Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian đại với liều lượng thấp cho vật nuôi

Thời gian gần đây, tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng bị cảnh báo khá nhiều. Có nên dùng thuốc kháng sinh gia súc không? Cần lưu ý gì khi dùng? Bà con chăn nuôi hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để sử dụng đúng cách.

Thuốc kháng sinh được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu được bà con chăn nuôi áp dụng trong quá trình điều trị căn bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn trên vật nuôi. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần biết rõ thời điểm sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo thuốc hoạt động tốt mà không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe vật nuôi. Có nên dùng thuốc kháng sinh gia súc không? Cách sử dụng như thế nào? Trang bị cho bản thân kiến thức về việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách sẽ giúp đảm bảo vật nuôi không bị giảm năng suất.

1. Có nên dùng thuốc kháng sinh gia súc không?

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian đại với liều lượng thấp cho vật nuôi
Nên hạn chế cho gia súc dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh còn được gọi với cái tên khác là thuốc trụ sinh. Đây là sản phẩm được tạo ra từ nấm và các vi sinh vật. Vai trò của thuốc kháng sinh là triệt tiêu hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả. Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh chính là tác động lên vi khuẩn ở vị trí bên trong vi khuẩn đó hoặc thông qua phản ứng để ngăn cản vi khuẩn phát triển.

Có khá nhiều nhóm kháng sinh khác nhau được tạo ra để điều trị những loại nhiễm khuẩn khác nhau. Người chăn nuôi cần nắm rõ tình trạng vật nuôi để dùng kháng sinh phù hợp, đảm bảo an toàn. Điều này sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường.

Vậy nên dùng thuốc kháng sinh gia súc không? Đáp án là nên hạn chế sử dụng. Thuốc kháng sinh được bào chế gồm nhiều thành phần không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong trường hợp buộc phải sử dụng, người chăn nuôi cần chọn những sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, được các chuyên gia công nhận.

Trong số những thương hiệu sản xuất thuốc kháng sinh hiện nay, Công Ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu Công Nghệ HIKATO PHARMA là cái tên uy tín trong ngành kinh doanh Thuốc Thú Y – Dinh Dưỡng dành cho gia súc, gia cầm và Thuốc Thuỷ Sản – Dinh Dưỡng dành cho nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm của HIKATO PHARMA nói chung và thuốc kháng sinh dành cho gia súc nói riêng đều được sản xuất với công nghệ hiện đại, dây chuyền tiên tiến, nhà máy đạt chuẩn WHO-GMP. Bà con có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng các sản phẩm mang thương hiệu này.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian đại với liều lượng thấp cho vật nuôi
Thuốc kháng sinh của HIKATO PHARMA đã được kiểm định chất lượng

2. Khi nào nên sử dụng kháng sinh cho gia súc?

Bà con chăn nuôi gia súc lưu ý chỉ được dùng kháng sinh khi đã xác định được vật nuôi nhiễm bệnh. Để biết được có nhiễm bệnh hay không, người chăn nuôi cần chú ý quan sát các triệu chứng của chúng. Tốt nhất là người chăn nuôi chỉ nên sử dụng kháng sinh sau khi đã được cơ quan y tế thú y chẩn đoán đúng bệnh. nếu tự ý sử dụng các sản phẩm không đúng bệnh thì chẳng những không thể chữa khỏi mà còn dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Vật nuôi sẽ có sức khỏe giảm sút, người chăn nuôi phải chạy chữa tốn kém, gặp khó khăn trong chẩn đoán bệnh về sau.

nên dùng thuốc kháng sinh gia súc không? Đáp án là có nhưng trước khi sử dụng, bạn hãy tìm hiểu các nhóm kháng sinh khác nhau thật kỹ và dùng đúng liều lượng được chỉ định. Nếu thực hiện không đúng, dùng sai cách thì cơ thể vật nuôi sẽ tạo chủng kháng thuốc.

3. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng sinh gia súc?

Bạn hãy lưu ý những điều sau đây để sử dụng thuốc kháng sinh đúng chuẩn:

  • Cho vật nuôi sử dụng kháng sinh với liều tấn công theo nguyên tắc từ cao đến thấp vào ngày đầu, những ngày tiếp theo thì dùng liều chỉ định.
Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian đại với liều lượng thấp cho vật nuôi
Không được tự ý thay thuốc kháng sinh
  • Không được tự ý thay thuốc, ngừng thuốc, nên dùng đủ liệu trình.
  • Dùng đúng loại kháng sinh cho từng bệnh để có hiệu quả điều trị cao.
  • Sau khi vật nuôi hết bệnh, không còn xuất hiện triệu chứng bệnh thì bà con tiếp tục cho dùng thêm kháng sinh ít nhất 1 ngày nữa để vật nuôi hoàn toàn khỏi bệnh, không bị tái phát và tránh tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc.
  • Không tự ý phối hợp sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau nếu chưa nhận được sự hướng dẫn của bác sĩ thú y. Trong trường hợp không có kiến thức đầy đủ, các loại kháng sinh có thể cản trở, giảm hiệu quả điều trị, phản tác dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
  • Nên dùng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc trợ lực, trợ sức như chất điện giải, vitamin C, men tiêu hóa để chăm sóc cho vật nuôi nhanh khỏi bệnh.
  • Không được dùng thuốc cấm hay hormone tăng trọng.
  • Ngừng cho vật nuôi dùng thuốc trước khi giết mổ theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, bà con luôn cần phải chú ý nâng cao sức đề kháng để vật nuôi có sức khỏe tốt, không bị nhiễm bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp người chăn nuôi giải đáp được thắc mắc có nên dùng thuốc kháng sinh gia súc không và nên dùng với liều lượng thế nào cho hiệu quả. Nắm vững được kiến thức, kinh nghiệm sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp người chăn nuôi đạt được năng suất như mong muốn.

Giới thiệu

Thịt gia cầm là nguồn protein động vật phổ biến nhất trên thế giới, nhờ vào giá cả hợp lý của nó. Mặc dù kháng sinh xem là chất kích thích sinh trưởng (AGP) trong một thời gian dài và được coi là giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu chi phí sản xuất. Tuy nhiên, những tác động có hại của chúng đối với sự phát triển của các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh có liên can dữ dội đối với sức khỏe con người là đáng lo ngại.

Bài tóm tắt lược dịch trong tạp chí poultryworld.net do Jennifer Maurin biên soạn (4/2019) với tiêu đề “Strategies for sustainable use of antibiotic” viết về kháng sinh với vai trò của nó trong chăn nuôi gia cầm, những hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát và những hệ lụy kháng kháng sinh của mầm bệnh. Hạn chế sử dụng kháng sinh và và tìm các giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm là nội dung tóm tắt của bài viết được trình bày ở các phần sau đây.

Kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm

Quá trình công nghiệp hóa chăn nuôi lần đầu tiên chứng kiến sự ra đời của kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia cầm vào năm 1940. Các báo cáo về cải thiện tăng trưởng lên tới 10% tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng chúng như là tác nhân thúc đẩy sinh trưởng trong những thập kỷ sau đó. Mặc dù các cơ chế chính xác của sự thúc đẩy sinh trưởng được kích hoạt bởi các tác nhân kháng khuẩn vẫn còn chưa rõ ràng, việc sử dụng chúng như một chất bổ sung trong thức ăn là một đặc tính xác định trong chăn nuôi hiện đại.

Hình minh họa: Các nghiên cứu cho thấy rằng hỗn hợp phân tử thực vật (phytomolecules) tiềm năng là một giải pháp thay thế cho kháng sinh.

