Story board là gì

Trong ngành Marketing & Communication, cụ thể là content video hay TVC, storyboard thường được sử dụng để thảo luận ý tưởng giữa các bên hoặc pitching với khách hàng. Nếu như trước đây thuật ngữ này chưa được phổ biến khiến cho nhiều người không hiểu rõ khái niệm cơ bản cũng như cách vẽ storyboard chuyên nghiệp, thì sự phát triển của mạng xã hội và xu hướng tạo interactive content đã khiến khái niệm này trở nên phổ biến hơn cả. Vậy storyboard là gì? Quy trình làm storyboard như thế nào? 

Được ví như là ‘xương sống’ của mọi kịch bản, storyboard - bảng phân cảnh là bản phác họa mô tả lại toàn bộ ý tưởng cho buổi quay. Nội dung trên storyboard là chuỗi hình ảnh theo thứ tự thời gian, gồm các ghi chú về cảnh quay hoặc đoạn hội thoại của nhân vật. Các chi tiết về nội dung, diễn viên đến góc quay, đạo cụ, thời gian ghi hình đều sẽ được thể hiện trên bảng phân cảnh. 

Trong sản xuất video, bảng phân cảnh là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình làm phim, quay video, hoạt hình, đồ họa chuyển động [motion graphics] diễn ra hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất có thể. Đối với ngành quảng cáo, storyboard giúp người làm video truyền thông có góc nhìn toàn diện hơn để kể câu chuyện thương hiệu.

Sự phát triển của mạng xã hội và xu hướng nội dung sáng tạo đã góp phần khiến short video trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Để có thể ‘bắt sóng’ và làm chủ cuộc chơi trong nền kinh tế sáng tạo, các doanh nghiệp cần phải biết thu hút khách hàng mục tiêu qua nội dung video sáng tạo. Tuy nhiên, vì quá trình này thường tốn nhiều thời gian và dễ xảy ra quay hỏng, quay sót phân cảnh nên các agency hay production house lớn thường sử dụng bảng phân cảnh như là cầu nối giữa hai quá trình lên ý tưởng và thực thi ý tưởng.

LÊN Ý TƯỞNG CHO STORYBOARD

Quá trình sản xuất một video quảng cáo đòi hỏi rất nhiều nguồn nhân lực, kinh phí và thời gian chuẩn bị. Nhằm đảm bảo quá trình quay diễn ra thành công, đội ngũ sản xuất sẽ sử dụng storyboard để lưu giữ các ý tưởng trong quá trình brainstorm và ghi chú cho đội ngũ sản xuất về nội dung câu chuyện truyền tải, thời lượng video, và các đạo cụ cần thiết cho buổi quay phim.

Đọc thêm: sản xuất content vừa nhiều vừa chất

So với việc nói lên ý tưởng, truyền tải nội dung đến toàn team và thực hiện hóa nó qua hình ảnh sẽ dễ dàng hơn nhiều. Mỗi cá nhân có tư duy độc lập nên không tránh khỏi việc hiểu sai ý. Ngoài ra, sử dụng storyboard giúp team sản xuất dễ dàng phân biệt các phân cảnh, thứ tự xuất hiện để không bước chệch khỏi ‘đường ray ý tưởng’ ban đầu và quay lại toàn bộ quá trình, vừa mất tiền bạc và thời gian bỏ ra.

Đọc thêm: 06 bước triển khai ý tưởng từ Creative Director

Giống như video có nhiều loại hiển thị, storyboard cũng có nhiều loại. Dựa theo cách thức trình bày, bảng phân cảnh có 3 loại hình chính: 

Kịch bản phân cảnh truyền thống bao gồm một chuỗi ảnh phác thảo vẽ nhanh kèm theo mô tả chi tiết nội dung, hình thức quay như thông tin cỡ ảnh, thời lượng, góc máy, âm thanh, lời thoại,… Vì tính chi tiết và phức tạp, loại kịch bản này thường được sử dụng trong các đội sản xuất lớn hoặc các nhà làm phim chuyên nghiệp. Việc miêu tả đồng thời cả mặt hình ảnh và kỹ thuật trong các cảnh quay sẽ hỗ trợ đội ngũ sản xuất giảm thiểu phát sinh các vấn đề như quay hỏng, thiếu đạo cụ nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí sản xuất. Dưới đây là mẫu của traditional storyboard.

