Sự khác biệt giữa văn học và phim

(HNM) - Một trong những sự kiện văn học đáng chú ý, diễn ra vào cuối năm 2015 là buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết mới "Chúa đất" của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Nhiều nhà văn, nhà phê bình, nhà báo rất quan tâm tới cuốn tiểu thuyết này - được hình thành trên cơ sở khởi thảo một kịch bản điện ảnh. Có người nói đó là mối duyên văn học và điện ảnh, điều không chỉ có ở Đỗ Bích Thúy.

Không phải là "mốt" Với người trong giới, làm phim từ một tác phẩm văn học là chuyện "xưa rồi", trên thế giới và ở Việt Nam cũng vậy. Nhiều nhà văn nổi tiếng của nước ta như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thi, Lê Lựu… đều có tác phẩm được chuyển thể sang điện ảnh. Những nhà văn thế hệ sau như Trần Thùy Mai, Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Đình Tú… cũng có tiểu thuyết, truyện ngắn được dựng thành phim truyện điện ảnh. Nhìn rộng ra, dễ thấy nhiều phim truyền hình cũng được hình thành từ tác phẩm văn học. Trong thực tế, mối duyên văn học - điện ảnh đã cho ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh đáng giá, thực sự là tài sản quý của bộ môn nghệ thuật thứ bảy như "Vợ chồng A Phủ", "Mẹ vắng nhà", "Bến không chồng", "Người đàn bà mộng du", "Thời xa vắng", "Trăng nơi đáy giếng", "Chuyện của Pao"… Vì vậy, cho dù có sự ngắt quãng nhất định nhưng độ dăm năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2015 vừa qua, sự xuất hiện trở lại của những dự án hợp tác thành công giữa văn học và điện ảnh đã cho thấy sự chuyển động tất yếu của xu thế này. Tất nhiên, sự hợp tác đó không phải là "mốt" và vì vậy, các dự án hợp tác không thể chỉ dựa vào nhu cầu làm "nóng" màn ảnh nhất thời, mà phải dựa trên giá trị thực sự của tác phẩm. Đạo diễn Lương Đình Dũng, tác giả kịch bản, đạo diễn phim truyện điện ảnh "Cha cõng con" được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của chính anh, dự kiến ra mắt vào tháng 4 năm nay, từng chia sẻ với phóng viên Hànộimới rằng: Xu thế chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh không phải là mới và không phải tác phẩm văn học nào được "chuyển sang" điện ảnh cũng thành công.

Sự khác biệt giữa văn học và phim

Một cảnh trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Quả vậy, nhìn riêng trong năm qua có thể thấy rõ điều này. "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" (chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) ghi dấu ấn đậm nét cả về giải thưởng nghề nghiệp mà tác giả được trao lẫn hiệu ứng phòng vé. "Người trở về" (chuyển thể từ truyện ngắn "Người về bến sông Châu" của Sương Nguyệt Minh) gây sốt trong các đợt chiếu phim kỷ niệm, giành được tình cảm của khán giả, được giới nghề công nhận. Bên cạnh đó, có thể kể thêm "Quyên" (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Văn Thọ) với thành công ở mức "vừa phải"… Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh luôn là thách thức nhưng cũng đầy sức hút đối với những người làm nghề, cả nhà văn, nhà biên kịch và đạo diễn điện ảnh. Điều thú vị là mối quan hệ này làm nảy sinh những câu chuyện hay, chuyển động thú vị khác.

