Sữa công thức nấu lên có tốt không

TPO - Sữa và sinh tố trái cây các loại đều giàu dinh dưỡng cho bé. Nhưng liệu mẹ có nên trộn sữa bột vào sinh tố cho bé để tăng dưỡng chất cho bé hay không? Ngoài ra, nhiều mẹ áp dụng cách trộn thêm sữa bột vào cháo cho bé ăn dặm để tăng lượng sữa bé dùng được trong ngày.

Nhưng các mẹ cần lưu ý vài điểm để tránh gây tác động xấu đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng cùng sức khỏe của bé

Có nên trộn sữa bột vào trái cây, sinh tố?

Sữa bột chứa các vi dưỡng chất rất cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Tùy vào độ tuổi mà các bé cần một lượng sữa nhất định trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Bên cạnh sữa, trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và các dưỡng chất khác giúp bé thêm sức đề kháng và nguồn dinh dưỡng cho quá trình phát triển.

Tuy nhiên, trong trái cây có thành phần acid, khi kết hợp với sữa sẽ làm casein trong sữa bị ngưng kết, làm chậm quá trình tiêu hóa khiến các bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu hay thậm chí là tiêu chảy.

Cách trộn thêm sữa vào trái cây thường được người muốn giảm cân áp dụng để tăng hiệu quả giảm cân. Nếu cũng áp dụng cho các bé thì sẽ hiểu tại sao nuôi bé mãi không lớn. Vậy nên mẹ đừng kết hợp trái cây và sữa bột (hay cả sữa tươi) sẽ không mang lại ích lợi dinh dưỡng mà  còn nguy hại đến sức khỏe các bé.

Trái cây tốt nhất nên ăn lúc bụng rỗng, để cơ thể hấp thụ và chuyển hóa hết dưỡng chất có trong trái cây, và tránh tình trạng chúng kết hợp với các thức ăn trong dạ dày và hình thành phản ứng không tốt cho hệ tiêu hóa cùng sức khỏe.

Để bé ăn ngon miệng và hấp thụ dinh dưỡng tốt cả từ sữa bột và trái cây,  hãy cho bé ăn và uống chúng cách nhau ít nhất là 1 giờ.

Với các bé không chịu bú sữa và mẹ muốn tăng lượng sữa cho con, thay vì trộn sữa vào sinh tố trái cây, có thể tham khảo và cho bé ăn thêm các chế phẩm từ sữa (như phô mai, sữa chua ăn...) cũng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho bé.

Sữa công thức nấu lên có tốt không

Không lạm dụng và chỉ trộn sữa bột vào các thực phẩm thích hợp để bé ăn ngon miệng

Trộn sữa vào cháo, liệu có được dùng thường xuyên?

Nếu đã chọn cách trộn sữa bột vào cháo, tất nhiên chỉ nên áp dụng khi bé đã đủ tuổi ăn dặm, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ tốt để tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng qua thực phẩm khác ngoài sữa.

Nhưng nên nhớ, chỉ nên trộn sữa bột vào cháo cho bé trường hợp bé kiên quyết từ chối uống sữa công thức pha theo hướng dẫn hoặc uống được lượng sữa quá ít theo chuẩn nhu cầu.

Với sữa bột, chỉ được pha theo đúng chuẩn hướng dẫn từ nhà sản xuất mới an toàn cao nhất và giúp bé hấp thu tốt nhất dưỡng chất (nhất là với các bé dưới 6 tháng tuổi).

Cháo ăn dặm của bé cần pha thêm sữa bột hẳn sẽ làm thay đổi ít nhiều về mùi vị, tăng thêm về vị ngọt và độ béo ngậy của cháo, và bé có thể thích hoặc không.

Cách này cho trẻ chỉ nên áp dụng thi thoảng hoặc dùng cho những loại thực phẩm cảm thấy thích hợp (như ngũ cốc xay nhuyễn, hay các loại súp bí đỏ hoặc khoai tây nghiền...) để tránh làm bé ngán hay khiến chén cháo quá nhiều năng lượng làm bé khó tiêu.

Để trộn sữa vào cháo hay bột ăn dặm cho bé, mẹ phải làm đúng cách. Cháo hoặc bột vẫn nấu (pha) như bình thường. Sau đó trộn thêm sữa bột vào khi cháo đã nguội đến nhiệt độ thích hợp để pha sữa (khoảng 40 độ) để không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.

