Tác giả gọi Trái Đất trong văn bản cùng tên là

  • Tác giả gọi Trái Đất trong văn bản cùng tên là

Bạn đang xem: Trái Đất – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Bài học Trái Đất nằm trong bộ sách mới – Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được thái độ của tác giả lên án với những kẻ làm hại Trái Đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái Đất. Hy vọng bài học này sẽ giúp các em học tập thật hiệu quả nhé!

Em có suy nghĩ gì về nhan đề tác phẩm: Trái Đất?

Gợi ý:

– Em nghĩ về vấn đề bảo vệ Trái Đất – hành tinh xanh của chúng ta.

1.2. Đọc văn bản

a. Thái độ tác giả với bọn hủy hoại Trái Đất:

– Tác giả:

+ Nhấn mạnh hành tinh sẽ bàn luận: “Trái Đất!”.

+ Gọi “Trái Đất” là “người” → Ẩn dụ: Sự tôn trọng, thiêng liêng hóa.

– Những kẻ xấu:

+ Được tác giả gọi là “bọn”, “lũ”.

+ Cách kẻ xấu nhìn nhận Trái Đất → So sánh: “là quả dưa”, “như quả bóng trên sân”. 

+ Hành động: “bổ”, “cắn”, “giành giật”, “lao vào”, “đá” → Động từ mạnh, điệp từ.

=> Thái độ tác giả căm phẫn, khinh bỉ, lên án với những kẻ hủy hoại Trái Đất.

b. Thái độ tác giả với Trái Đất:

– Hình dung của tác giả:

+ “Chẳng là dưa, là bóng” → Từ phủ định, điệp từ “là”.

+ “Khuôn mặt thân thương”.

– Hành động:

+ “Lau” nước mắt, “xin đừng khóc nữa”.

+ “Rửa máu sạch”, “hát”, “dịu dàng”.

=> Thái độ thương xót, vỗ về những tổn thương, đau đớn Trái Đất đang gánh chịu.

1.3. Sau khi đọc

a. Tác giả:

– Ra-xun Gam-da-tốp (1923 – 2003)

– Quốc tịch: Người dân tộc Avar, nước Cộng hòa Đa-ghe-xtan, thuộc Liên Bang Nga.

– Thơ ông tràn đầy tình yêu với quê hương, con người, sự sống và hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.

b. Tác phẩm:

– Viết năm 1967 bằng tiếng Avar. Bản dịch ra tiếng Việt của Minh Tâm được thực hiện dựa trên bản dịch tiếng Nga của Na-um Grep-nhi-ốp.

– Tìm hiểu văn bản theo 2 nội dung chính như sau:

+ Thái độ tác giả với bọn hủy hoại Trái Đất.

+ Thái độ tác giả với Trái Đất.

Bài tập: Cùng đưa ra một thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất vẫn có sự độc đáo, hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn riêng đó?

a. Hướng dẫn giải:

– Đọc kĩ lại bài Trái Đất để giải bài tập này.

– Chú ý đến cách tác giả sử dụng thể thơ, biện pháp tu từ,…

b. Lời giải chi tiết:

– Tác giả sử dụng thể loại thơ dễ dàng bộc bạch thái độ, cảm xúc của mình.

– Tác giả so sánh, miêu tả sinh động hình ảnh Trái Đất với quả dưa, quả bóng, khuôn mặt thân thương.

– Cách hình dung về Trái Đất và cách thể hiện tình cảm đối với Trái Đất được bày tỏ qua hai thái độ khác nhau.

– Hình ảnh thơ có sức gợi tả, lay động mạnh mẽ “lau nước mắt”, “rửa sạch máu”.

Lời kết

– Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản Trái Đất.

+ Có ý thức bảo vệ Trái Đất.

Soạn bài Trái Đất

Bài học Trái Đất như một lời kêu gọi mọi người hãy chung tay bảo vệ Trái Đất. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc dưới đây:

  • Soạn bài Trái Đất
  • Soạn bài Trái Đất

Một số bài văn mẫu về văn bản Trái Đất

Văn bản Trái Đất nhằm giúp các em có thái độ lên án những người có hành vi hủy hoại Trái Đất – hành tinh xanh của chúng ta. Để cảm nhận được văn bản này sâu sắc hơn, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Trái Đất.

— Đang cập nhật —-

Hỏi đáp bài Trái Đất Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn LuatTreEm sẽ sớm trả lời cho các em.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Trịnh Xuân Thuận.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, 2006.

- Thể loại: Văn bản thông tin.

* Bố cục:

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1: Trái Đất – hành tinh xanh

- Phần 2: Mẹ nuôi dưỡng muôn loài

* Tóm tắt tác phẩm:  Trái Đất – Mẹ của muôn loài

Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời là nơi sự sống đã được đánh thức. Trái Đất là hành tinh xanh, nơi nương thân của chúng ta và muôn loài khác trong không gian mênh mông bao la của vũ trụ. Vì ở đây có những hoạt động địa chất không ngừng, khiến các sinh vật thích nghi để sống sót và thúc đẩy phát triển, tiến hóa. Bên cạnh đó, Trái Đất còn là một người mẹ nuôi dưỡng muôn loài. Lịch sử sự sống trên trái đất vô cùng dài, càng ngày càng tăng tốc, tiến hóa nhanh chóng. Trái Đất cho chúng ta và muôn loài môi trường sống với sự bao dung và lòng kiên nhẫn.

* Chuẩn bị đọc

Em cảm nhận thế nào về thiên nhiên quanh em? Vì sao Trái Đất - người Mẹ Thiên Nhiên của chúng ta được mệnh danh là “hành tinh xanh”?

Trả lời:

- Thiên nhiên xung quanh em rất là phong phú và đa dạng. Nhưng hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng do hiệu ứng nhà kính và con người.