Không chỉ là văn học “sang” điện ảnh

Gần đây, giới điện ảnh ghi nhận việc một nhà văn tham gia trại sáng tác kịch bản điện ảnh. Tham gia lần đầu và lập tức có sản phẩm được xếp loại A. Đó là nhà văn Đỗ Bích Thúy với kịch bản "Người yêu ơi". Kịch bản điện ảnh này đang được tác giả "chuyển ngược" thành tiểu thuyết. Cũng như vậy, "Chúa đất" - tác phẩm vừa ra mắt của chị, vốn được hình thành từ ý tưởng về một kịch bản phim. Nay thì tiểu thuyết đã xong, nhà văn này lại bắt tay vào việc hoàn thiện kịch bản điện ảnh. Rõ ràng là sự giao hòa và mối duyên điện ảnh - văn học có trong người viết, người làm điện ảnh. Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã chuyển thể chính truyện ngắn "Ngôi nhà xưa" của mình thành phim "Mùa ổi". Đạo diễn Lương Đình Dũng, người được nhắc ở trên, dự định chuyển thể một cuốn tiểu thuyết của mình để đưa lên màn ảnh trong năm nay… Còn nhớ, NXB Trẻ từng cho ra mắt bộ sách về những tác phẩm điện ảnh kinh điển có tên "Truyện và kịch bản phim nổi tiếng thế giới". Qua đó, những người yêu bộ môn nghệ thuật thứ bảy, say mê "Casablanca", "Bữa sáng ở Tifany's", "Khi Harry gặp Sally"… có cơ hội quay trở về với tác phẩm văn học hoặc những trang viết về hậu trường, những vai diễn để đời… quanh tác phẩm. Một xu hướng tận hưởng hai chiều không chỉ từ văn học sang điện ảnh, mà cả từ điện ảnh quay lại với văn học. Ở ta cũng vậy, dù xu hướng đó chưa thật mạnh mẽ, chưa thật rõ ràng. Trong khi phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" thắng lớn thì tác phẩm văn học là khởi nguồn của bộ phim này cũng trở lại, thành điểm nóng trên thị trường xuất bản. "Người trở về" gây sốt trên màn ảnh thì tập truyện "Người về bến sông Châu" cũng được tái bản, bổ sung… Một điểm đáng chú ý khác là mối duyên văn học - điện ảnh còn là khởi nguồn của sự manh nha một xu thế khác. Chuyện là, khi ra mắt "Thành kỳ ý" - cuốn tiểu thuyết có yếu tố lịch sử của một cây bút thế hệ 8X ở Hà Nội, tác giả sẵn lòng hợp tác để đưa tác phẩm lên màn ảnh. Nhưng, đại diện nhà sản xuất - Công ty Comicola (địa chỉ tập hợp các họa sĩ truyện tranh trẻ Việt Nam) không chỉ muốn giới thiệu những cuốn sách của tác giả trẻ Việt Nam, mà còn hướng đến mục tiêu tạo "hệ sinh thái ăn theo" cuốn sách, bao gồm cả phim, sản phẩm văn hóa liên quan đến tác phẩm. Nghe tưởng điều mới nhưng thực ra ý tưởng đó không có gì lạ bởi, như đã thấy, ở Hàn Quốc có hẳn một nền điện ảnh - thời trang, tại Nhật Bản đã hình thành ngành công nghiệp hoạt hình - đồ chơi…

Tác phẩm văn học là nguồn nguyên liệu tiềm năng của điện ảnh Việt Nam và ngược lại, điện ảnh có khả năng gợi mở ý tưởng cho văn học. Nhưng, sẽ chẳng có gì là viển vông khi mơ về một sự hợp tác rộng lớn hơn, hiệu quả hơn nhằm khai thác tối đa lợi thế của văn học và điện ảnh, tạo nên một hệ thống sản phẩm văn hóa đa dạng, phong phú hơn nữa.

Sự khác biệt giữa văn học và phim

Sự khác biệt giữa phim và sách

Phim và sách là hai phương tiện giải trí đã có từ khá lâu rồi, sách rõ ràng là cũ hơn của hai. Họ đã giải trí cho vô số thế hệ con người rằng họ hầu như luôn nằm trong danh sách những điều yêu thích nhất của bất kỳ ai. Sự khác biệt giữa phim và sách là cách họ kể câu chuyện.

Bộ phim

Một bộ phim là một câu chuyện được kể bằng cách sử dụng các hình ảnh chuyển động được ghi lại bằng máy ảnh. Nó sử dụng các phong cách và thể loại khác nhau để tạo ra một câu chuyện mà chúng ta có thể thấy và nghe được diễn xuất bởi một diễn viên hoặc nữ diễn viên. Một số bộ phim thậm chí được thực hiện thông qua hoạt hình của hình ảnh tĩnh, như phim hoạt hình và như vậy. Một số phim thậm chí được làm để dạy chúng ta điều gì đó hoặc chiến dịch vì một lý do nhất định.

