Sử dụng hà thủ ô như thế nào năm 2024

ho đậu đen vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước, nấu cho đậu đen chín nhừ rồi chắt lấy nước. Trộn hà thủ ô với nước đỗ đen, cho vào đồ đựng không chế bằng sắt, đặt vào nồi hấp đến khi nước đỗ đen thấm hết vào các miếng hà thủ ô, sau đó phơi hoặc sấy khô.

Muốn chế biến kỹ hơn có thể làm theo cách nói trên bằng phương pháp "cửu chưng cửu sái": 9 lần nấu hà thủ ô với nước đậu đen, 9 lần phơi (sấy).

Sử dụng hà thủ ô như thế nào năm 2024

Cây và củ hà thủ ô (sinh hà thủ ô).

2. Đặc điểm và công dụng chữa bệnh với hà thủ ô

Hà thủ ô tươi (sinh thủ ô) ngoài bề mặt màu nâu đỏ hoặc da lươn, nhiều nếp nhăn nheo không phẳng, mặt cắt màu nâu đỏ nhạt, lộ rõ tinh bột, phần vỏ có những ống nhỏ quấn vòng quanh tạo thành hình tròn và nhiều hình thù kỳ dị, hình thành một loại hoa văn theo kiểu cẩm vân, phần gỗ ở giữa khá to, có chỗ thấy cả lõi gỗ.

Hương nhẹ, vị hơi đắng và chát, thường dùng chữa bệnh ngoài da (lở ngứa sưng đau), bệnh đường tiêu hóa (táo bón), tràng nhạc, sốt rét lâu ngày.

Hà thủ ô chín (qua bào chế) bề mặt mầu nâu đen hoặc nâu, lồi lõm không đều. Chất rắn, mặt cắt như chất sừng, có những đường nhăn đa hình dạng. Hương nhẹ, vị hơi ngọt mà đắng chát dùng để bồi bổ dùng trong các trường hợp khí hư, huyết hư (suy nhược cơ thể, đầu choáng, mắt hoa, tai ù, râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi…).

3. Món ăn bài thuốc từ hà thủ ô

3.1. Cháo hà thủ ô, gạo tẻ

Thành phần: Hà thủ ô chế 15g, gạo tẻ 30 - 60g

Cách dùng: Cho hà thủ ô vào ấm ninh nhừ, bỏ bã lấy nước nấu cháo ăn.

Công dụng: Dùng để chữa các chứng khí huyết bất túc, sắc mặt vàng vọt, chân tay đau nhức, chân nhũn bất lực, thân thể gầy yếu.

3.2. Cháo hà thủ ô, rau cần

Thành phần: Hà thủ ô chế 50g, rau cần 100g, thịt nạc băm 50g, gạo lức 100g

Cách dùng: Hà thủ ô bỏ vào ấm đất sắc đặc lấy nước, bỏ thịt nạc, gạo lức vào nấu cháo, thêm muối, mì chính, gia vị vào là ăn được.

Công dụng: Dùng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch.

Sử dụng hà thủ ô như thế nào năm 2024

3.3 Cháo hà thủ ô, táo tầu

Thành phần: Hà thủ ô chế 30g, táo tầu 3 quả, gạo lức 100g, đường phèn vừa phải.

Cách dùng: Hà thủ ô sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo lức, táo tầu đường phèn vào nấu thành cháo. Ăn vào hai bữa sớm, tối.

Công dụng: Dùng cho người thiếu máu, suy nhược thần kinh, người cao tuổi gan thận bất túc, âm huyết suy tổn dẫn tới đầu váng, tai ù, mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, đại tiện táo kết..

3.4 Hà thủ ô, sơn thù du hầm trứng gà

Thành phần: Hà thủ ô chế 30g, trứng gà 3 quả, sơn thù du 9g

Cách dùng: Hà thủ ô chế và sơn thù du sắc lấy nước, bỏ bã, cho trứng gà vào nấu chín. Ăn trứng uống nước thuốc, ngày hai lần sớm, tối; uống liền 3-5 ngày.

Công dụng: Dùng để chữa sa dạ con.

3.5 Hà thủ ô nấu với trứng gà

Thành phần: Hà thủ ô chế 60g, trứng gà 2 quả

Cách dùng: Cho nước vào hầm chung. Trứng chín thì đập bỏ vỏ, bỏ vào nồi đun thêm một lát. Ăn trứng uống thang.

