đau của người chinh phụ bị chia lìa đôi lứa, chồng đi lính, ở nhà đợi tin, mong ngóng, nhớ thương ngày chồng trở về nhà.

      • Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người phụ nữ

      - Vẻ đẹp thuỷ chung, son sắt và khát vọng về hạnh phúc đôi lứa và khát vọng cuộc sống yên lành, ấm no, hòa bình của người chinh phụ.

      - Vẻ đẹp bề ngoài, phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung của người phụ nữ: vừa trắng lại vừa tròn, vẫn giữ tấm lòng son...

      Page 2

      Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

      Không có sự kiện nào sắp diễn ra

      Page 3

      Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

      Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


      Nội dung khoá học

      Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


      Mục tiêu khoá học

      Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

      Đối tượng của khóa học

      Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

      • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
      • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

      Video liên quan

      Chủ Đề