Sách

Một cuốn sách về cơ bản là bất kỳ tác phẩm viết, in hoặc minh họa nào về một chủ đề cụ thể hoặc các chủ đề khác nhau được biên soạn cùng nhau. Chúng thường được làm cho mục đích giáo dục cũng như vì lý do nghệ thuật. Sách đã tồn tại lâu hơn hầu hết các hình thức giải trí và chính từ những cuốn sách mà chúng ta đã học được nhiều câu chuyện từ đó. Sách không phải lúc nào cũng chứa tiểu thuyết, đôi khi chúng thuộc thể loại hướng dẫn, đôi khi chúng kể câu chuyện về người thật.

Sự khác biệt giữa Phim và Sách

Phim và sách, như đã nêu trước đây, là hai phương tiện giải trí. Một số người thích cái này hơn cái kia, nhưng họ có giá trị như nhau. Sách là cửa sổ cho bất kỳ thế giới nào, và những thế giới đó chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của một người. Sách được biết là cũng cải thiện những từ vựng. Mặt khác, phim ảnh là thứ có thể dễ dàng cho chúng ta cảm nhận được cảm giác mà đạo diễn muốn truyền tải vì sự pha trộn giữa các manh mối hình ảnh và âm thanh. Chúng có thể làm cho chúng ta khóc hoặc cười vì chúng ta thấy rõ và nghe và cảm nhận những gì đang được miêu tả. Sách và phim cũng là những công cụ để giáo dục và tuyên truyền, nhưng chủ yếu chúng là để giải trí.

Phim ảnh và sách là những cách vào thế giới chưa biết; nó tùy thuộc vào bạn mà bạn sẽ mất.

Tóm lại:

• Phim là những câu chuyện được kể thông qua hình ảnh chuyển động. Chúng được ghi lại qua camera mặc dù một số bộ phim là các tính năng hoạt hình. Họ chủ yếu là hư cấu, mặc dù họ cũng kể câu chuyện về người thật và sự kiện.

• Sách là bộ sưu tập các tác phẩm văn học hoặc phông chữ của kiến ​​thức. Chúng đã được sử dụng cho giáo dục cũng như giải trí. Có tiểu thuyết và phi hư cấu trong sách.

Cũng giống với nguyên tác, Tiếng gọi nơi hoang dã đặt trung tâm câu chuyện xoay quanh chú chó Buck, quá trình Buck sinh tồn giữa thế giới thiên nhiên, mối quan hệ của Buck với những động vật khác và con người. Tuy vậy, phiên bản chuyển thể của đạo diễn Chris Sander, với diễn xuất của Harrison Ford đã có những cải biên nhất định.

Sự khác biệt giữa văn học và phim

Ra mắt khán giả Việt Nam vào ngày 21/2/2020, Tiếng gọi nơi hoang dã – tác phẩm điện ảnh mới của Disney là phiên bản chuyển thể mới mẻ và cuốn hút từ cuốn sách cùng tên của nhà văn nổi tiếng người Mỹ Jack London. Truyện theo chân hành trình của chú chó Buck to lớn, tinh khôn, can đảm. Từ vùng đất California đầy nắng ấm, Buck bị bắt cóc làm chó kéo xe giữa thiên nhiên Alaska lạnh giá, khắc nghiệt trong Cơn sốt vàng những năm 1890. Tại đây, chú chó đã gặp gỡ người chủ nhân từ John Thornton và cũng dần khám phá ra bản năng hoang dã nguyên thủy trong mình.

Cũng giống với nguyên tác, Tiếng gọi nơi hoang dã đặt trung tâm câu chuyện xoay quanh chú chó Buck, quá trình Buck sinh tồn giữa thế giới thiên nhiên, mối quan hệ của Buck với những động vật khác và con người. Tuy vậy, phiên bản chuyển thể của đạo diễn Chris Sander, với diễn xuất của Harrison Ford đã có những cải biên nhất định.