Công dụng: Dùng cho người huyết hư thể nhược, đầu váng mắt hoa, râu tóc bạc sớm, di tinh, rụng tóc, khí hư quá nhiều, huyết hư, táo bón.

3.6 Hà thủ ô ninh gà

Thành phần: Hà thủ ô chế 30g nghiền bột, gà mái một con

Cách dùng: Gà thịt rửa sạch. Đựng bột hà thủ ô vào túi vải, đặt vào trong bụng gà, thêm nước vừa phải, ninh chín, lấy túi thuốc ra, cho mắm muối gừng sống, rượu gia vị vừa phải là được. Ăn thịt uống nước thuốc.

Hà thủ ô là thảo mộc được biết đến với công dụng kích thích mọc tóc. giúp bạn có mái tóc đen mượt. Tuy nhiên đây chỉ là một trong những lợi ích nổi bật mà thảo mộc này mang lại. Vậy hà thủ ô uống có tác dụng gì?

1. Đặc điểm hình dạng và tính chất của hà thủ ô

Hà thủ ô có 2 loại được phân biệt dựa trên màu sắc là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Một số ghi chép còn gọi tên hà thủ ô đỏ là giao đằng. Do đặc điểm hà thủ ô đỏ có dạng dây thân cuốn vào nhau nên tên gọi đó cũng khá phổ biến. Ngoài ra thì một số nơi gọi chúng là dạ đêm.

Hà thủ ô chỉ sử dụng phần rễ và thân dây để điều trị nên khi khai thác sẽ giữ lại 2 bộ phận này. Theo tên khoa học mới được lưu lại thì hà thủ ô Polygonum Multiflorum Thunb còn được gọi là Fallopia Multiflora. Chúng thuộc họ rau răm Polygonaceae.

Hà thủ ô mọc hoang tại khu vực rừng núi nên được phát hiện ở một số địa điểm như: Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Nghệ An... Đặc điểm hình thái của chúng là dây leo thân màu xanh tía. Lá khá mỏng có màu nâu và ôm sát vào thân dây. Hoa của cây có kích thước nhỏ và thường mọc thành chùm.

Thời điểm có thể thu hoạch hà thủ ô rơi vào mùa thu và mùa xuân. Ở giai đoạn này, người ta đào lấy củ hay chính là phần rễ của cây. Phần rễ hà thủ ô có hình dạng khá giống với củ khoai lang nên nó được gọi là mần đăng. Mỗi củ sẽ có khối lượng dao động từ 0,5 kg một số cây củ có kích thước lớn sẽ đạt đến 1 kg.

Vào năm 1967, các nhà nghiên cứu trong khi điều tra dược liệu tại khu vực miền bắc nước ta đã phát hiện ra một củ hà thủ ô màu đỏ có kích thước vượt xa với ghi chép. Địa điểm tìm thấy là Lào Cai, hà thủ ô đỏ có phần rễ dài tới 1m và cân nặng cũng gần chạm đến 6 kg.

2. Cách chế biến hà thủ ô để sử dụng

Hà thủ ô khi sử dụng cần được chế biến để thuận tiện cho bảo quản lâu dài. Thông thường chúng ta mua thành phẩm đã qua chế biến nên không cần làm điều đó. Nhưng nếu bạn tìm được củ tươi thì hãy thực hiện theo những bước sau để đảm bảo chất lượng khi dùng:

  • Hà thủ ô tươi được đào lên sẽ dính đất nên cần được rửa thật sạch để loại bỏ.
  • Sau khi loại bỏ đất, cát bám trên thân thì thái chúng thành từng miếng nhỏ đủ cho mỗi lần sử dụng.
  • Cuối cùng là đem củ hà thủ hô sau khi cắt nhỏ phơi dưới nắng để chúng khô lại. Ngoài việc có thể bảo quản lâu dài thì tia nắng mặt trời còn có tác dụng khử khuẩn cho vị thuốc này khá hiệu quả.
  • Lưu ý, hà thủ ô mới khai thác vẫn còn vị chát nên ở công đoạn rửa bạn nên ngâm chúng với nước vo gạo. Thời gian ngâm kéo dài khoảng 1 ngày và liên tục khuấy nước để khử đi vị chát vốn có.