Tuy nhiên, sự nổi lên của AGP trong ngành chăn nuôi đi kèm với những lời chỉ trích và tranh cãi về nó. Năm 1969, báo cáo của ủy ban Swann (tập trung vào tính kháng oxytetracycline có thể chuyển từ động vật sang người) cho thấy rằng việc sử dụng nhiều kháng sinh trong chăn nuôi đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong những năm 1990, nhiều bằng chứng tiếp tục được đưa vào (ví dụ: các báo cáo về vi khuẩn enterococcus kháng vancomycin được phát hiện ở bệnh nhân). Vào năm 2000 tại Châu Âu, nhận thức ngày càng tăng xung quanh rủi ro của kháng sinh trong thức ăn và sự bùng phát tiếp theo của một số bệnh trên vật nuôi (bệnh bò điên, khủng hoảng vệ sinh của bệnh sốt heo) dẫn đến sự mở đầu loạt các biện pháp mới để đảm bảo an toàn thực phẩm. Châu Âu ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với việc sử dụng AGP trong thức ăn chăn nuôi và hạn chế sử dụng kháng sinh ở vật nuôi vì lý do sức khỏe cùng với đơn thuốc thú y.

Sự sụt giảm lượng bán kháng sinh theo lệnh cấm AGP ở châu Âu kết hợp với việc giảm phơi nhiễm kháng sinh thực sự, mà nó được đo bằng cách tính chỉ số Mức phơi nhiễm với thuốc kháng sinh (ALEA). Chỉ số ALEA đạt được bằng cách kiểm tra các yếu tố như Đơn vị hiệu chỉnh dân số (PCU) để kiểm soát số lượng vật nuôi, liều kháng sinh được cấp và thời gian điều trị, để kiểm soát thực tế rằng kháng sinh ngày nay hiệu quả hơn và yêu cầu liều lượng thấp hơn và thời gian điều trị ngắn hơn. Tuy nhiên, bất chấp những cải thiện này, những thách thức liên quan đến vi khuẩn kháng thuốc vẫn tồn tại dai dẳng ở vật nuôi và tiếp tục phát triển.

Trở lại thời kỳ đen tối

Vào tháng 2 năm 2019, ông Andriukaitis, Ủy viên về Sức khỏe và An toàn Thực phẩm của EU, lại rung chuông báo động. “Sự đề kháng kháng sinh cho thấy không có dấu hiệu chậm lại”, ông cho biết “việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter và thương hàn đang ngày càng kém hiệu quả”. Ngoài ra, hiện nay tình trạng kháng đa kháng sinh (kháng 2 đến 3 loại kháng sinh) hiện thấy khoảng 30% Salmonella ở người. Một đánh giá về sự kháng kháng sinh cho biết sự gia tăng đáng báo động về tử vong có liên quan đến sự nhiễm trùng kháng kháng sinh. Ước tính 10 triệu người chết vào năm 2050 đã được đưa ra, đặt vấn đề này ở vị trí hàng đầu trong các lý do gây tử vong trên toàn thế giới. Các chi phí liên quan sẽ tăng vọt lên 100 nghìn tỷ đô la trên toàn thế giới.

Ngày nay tất cả các chuyên gia đồng ý rằng trách nhiệm của vấn đề này được chia sẻ. Từ quan điểm nông nghiệp, lệnh cấm AGP tự nó không phải là một giải pháp lâu dài, bền vững và nó cần phải đi kèm với an toàn sinh học, theo dõi và kiểm soát dịch bệnh phù hợp được hỗ trợ bởi việc sử dụng các chiến lược dinh dưỡng hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hình minh họa: Quản lý gia cầm, nuôi dưỡng và biện pháp an toàn sinh học quan trọng là hạn chế khách và vệ sinh khách thăm quan.

An toàn sinh học ở trọng tâm

Về bản chất, an toàn sinh học là tất cả việc ngăn chặn sự tiếp xúc và sự lây lan của vi khuẩn giữa các vật nuôi và vì vậy là trọng tâm của việc loại bỏ kháng sinh. Chuồng nuôi gia cầm thương phẩm nên được coi là vùng được hạn chế xâm nhập thích hợp cho chương trình làm sạch mạnh mẽ.