Mẹ trộn thêm sữa bột vào trong cháo chứ không phải pha sữa theo công thức rồi mới đổ vào cháo. Sau khi ăn mẹ có thể cho bé uống bổ sung thêm nước.

Thông thường, bạn không cần phải làm ấm sữa công thức cho trẻ. Bởi một số trẻ thích uống sữa ở nhiệt độ phòng hoặc có thể thấp hơn một chút. Khi bạn cho trẻ uống sữa tươi nguyên chất, bạn không cần hâm nóng sữa mà chỉ cần cho sữa ra khỏi tủ lạnh trước khi trẻ uống một khoảng thời gian nhất định.

Nếu trẻ quen với việc cần hâm nóng bình sữa công thức trước khi sử dụng, Bạn có thể hâm nóng sữa công thức đã pha bằng cách đặt bình sữa vào bát nước ấm trong một vài phút hoặc làm ấm bình sữa dưới vòi nước chảy. Chỉ cần làm ấm sữa, không nên làm nóng quá.

Đừng để bình sữa đã pha sẵn trong lò vi sóng. Bởi sữa có thể nóng không đều, tạo ra những điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé.

Bạn nên bỏ lượng sữa công thức còn lại sau khi trẻ ăn nếu sữa đã được pha hơn 1 giờ. Cũng không cần thiết phải bảo quản bình sữa sau khi trẻ đã uống bởi vi khuẩn từ miệng trẻ vẫn có thể sinh sôi trong tủ lạnh.

Mẹ nên dán nhãn ghi rõ ngày giờ pha sữa để có thể đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của bé yêu ngay sau khi bảo quản sữa xong. Mẹ cũng nên lưu ý những điều sau mỗi khi hâm sữa cho trẻ:

  • Với sữa công thức cho trẻ sơ sinh được bảo quản trong tủ lạnh, mẹ không cần thiết phải làm nóng mà chỉ cần cho ra ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ để có thể đạt tới nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt trong một bình nước nóng hoặc máy hâm sữa. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.
  • Mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú để có thể chắc chắn là sữa không quá nóng sau khi làm nóng sữa xong.

Khi hâm nóng sữa công thức đã pha cho trẻ, có một số điểm cần lưu ý như sau:

  • Không hâm sữa bằng lò vi sóng: Sữa công thức được hâm bằng lò vi sóng có thể khiến trẻ bị bỏng, vì vậy tuyệt đối không nên làm ấm sữa bằng vật dụng này. Lò vi sóng làm nóng thức ăn không đồng đều, điều này có thể khiến bỏng miệng trẻ. Mặc dù nhiều bậc phụ huynh sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa, sau đó lắc mạnh bình sữa và kiểm tra sữa trước khi đưa cho trẻ, tuy nhiên điều này vẫn không đảm bảo an toàn cho trẻ. Thay vì sử dụng lò vi sóng, nên sử dụng máy hâm bình sữa hoặc một ít nước ấm để hâm nóng lại sữa đã pha.
  • Tác hại của BPA: BPA là viết tắt của bisphenol A, một hóa chất đã được sử dụng từ những năm 1960 trong sản xuất nhiều hộp đựng thức ăn bằng nhựa cứng, bao gồm cả bình sữa, đồ chơi, núm vú giả...Khi hâm nóng hoặc đun sôi thực phẩm (bao gồm nước, sữa bột trẻ em hoặc các chất lỏng khác) trong các hộp nhựa, thức ăn sẽ tiếp xúc trực tiếp với BPA, sau đó BPA sẽ thấm dần vào những loại thức ăn này. Kể từ năm 2008, việc sử dụng BPA trong bình sữa trẻ em đã không còn được các nhà sản xuất ưu tiên, vì BPA có liên quan đến việc dẫn đến một số nguy cơ mắc bệnh ung thư và làm gián đoạn sự phát triển não bộ và hệ thống sinh sản (bao gồm cả khởi phát sớm tuổi dậy thì). Năm 2013, FDA đã hỗ trợ chấm dứt việc sử dụng nhựa epoxy gốc BPA trong lớp lót của hộp sữa công thức.

FDA khuyến nghị nên sử dụng bình sữa không chứa BPA để đựng nước đun sôi. Sau đó để nhiệt độ của nước giảm dần rồi trộn sữa bột của trẻ.