Sau khi hoàn thành các công đoạn trên hà thủ ô có thể đóng gói và bảo quản sử dụng trong thời gian dài. Sau đây là cách chế biến hà thủ ô trước khi phơi khô đóng gói cùng với hạt đậu đen cho các bạn tham khảo sử dụng:

Về liều lượng thì cứ 1kg hà thủ ô ta sẽ dùng từ 1 đến 200g đỗ đen. Có thể sử dụng nước đậu đen sau khi ninh nhừ để nấu cùng với hà thủ ô. Hãy xếp những lát cắt lớn xuống dưới và lát nhỏ lên trên sao cho phần nước ngập cao hơn khoảng 2cm. Thời gian đun cũng khá lâu bạn cần chú ý quan sát đến khi hà thủ ô chín hoàn toàn.

Sau khi hà thủ ô chín đều thì lấy ra và tách lõi của chúng. Phần nước nấu còn lại sẽ tưới từ từ lên tường lát và đem phơi khô. Công đoạn này hơi mất thời gian nhưng sẽ giúp giữ lại vị thơm của hạt đỗ đen và giảm những vị khó uống có sẵn của thảo mộc này. Cuối cùng chính là phơi dưới nắng đến khi khô hoàn toàn thì đóng túi và bảo quản dùng dần.

Nếu bạn không muốn ninh đậu đen lấy nước thì có thể sử dụng phương pháp giống như đồ xôi. Hãy xếp hà thủ ô theo từng lớp và cứ mỗi lớp hà thủ ô lại xếp lên 1 lớp đậu đen. Sau đó cũng đun đến khi chín và bỏ lõi phơi khô y hệt với cách làm trên.

Sử dụng hà thủ ô như thế nào năm 2024

Hà thủ ô cần được sơ chế kĩ lưỡng trước khi sử dụng

3. Hà thủ ô trị bệnh gì?

Hà thủ ô uống có tác dụng gì? Theo Y Học Cổ Truyền thì hà thủ ô khi uống sẽ cảm thấy đắng chát. Tuy nhiên thảo dược này mang tính ấm và có tác dụng với can thận. Tuy nhiên chúng ta thường biết đến hà thủ ô là một dược liệu tốt cho mọc tóc và làm đen tóc.

3.1 Giải quyết các vấn đề khó tiêu

Khó tiêu là bệnh thường gặp khi hệ tiêu hóa không thể hoạt động hết công suất hoặc do chế độ sinh hoạt không hợp lý. Trong hà thủ ô có chứa thành phần mang tên Anthranoid giúp tăng mức độ nhu động của ruột. Nhờ đó mà khả thức ăn được chuyển hóa từ dạ dày đến ruột nhanh hơn.

Với chức năng này, bạn có thể dùng hạ thủ ô để trị cho các bệnh như kém tiêu hóa và táo bón. Tuy nhiên khi sử dụng vẫn cần có sự theo dõi và chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả an toàn cao nhất.

3.2 Bồi bổ thận

Phần nước sắc hà thủ ô có tác dụng khá tốt cho can thận. Bài thuốc này thường được sử dụng cho bệnh nhân âm hư, đau nhức gân cốt, mỡ máu tăng cao, tiểu đường... Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng công dụng này của hà thủ ô khó mà kiếm được trên loại thảo mộc khác.

3.3 Tốt cho hệ thần kinh

Trong thí nghiệm đã phát hiện Lexitin trong hà thủ ô có tác dụng làm tăng quá trình tái tạo hồng cầu cho cơ thể. Do vậy phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường hay khí hư có thể sử dụng để điều hòa. Ngoài ta các bệnh gầy gò, xanh xao hoặc thiếu máu cũng có thể sử dụng vị thuốc này để điều trị.

3.4 Làm giảm khả năng linh hoạt của trực khuẩn lao

Lao là căn bệnh sinh ra do sự phát triển của trực khuẩn lao. Để ức chế làm giảm khả năng phát triển của trực khuẩn này bạn có thể sử dụng nước sắc hà thủ ô. Hãy tham khảo thêm cách sử dụng hiệu quả từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đạt được kết quả cao nhất.