2. Bảng phân cảnh bằng hình ảnh [thumbnail storyboard]

Khác với bảng phân cảnh truyền thống, bảng phân cảnh bằng hình ảnh tập trung vào hình ảnh mà lược bỏ bớt các chi tiết kỹ thuật. Loại hình này được sử dụng nhiều bởi các đội sản xuất có nguồn nhân lực nhỏ nhưng có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phim. Họ sử dụng kịch bản này để miêu tả nhanh các ý tưởng về mặt hình ảnh của họ mà không cần phải miêu tả chi tiết chú ý hay yêu cầu kỹ thuật khi quay.

Sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật số đã hình thành nên một loại hình storyboard mới: digital storyboard. Hình thức quảng cáo này ngày càng phổ biến và được sử dụng nhiều trong sản xuất video quảng cáo. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các agency, in-house marketing sẽ có các yêu cầu khác nhau về storyboard:

a. Pitching

Đối với việc pitching, các cảnh quay phải được miêu tả thật chi tiết cho người đọc dễ hình dung. Đối với một số agency lớn muốn tăng khả năng cạnh tranh sẽ đầu tư vào việc xây dựng hình ảnh [sử dụng silimatic, animatic] với những bản vẽ đẹp nhằm gây ấn tượng với client khi đi pitching.   

Không giống với dạng storyboard ở trên, các cảnh quay trong phim và TVC không cần các hình ảnh hoa mỹ nhưng yêu cầu các shots và frames phải được vẽ thật chính xác. Đảm bảo ra những thước hình hoàn hảo và nghệ thuật nhất.

Tùy thuộc vào mỗi sản phẩm mà các công ty muốn sản xuất sẽ có các yêu cầu về bảng phân cảnh khác nhau. Các dạng cũng được kết hợp và sử dụng linh hoạt để tăng tính sáng tạo cũng như đáp ứng yêu cầu của client.

Đọc thêm: Cách chấp bút ý tưởng cho TVC

Nếu như lúc trước việc sản xuất phim quảng cáo đòi hỏi mức kinh phí và đội ngũ lớn thường chỉ được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn và agency lâu đời thì hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội đã làm phổ biến hơn việc agency nhỏ hay in-house tự sản xuất phim. Vậy đối với mỗi loại video thì làm bảng phân cảnh như thế nào? Đây là một vài gợi ý cho bạn về quy trình làm storyboard. 

Bước 1: Lên ý tưởng cho bảng phân cảnh 

Giống như khi bắt đầu viết văn, việc đầu tiên bạn cần làm là xây dựng dàn bài cho bảng phân cảnh. Thông thường, các bảng phân cảnh đều có chung một nguyên tắc trình bày như hình minh họa. 

Tùy vào quy mô và loại dự án mà các agency sẽ thiết kế bảng phân cảnh gồm các chi tiết như: tên dự án, số trang [cho kịch bản dài], khung hình, số thứ tự shot quay, lời thoại nhân vật, lưu ý cho các cảnh quay, và những chi tiết kỹ thuật khác. Việc xác định rõ số khung minh họa và đánh số chúng chính xác là bước đầu quan trọng để xây dựng một bảng phân cảnh.

Mỗi khi xem video quảng cáo bạn sẽ để ý đến điều gì? Nhạc nền, diễn viên, hay cảnh quay? Đối với người trong ngành, insight và thông điệp chiến dịch [key message] chính là linh hồn của mọi video quảng cáo. Nội dung này thường được ban Creative xây dựng và phát triển trước cho đội sản xuất video triển khai. Kịch bản càng được viết rõ ràng, khắc họa chi tiết sẽ giúp cho quá trình sản xuất phim quảng cáo diễn ra thuận lợi hơn. 