- Trái Đất được mệnh danh là “hành tinh xanh” bởi được chủ yếu bao đọc bởi rừng, cây xanh hay nói cách khác chính là thiên nhiên chiếm hơn nửa trái đất của chúng ta.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Cụm từ" hành tinh xanh" thể hiện thái độ, tình cảm gì của người viết khi nói về Trái đất?

Trả lời:

Cụm từ" hành tinh xanh" thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng những điều tốt đẹp mà trái đất ban tặng cho con người.

2. Chú ý cách sử dụng các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất?

Trả lời:

Chú ý cách sử dụng các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất đã trải qua hàng triệu năm, là con số chân thực, cụ thể, thuyết phục

II. Đọc hiểu văn bản

1. Trái Đất - hành tinh xanh

- Mặt Trời ảnh hưởng đến sự sống:

+ Cách Trái Đất 8 phút ánh sáng (150 triệu km), là tinh tú cho sự sống.

+ Cách thức: cung cấp ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng.

- Trái Đất là hành tinh xanh:

+ 3/4 bề mặt là nước, là hành tinh duy nhất có màu xanh biển.

+ Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.

+ Là nơi nương thân của con người và muôn loài khác trong không gian mênh mông của vũ trụ.

+ Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống ót, thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa muôn loài.

2. Trái Đất - nuôi dưỡng muôn loài 

- Trái Đất trước khi có sự xuất hiện của con người (cách đây 140 triệu năm):

+ Vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu , bọ, tôm, cua.

+ Cảnh tượng đa sắc của hoa, của cánh bướm.

+ Tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim.

+ Những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử.

- Trái Đất và sự xuất hiện của loài người:

+ Khoảng 6 triệu năm trước: Tiền thân của loài người xuất hiện.

+ Khoảng 30 000 đến 40 000 năm: Những người tinh khôn nhất xuất hiện, lịch sử sự sống tăng tốc, tiến hóa nhanh chóng.

- Mối quan hệ giữa Trái Đất và con người:

+ Sự thay đổi của Trái Đất khiến cho nhiều loài sinh vật biến mất nhưng cũng khiến cho nhiều loài thích nghi, tiến hóa và sinh sôi liên tục.

+ Trái Đất cho chúng ta và muôn loài môi trường sống.

+ Dù là con người hay bất kì hình thái sự sống nào đều được nuôi dưỡng trong hàng triệu năm với sự bao dung và lòng kiên nhẫn.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản đã nêu lên sự hình thành, mối quan hệ và vai trò của Trái Đất với sự sống của con người.

2. Nghệ thuật

Văn bản thông tin với bố cục rõ ràng, số liệu chính xác, chân thực.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Trong đoạn 1, những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú?

Trả lời:

- Trong đoạn 1, những chi tiết cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú là:

+ Trái Đất là một hành tinh sống động, vì những hoạt động địa chất không ngừng của nó đã đánh thức và nuôi dưỡng sự sống. Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót và thúc đẩy sự phát triển, tiến hoá của muôn loài. 

+ Trái đất có 3/4 bề mặt là nước. Nhờ nước ở các đại dương, Trái Đất trở thành hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có màu xanh hiền dịu, là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức – con người.

2. Hãy điền vào bảng sau những chi tiết trong đoạn 2 thể hiện sự tiến hóa của sự sống trên Trái Đất theo thời gian:

Tác giả gọi Trái Đất trong văn bản cùng tên là

Trả lời:

Mốc thời gian

Các chi tiết

Cách nay 140 triệu năm

Có vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua, nhìn hoa bướm, nghe thấy tiếng chim, ong hay các loài khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử.

Cách nay khoảng 6 triệu năm

Tiền nhân của loài người xuất hiện.

Cách nay khoảng 30 000 đến 40 000 năm

Người tinh khôn đầu tiên xuất hiện.

3. Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục có gì khác với các đoạn khác trong văn bản? Nêu tác dụng của cách trình bày đó.

Trả lời:

- Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục khác với các đoạn khác trong văn bản là:

Trong khi các đoạn trong văn bản, chữ được in thường thì:

+ Nhan đề được viết hoa, in đậm

+ Sapo là đoạn văn ngắn được in chữ nghiêng

+ Các đề mục được đánh số và in đậm

Cách trình bày này có tác dụng:

+ Giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn theo từng phần, logic hợp lí, chặt chẽ, tạo ấn tượng cho người đọc.

4. Các hình ảnh, số liệu trong bài này có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

Trả lời:

- Các hình ảnh, số liệu trong bài này có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung văn bản là:

+ Các hình ảnh, số liệu có trong bài chính là bằng chứng cho các lí lẽ tác giả đưa ra để thể hiện nội dung văn bản.

5. Em hãy tóm tắt nội dung chính các đoạn trong văn bản

Trả lời:

 - Tóm tắt nội dung:

+ Đoạn 1: từ đầu đến ý thức- con người: giới thiệu về trái đất

+ Đoạn 2: Nếu có thể làm một chuyến du lịch.... nhanh chóng: quá trình hình thành phát triển sự sống trên trái đất

+ Đoạn 3: còn lại: những thay đổi của trái đất ảnh hưởng tới môi trường sống

6. Tại sao thiên nhiên lại được xem là "mẹ nuôi dưỡng muôn loài"?

Trả lời:

- Thiên nhiên lại được xem là "mẹ nuôi dưỡng muôn loài" vì:

 + Tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.

7. Chúng ta cần làm gì để giữ cho Trái Đất mãi là "hành tinh xanh"?

Trả lời:

Để giữ cho Trái Đất mãi là hành tinh xanh chúng ta cần:

+  Bảo vệ môi trường, giảm rác thải, không chặt phá rừng làm xói mòn đất đá,....