3.5 Làm chậm và giảm đáng kể quá trình oxy hóa

Chống oxy hóa có tác dụng vô cùng lớn bảo vệ sự vận động cũng như sức khỏe. Đồng thời là ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong nghiên cứu với loại chuột, nước chiết ra từ hà thủ ô đỏ có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol mỗi liều dùng chỉ từ 1,5g/ml. Đồng thời cơ thể chuột thí nghiệm cũng được làm chậm lại quá trình oxy hóa diễn ra.

3.6 Giúp tóc mọc và đen từ chân

Hà thủ ô có công dụng gì cho tóc? Phần lớn người dùng tìm đến hà thủ ô đều là để điều trị vấn đề về mọc tóc hay tóc bạc sớm. Đặc biệt đối với loại hà thủ ô đỏ này thì công dụng bổ huyết gây tác động lớn đến vùng da đầu.

Cũng vì thế mà những người có nồng độ cholesterol cao nên sử dụng hà thủ ô để ổn định. Ngoài việc giảm nồng độ cholesterol hà thủ ô sẽ ngăn ngừa tình trạng rụng tóc bạc tóc. Đồng thời sau một thời gian sử dụng bạn có thể cảm nhận được tóc đen hơn và chắc khỏe hơn.

Sử dụng hà thủ ô như thế nào năm 2024

Hà thủ ô trị bệnh gì là thắc mắc của nhiều người sử dụng hiện nay

4. Một số chú ý để đảm bảo công dụng của hà thủ ô

Mặc dù hà thủ ô có công dụng trị bệnh nhưng vị thuốc này lại không hoàn toàn lành tính. Đó là lý do các bước chế biến được chú ý và cẩn thận thực hiện. Trong thí nghiệm phân tích đã chỉ ra rằng: Anthranoid và Tannin là hai chất tác động lên ruột của hà thủ ô. Trái ngược với Anthranoid, Tannin khiến ruột se lại gây ra tình trạng táo bón.

Đó là lý do vì sao khi chế biến hà thủ ô cần được ngâm trong nước vô gạo. Nếu trong quá trình sử dụng cơ thể bị táo bón hoặc đi ngoài bất thường thì có thể kết luận chất lượng của hà thủ ô không đạt trong quá trình chế biến.

Trên đây là lý giải cho câu hỏi hà thủ ô có công dụng gì. Hiện nay vị thuốc đông y này khá được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để mua nhầm hàng giả hàng kém chất lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Công dụng của cây bạch hoa xà
  • Uống thuốc hà thủ ô có tốt không?
  • Dầu gội dược liệu Jasunny: Sạch gàu - hết ngứa ngay từ lần gội đầu tiên

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Uống hà thủ ô bao lâu thì hết rụng tóc?

Bên cạnh đó, hà thủ ô còn có chứa Anthraquinon giúp nhuận tràng. - Chữa rụng tóc và tình trạng tóc bạc sớm: Đây chính là một trong những công dụng nổi bật và được nhiều người biết đến. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng loại thảo dược này đều đặn trong vòng 1 đến 2 tháng sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng rụng tóc.

Hà thủ ô uống bao nhiêu là đủ?

Liều thường dùng 12-60g/ngày. Để bổ huyết sử dụng vị thuốc hà thủ ô chế; để nhuận tràng thông tiện thì dùng hà thủ ô sống. Kiêng kỵ: Người có đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng không được dùng vị thuốc hà thủ ô. Theo Y học cổ truyền thuốc hà thủ ô uống hằng ngày có thể chữa được chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.

Dùng hà thủ ô kiêng gì?

Theo tài liệu cổ, khi uống hà thủ ô cần kiêng kỵ "3 thứ màu trắng" (tam bạch): Đó là hành củ, tỏi và củ cải trắng. Ngoài ra, còn phải kiêng cả ớt và hồ tiêu, vì đó đều là những thứ cay nóng, có tính phát tán, làm hao tổn tinh huyết.

Những ai không nên dùng hà thủ ô?

Liều dùng..

Tác dụng phụ.

Không sử dụng với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không sử dụng với người nhạy cảm với hormone..

Cân nhắc khi sử dụng với người tiểu đường..

Có thể gây tổn thương gan..

Ngưng dùng trước khi phẫu thuật..

Các loại thuốc tương tác với hà thủ ô đỏ Thuốc làm chậm đông máu. Thuốc tránh thai. Thuốc lợi tiểu..