Bạo lực và sự khắc nghiệt của đời sống nơi hoang đã đã được giảm bớt

Những độc giả của tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã hẳn đã vô cùng quen thuộc với hình ảnh Buck phải vật lộn để làm quen, khẳng định vị trí và sinh tồn giữa thiên nhiên hoang dã. Từ một chú chó được cưng chiều ở nhà thẩm phán Miller, Buck bị bắt cóc và buộc phải làm quen với thứ luật lệ mới – “luật của dùi cui và răng nanh”. Buck đã bị đánh bởi “người đàn ông mặc áo len đỏ”, sau đó phải chứng kiến cái chết thê thảm của Curly – một chú chó thân thiết bị những con chó khác xé xác.
Bạo lực luôn hiện diện trong truyện, từ những ngọn roi vút lên liên tục khi Buck và đàn chó phải kéo xe chở thư giữa trời tuyết, màn tấn công bất ngờ của bầy chó husky giữa đêm tối, cuộc tranh giành khốc liệt giữa Buck và Spitz – đối thủ của Buck, cái chết của Spitz sau khi bị Buck hạ gục. Ngoài ra, sự ra đi đột ngột của toàn bộ đàn chó kéo xe (trừ Buck) do sai lầm của những người chủ mới cũng khiến độc giả phải bàng hoàng trước sự khắc nghiệt quá đỗi của thiên nhiên. Không những bị đày đọa bởi những người xa lạ, Buck còn mất tất cả những người đồng đội, trong một nhóm mà nó làm thủ lĩnh.

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Có thể nói, Tiếng gọi nơi hoang dã phiên bản 2020 đã bớt đi sự dữ dội của nguyên tác, thay vào đó tập trung vào hành trình khám phá sức mạnh bản năng của Buck.

Khi lên phim, những tình tiết bạo lực, đánh đập, chết chóc đã được giảm thiểu rất nhiều để phù hợp với khán giả hiện đại. Không còn cái chết của bất cứ động vật nào, những màn đòn roi cũng được giảm xuống mức tối đa. Buck chỉ bị người đàn ông mặc áo len đỏ đánh đúng một lần duy nhất, và khán giả chỉ trông thấy điều đó qua… chiếc bóng đổ trên tường với chiếc dùi vui vung lên.
Spitz cũng không bị giết sau cuộc giao đấu với Buck mà chỉ lẳng lặng rời đi, và đàn chó kéo xe cũng không bị nhấn chìm dưới làn nước băng giá mà đã trốn thoát được vào trong rừng. Sự hoang dã của Buck khi tấn công các con vật khác cũng không còn.

 Perraul – Francoise và ý nghĩa của công việc đưa thư vùng Klondie

Theo tiểu thuyết, Perraul và Francois là hai người chủ đầu tiên của Buck sau khi chú chó bị bắt cóc khỏi nhà thẩm phán Miller. Họ là những người đàn ông làm công việc đưa thư cho chính phủ Canada, và công việc vận chuyển hàng tá bao thư giữa trời tuyết đòi hỏi họ cần đến một đội chó kéo xe khỏe mạnh. Những người này khá tử tế với Buck, còn xoa bóp chân và mang cá đến tận nơi cho Buck khi chú chó kiệt sức. Tuy vậy, họ cũng thường xuyên sử dụng roi để điều khiển xe, giải quyết các xung đột trong đàn, dạy dỗ đàn chó đúng như luật lệ đáng sợ mà Buck buộc phải làm quen – “luật của dùi cui và răng nanh”.
Trái lại, Perraul và Francoise của bản phim Tiếng gọi nơi hoang dã lại nhân từ hơn rất nhiều. Một điểm cải biên thú vị của phim chính là nhân vật Francoise do nữ diễn viên Cara Gee thủ vai, chứ không phải một người đàn ông giống như nguyên tác. Perraul (Omar Sy) không hề dùng bạo lực, roi vọt với lũ chó và tạo ấn tượng là một ông chủ thân thiện, dễ mến. Tình cảm của Perraul và Francoise dành cho Buck càng tăng lên sau khi Buck dũng cảm cứu được Francoise khỏi bị chết đuối dưới nước do băng vỡ.