Tránh đón du khách là sự bắt buộc! Nếu chuyến thăm viếng được yêu cầu, du khách nên tắm trước đó và thay quần áo và giày dép trước khi vào chuồng. Một nghiên cứu thực tế do Nhóm nghiên cứu về Dịch tễ học bệnh vật lây sang người và Y tế công cộng của Đại học Montreal đã chứng minh rằng các hoạt động của gia cầm mà sử dụng các nhóm bên ngoài để loại bỏ chất độn hoặc tiêm phòng có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao gấp 8 đến 13 lần so với sử dụng hoạt động của những người nội bộ và được đào tạo.

Một chương trình làm sạch và khử trùng thích hợp là điều cần thiết! Một chương trình làm sạch hoàn toàn giữa mỗi chu kỳ sản xuất có thể cần tới cả ba ngày làm việc. Tuy nhiên, đầu tư thời gian này là rất quan trọng để giảm tải mầm bệnh trong trại. Tất cả các bước của quy trình này đều quan trọng từ làm sạch ướt đến khô, ngâm, giặt, sấy và khử trùng tất cả các hệ thống lắp đặt (từ mái nhà đến máng ăn trang bị riêng và hệ thống ống nước dễ bị phát triển màng sinh học). Việc sử dụng liên tục chất tẩy rửa và chất khử trùng tương ứng sẽ đảm bảo loại bỏ tất cả các dấu vết của các chất hữu cơ cùng với việc loại bỏ mầm bệnh.

Việc quản lý

Quản lý bao gồm một loạt các hoạt động sẽ được thiết lập một khi gia cầm được đưa vào chuồng. Trong đó, một số bước quan trọng then chốt để giảm kháng sinh có thể được nhấn mạnh.

  • Quản lý mật độ: Trong nhiều thập kỷ, mật độ đàn cao cùng với việc sử dụng kháng sinh dự phòng đã được áp dụng để tối đa hóa năng suất. Ở một số vùng nào đó trên toàn cầu (như châu Âu), điều này không còn được cho phép. Sự thay đổi cần thiết này đã chỉ ra rằng mật độ thả cao có tác động tiêu cực đến năng suất tạo ra stress cho vật nuôi và hệ vi sinh vật đường ruột của chúng. Việc giảm mật độ nuôi có thể đi kèm với việc giảm sử dụng kháng sinh phòng ngừa, hạn chế các thách thức gây bệnh.
  • Quản lý môi trường với sự thông thoáng: Được khuyến cáo là hàng ngày rất cần theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và thông thoáng có liên quan trong trại. Thật vậy, sự phát triển mầm bệnh trước tiên phụ thuộc vào hai thông số này, rằng nếu được kiểm soát tốt sẽ tránh được sự gia tăng quá mức và hạn chế sử dụng kháng sinh trị liệu. Việc giám sát này là hầu hết thời gian được vi tính hóa, tuy nhiên không nên đánh giá thấp tính thường xuyên đến thăm chuồng trại.
  • Chương trình tiêm chủng: Quản lý bệnh truyền nhiễm với việc sử dụng vaccin là rất quan trọng. Các chương trình tiêm chủng tiêu biểu cho một chi phí quan trọng và có thể không hoàn toàn bảo vệ cho gia cầm. Nó cũng đại diện cho một stress đặc biệt đối với gia cầm, gây ra phản ứng của hệ miễn dịch trong hầu hết thời gian tạo ra tình trạng viêm tạm thời. Các cytokine gây viêm lưu hành được biết là ảnh hưởng đến lượng ăn vào chủ động. Ngay cả khi hiện tượng này chỉ kéo dài ít ngày, nó có thể đưa đến những trì hoãn về năng suất sinh trưởng trước tiên và làm suy yếu niêm mạc ruột do thiếu các chất dinh dưỡng. Gia cầm sau đó sẽ chuyển hướng năng lượng của sản xuất để duy trì tính nguyên vẹn của ruột. Một số giải pháp tự nhiên nào đó dựa trên các hợp chất thực vật hiện đã được chứng minh là hạn chế các tác động cận lâm sàng tiêu cực của các chương trình tiêm chủng. Sự quan tâm của việc bổ sung các chất phụ gia làm từ oleoresin của nghệ củ và ớt (XTRACT Nature) như một chất bổ trợ cho chương trình tiêm chủng, lần đầu tiên được đánh giá bởi Phòng thí nghiệm bệnh ký sinh động vật của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào năm 2011. Kết quả ở gà thịt đã chứng minh tác dụng thúc đẩy chủng ngừa bệnh bệnh cầu trùng và sự gia tăng trong nhóm kháng thể được tạo ra với phản ứng nhiễm trùng tiếp theo. Chương trình bệnh cầu trùng được kiểm soát tốt cũng mở ra những khả năng cho việc giảm sử dụng các thuốc kháng cầu trùng. Kết quả tương tự đã đạt được với các loại chương trình tiêm chủng khác ở những gà hậu bị.
Hình 1: Tử vong do nhiễm trùng kháng thuốc được thiết lập tăng vọt.Dinh dưỡng liên quan sâu đến sức khỏe của ruột

Dinh dưỡng không chỉ là vấn đề đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của gia cầm. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng về các chức năng trao đổi chất của gia cầm và thể hiện một góc độ công kích quan trọng cho việc sử dụng kháng sinh bền vững.

  • Nước còn gọi là chất dinh dưỡng đầu tiên: Chất lượng nước và khả năng có thể tiếp cận là những yếu tố đầu tiên được xem xét. Ngoài giá trị dinh dưỡng của nó, một giám sát thích hợp về lượng nước uống có thể là một chỉ báo đầu tiên về sự bùng phát mầm bệnh sắp xảy ra. Phải tìm thấy sự cân bằng tinh tế giữa tình trạng thiếu nước (tác động tiêu cực FCR) và lãng phí (ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chất độn). Quản lý nước là một công cụ để giảm sử dụng cả kháng sinh cho phòng ngừa và cho điều trị.
  • Nuôi dưỡng đúng: Thực tế thông thường, các ngưỡng an toàn về các chất dinh dưỡng được sử dụng để đảm bảo tất cả các nhu cầu của vật nuôi được bao trùm. Điều này tác động đến chi phí lập công thức, tăng bài tiết trong phân và đôi khi mức các dưỡng chất quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ruột và cần đến sử dụng kháng sinh. Việc rút kháng sinh dung cho phòng ngừa thường liên quan đến sự thay đổi các nguồn protein. Thật vậy, các mô hình lập công thức gần đây có xu hướng khuyến cáo sử dụng các acid amin tổng hợp riêng lẻ để giảm bao hàm protein thô. Sự thay đổi này nhằm giảm các thách thức đường ruột liên quan đến quá trình tiêu hóa protein (ví dụ: viêm ruột, sinh nhiệt…) và hướng đến các acid amin khả dụng hơn, hạn chế khả năng lên men của vi khuẩn.
  • Các chất phụ gia mới bổ sung cho việc nuôi dưỡng đúng: Tình trạng sức khỏe chung của gia cầm rất quan trọng đối với việc hạn chế sử dụng kháng sinh và sức khỏe đường ruột đang điều trị nó. Thật vậy, hiện nay người ta thường chấp nhận rằng các mô niêm mạc và quần thể vi khuẩn (siêu sinh vật) được kết nối. Do đó niêm mạc ruột và microbiota là cửa ngõ đi vào môi trường bên trong. Việc sử dụng các chất acid hóa để kiểm soát pH của nước đã trở thành một thói quen phổ biến trên toàn thế giới. Không có nghi ngờ gì về chúng là rất cần thiết trong việc loại bỏ kháng sinh.