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Buck và người chủ đầu tiên có quan hệ hết sức tốt đẹp.

Cũng chính Perraul của phim nhiều lần nói về sự quan trọng và ý nghĩa của việc vận chuyển thư từ. Đây là điểm mới so với nguyên tác, bởi trong truyện Jack London chủ yếu tập trung miêu tả sự gian khổ của Buck khi làm việc như một chú chó kéo xe.
Người vận chuyển thư và bầy chó không chỉ chở theo những lá thư, mà còn mang cả những cuộc đời và tình cảm cho bao người đang phải sống xa gia đình. Công việc đưa thư quả thật vất vả, nhưng những nụ cười và giọt nước mắt của người nhận thư cũng tạo nên ý nghĩa đẹp đẽ cho chuyến hành trình của Buck.

John Thornton và mối quan hệ với Buck

John Thornton là một nhân vật quan trọng trong cuộc đời Buck. Chính ông là người đã cứu Buck từ tay của người chủ ngu ngốc, độc ác Hal và đánh thức ở Buck tình yêu thương, mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ với con người. Phải đến nửa sau của tiểu thuyết, John Thornton mới xuất hiện. Ông cùng bạn bè và vài con chó tham gia vào cuộc tìm vàng, sau này khi gặp Buck ông đã để Buck trở thành bạn đồng hành tin cậy. Bên cạnh John, chú chó Buck từng bị ngược đãi và tách khỏi gia đình êm ấm giờ đã biết thế nào là được yêu thương chân thành và không còn phải chịu bất cứ đòn roi hay tủi cực.
Trong phiên bản điện ảnh, John Thornton (Harrison Ford) đã xuất hiện từ ngay phần đầu phim trong một cuộc tình cờ gặp gỡ với Buck, giúp người xem dễ dàng theo dõi nhịp độ của câu chuyện và chờ đợi các diễn biến tiếp theo. Không phải chỉ đến khi John cứu Buck khỏi tay Hal thì tình bạn của họ mới bắt đầu. Mối duyên giữa John và Buck bắt nguồn ngay từ khi Buck giúp John tìm lại cây kèn harmonica thân thuộc, sau đó Buck lại giúp John kịp chuyển lá thư về cho gia đình.

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Cuộc hành trình của John và Buck cũng chính là quá trình chữa lành những tâm hồn bị tổn thương và qua đó nhận thức về giá trị cuộc sống.

Tiếng gọi nơi hoang dã 2020 cũng lược bỏ sự xuất hiện của các bạn của John và những con chó khác, chỉ xoay quanh sự phát triển giữa John và chú chó Buck. John có câu chuyện nội tâm riêng của một người đàn ông cô đơn, dùng rượu để khỏa lấp nỗi buồn sau cái chết của người con trai nhỏ tuổi. Sự có mặt của Buck đã giúp John dần xa rời rượu và tìm lại ý nghĩa cuộc sống qua cuộc phiêu lưu giữa thiên nhiên – được gợi cảm hứng từ chính những câu chuyện thám hiểm mà con trai của John ưa thích.
Một điểm khác biệt quan trọng nữa của John Thornton so với sách là, John của phim không hề có ý định tìm vàng mà chỉ tình cờ tìm thấy vàng trong chuyến đi. Sau khi bỏ lại số vàng mình tìm được và chỉ giữ lại một ít, John đã nói với Buck: “Vậy là đủ vàng cho các món đồ thiết yếu trong cuộc sống; đó cũng là tất cả những gì mà một con người cần”.