Chất phụ gia nhắm đến xoang ruột

Các chất chuyển hóa probiotic, prebiotic và post-biotic (sản phẩm trao đổi của vi khuẩn) chủ yếu nhằm mục đích cân bằng hệ vi khuẩn ruột hoạt động trên chất chứa của xoang ruột. Trực tiếp cung cấp các chủng có lợi hoặc chất nền hữu cơ cho sự phát triển của chúng, bao gồm chúng trong thức ăn để cung cấp sự loại trừ cạnh tranh tiềm năng đối với các quần thể gây bệnh. Ngoài cân bằng hệ vi khuẩn trong xoang, tính nguyên vẹn của ruột tối ưu là rất quan trọng. Trong số các ccách hoạt động được chọn, các chất kháng oxy hóa và kháng viêm có thể là có lợi. Một số các hợp chất tự nhiên chứa các đặc tính này và do đó cũng hỗ trợ hệ miễn dịch gia cầm toàn cầu và khả năng đối phó với bất kỳ thách thức nào.

Các nghiên cứu cho thấy rằng một hỗn hợp các phân tử thực vật (phytomolecule) được chọn gồm carvacrol (từ bạc hà), cinnamaldehyde (từ quế) và capsicum oleoresin (từ ớt đỏ) có khả năng là một giải pháp thay thế cho kháng sinh. Dữ liệu thu thập được trong hơn 20 năm từ các thử nghiệm thực địa, cho thấy rằng việc đưa vào khẩu phần gia cầm cho phép gà đạt được mức sinh trưởng và năng suất tương tự như với khẩu phần có bổ sung kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng (có thể là avilamcyin, bacitracin, flavophospholipol hoặc enramycin). Tổng quan về tác dụng của hỗn hợp này được trình bày theo định dạng phân tích tổng hợp (xem Bảng 1), có tính đến 38 thử nghiệm gà thịt, so với đối chứng âm hoặc thức ăn gia cầm có bổ sung AGP theo giải pháp tự nhiên.

Bảng 1: Tóm tắt phân tích tổng hợp 38 thử nghiệm trên gà thịt

Đối chứng âm

Xử lý AGP

Chế phẩm XTRACT 6930

P-value

Ăn vào (g/ngày)

81,99

84,04

84,09

0,40

Tăng trọng trung bình (g/ngày)

48,9b

50,4a

51,3a

0,001

Hệ số chuyển hóa TĂ (FCR) (g/g)

1,73a

1,71ab

1,68b

0,01

Phân tử thực vật phytomolecules hứa hẹn

Kinh nghiệm châu Âu đã chỉ ra rằng một lệnh cấm đơn giản đối với AGP là không đủ để hạn chế việc sử dụng chúng và cần có các biện pháp bổ sung để cung cấp cho một giải pháp toàn diện. Trong bối cảnh lệnh cấm AGP ở châu Âu, tiềm năng của các phân tử thực vật phytomolecule cung cấp giải pháp thay thế cho các AGP trong việc thúc đẩy sinh trưởng và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn, trong khi vẫn là một lựa chọn kinh tế khả thi đang hứa hẹn. Những kết quả của các nghiên cứu này thậm chí còn thú vị hơn về ứng dụng của nó như sự thay thế cho kháng sinh AGP, trong các dấu hiệu cho thấy các quy định chặt chẽ hơn hoặc gần như lệnh cấm hoàn toàn đối với khang sinh AGP ở các nơi khác trên thế giới.

PGS Bùi Xuân Mến, Trung tâm RD Vemedim lược dịch tóm tắt.

Tài liệu tham khảo

Maurin J. (2019) Strategies for sustainable use of antibiotic.

https: //www.p Birdworld.net/ealth/Articles/2019/4/Strargeties-for-sustainable -use-of-antibiotic-412752E/