 Công cuộc tìm vàng

Trong truyện, người đọc được sống giữa khung cảnh sục sôi của Cơn sốt vàng những năm 1890, khi John Thornton và những người bạn mạo hiểm đi tìm vàng ở những miền đất xa lạ, và họ đã may mắn tìm thấy. Trên một bãi sỏi cát nông giữa một thung lũng rộng, “vàng hiện ra như một lớp bơ nằm dưới đáy của chiếc giần đãi” – Jack London miêu tả. Giấc mơ về một tương lai sung túc cứ vươn lên cao mãi trong những cuộc đào đãi, đóng gói, xếp vàng thành từng túi, từng chồng.
Trong phiên bản phim, sự khác biệt giữa lòng ham vật chất đến mê muội và sự tỉnh táo về các giá trị đích thực được thể hiện qua cuộc xung đột giữa John Thornton và Hal. Sự xuất hiện dai dẳng của Hal, thay thế cho cả vị trí của người da đỏ Yeehat ở cuối truyện, cũng là một điểm sáng tạo của phim, góp phần dẫn tới những biến chuyển bất ngờ ở đoạn kết.

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Mâu thuẫn giữa John Thornton và Hal trải xuyên suốt phim.

Nếu như John Thornton luôn biết đâu là điểm dừng thì Hal lại luôn ngờ vực động cơ của John và gần như phát điên vì giấc mộng đổi đời. Hình tượng đối lập giữa John và Hal cũng khiến người xem phải suy ngẫm về các giới hạn và mục đích của cuộc sống con người.

5. Tiếng gọi nơi hoang dã

Xuyên suốt truyện, Buck dần dần khám phá ra bản năng nguyên thủy của mình nhờ tiếng gọi thăm thẳm từ nơi hoang dã và sự xuất hiện của một con sói xám. Phiên bản điện ảnh 2020 đã thể hiện “tiếng gọi” bằng một hình tượng cụ thể – hình ảnh một con sói bí ẩn màu đen với đôi mắt rực sáng luôn xuất hiện bất ngờ vào các khoảnh khắc trong đời Buck.

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Hình ảnh sói xám cũng rất sống động và khiến người xem dễ hình dung hơn về động lực thôi thúc Buck tìm về với tổ tiên đã ngự trị trên Trái đất hàng bao thế kỉ.

Tiếng gọi nơi hoang dã là bộ phim chuyển thể ấn tượng về mặt thị giác, với nội dung ấm áp, dễ theo dõi cùng những thông điệp ý nghĩa về thiên nhiên và cuộc sống. Với những thay đổi so với tiểu thuyết, bộ phim vẫn truyền tải sống động câu chuyện và tình bạn chân thành của chú chó Buck can đảm, mạnh mẽ cùng người chủ John Thornton giữa thiên nhiên rộng lớn. Đó là cuộc hành trình tiềm tàng những thay đổi lớn lao, và để lại những suy tư đầy xúc động cho khán giả. Phim đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.

H.Q

Theo MaskOnline

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim

               

7705273
Hôm nay166
Hôm qua
Tuần này4714
Tháng này18862

  • Tăng cường công tác quản lý bảo vệ, vệ sinh môi trường cảnh quan tại Con đường…
  • TB vv tuyển dụng viên chức làm việc tại Trường PTNK TDTT Hà Nội năm 2022
  • Về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức…
  • v.v tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, trò chơi điện tử (không kết nối…
  • Chỉ thị về việc thực hiện nếp sống văn minh, trang trí, vệ sinh môi trường trên…
  • Thông báo Vv tiếp tục thực hiện việc cấp phép triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh trên…
  • Thông báo Kết quả đăng ký tham gia thực hiện thí điểm lắp đặt màn hình LED…
  • Thông báo nhận quyết định tuyển dụng công chức năm 2020
  • Quyết định số 88/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu phí tham quan danh…
  • Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành…
  • Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
  • Về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành…
  • Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; rà…
  • Thông báo về việc hoàn thiện hồ sơ tuyển dung công chức năm 2020
  • Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động…
  • Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm…
  • Triển khai App Mobile Thông tin tuyên giáo
  • Quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh…
  • Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch
  • Quy định quy trình tiếp công dân

Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim
Sự khác biệt giữa văn học và phim

Sự khác biệt giữa văn học và phim
 Loading ...