Vậy viết sao cho đủ mà đúng? Bộ checklist dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng một kịch bản hoàn chỉnh:

Đọc thêm: Bí quyết trở thành copywriter - người viết video quảng cáo chuyên nghiệp của CD. Đốc-Tờ-Ti 

Tóm gọn toàn bộ nội dung kịch bản của bạn trong 1 câu ngắn gọn sẽ khiến cho khách hàng mục tiêu nắm bắt được nhanh thông điệp quảng cáo mà bạn muốn truyền tải. Trong agency, copywriter là người chịu trách nghiệp sáng tạo lời mở đầu đầy tâm trạng và cảm xúc. Để biết cách tóm tắt nội dung quảng cáo sao cho thật hấp dẫn, bạn hãy đọc thêm bài viết về bí quyết trở thành copywriter nhé.  

Thông điệp quảng cáo

Bất kỳ sản phẩm nào cũng cần thể hiện được nội dung thông điệp để thu hút khách hàng mục tiêu. Thông điệp quảng cáo hay phải bao gồm hai yếu tố: nội dung sáng tạo và thông điệp có nghĩa. Nếu như hình ảnh video là hình thức món ăn thu hút khách hàng ngày từ cái đầu tiên thì nội dung và thông điệp sản phẩm chính là hương vị món ăn, níu chân khách hàng ở lại với thương hiệu. Nội dung của sản phẩm quảng cáo cần phải được xây dựng thống nhất với insight và thông điệp của chiến dịch, bạn có thể đọc thêm bài viết về cách lên ý tưởng cho sáng tạo nội dung và cách viết content quảng cáo hay.

Nội dung hình ảnh

Một trong những quy tắc bất di bất dịch mà bất kì sinh viên ngành quảng cáo nào cũng được dạy ‘A picture is worth a thousand words’. Nội dung quảng cáo cần được sử dụng hình ảnh liên quan để truyền tải rõ hơn mục đích của chiến dịch. Do vậy, storyboard dù được vẽ tay hay vẽ máy thì cũng phải thể hiện được chính xác ‘cái hồn’ của chiến dịch là thông điệp và insight khách hàng mục tiêu. 

Khung thời gian

Sự phát triển của thời đại kỹ thuật số hình thành nên tập khán giả bây giờ có khoảng thời gian chú ý ngắn hạn. Các thương hiệu chỉ có trung bình 2.5 giây để tạo sự chú ý. Vậy nên việc hãy phân chia hợp lý khung thời gian cho những cảnh quay quan trọng. Một mốc thời gian rõ ràng góp phần truyền tải tốt thông điệp chiến dịch, vừa giữ được tính logic và loại bỏ được những chi tiết bị ‘đi lạc’ trong câu chuyện.

Mô tả các shot/ cảnh quay

Trong quá trình sản xuất video, không phải staff nào cũng có kiến thức về việc quay dựng phim. Do vậy, bạn hãy thêm phần mô tả ngắn gọn các cảnh trong phim video, lưu ý kỹ thuật cũng như các yếu tố liên quan đến concept như: vị trí xảy ra các sự kiện, tâm trạng nhân vật, cảm xúc nhân vật,…

Bước 3: Xác định loại hình bảng phân cảnh - Tìm hiểu "khẩu vị" của KH mục tiêu

Nếu như content là linh hồn của video quảng cáo thì các shot quay là gương mặt đại diện của chiến dịch. Mỗi doanh nghiệp [client] sẽ có một vài ‘ngón nghề đặc biệt’ để thu hút và quảng bá sản phẩm tới khách hàng mục tiêu. Do vậy nên việc định hình phong cách hình ảnh trong bảng phân cảnh là vô cùng quan trọng. Bạn có thể dựa vào bảng phân biệt các loại hình storyboard ở trên để đánh giá yêu cầu của doanh nghiệp với video quảng cáo và hình ảnh hiển thị. Hãy nhớ, mỗi bảng phân cảnh có mức yêu cầu về chi tiết hình ảnh khác nhau, nên việc xác định rõ loại hình sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí sản xuất.

AIM Academy hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn định nghĩa, lý do và cách sử dụng bảng phân cảnh storyboard hiệu quả! Đối với ngành Marketing & Communication hiện nay, cách triển khai storyboard là một trong những kiến thức và kỹ năng mà bất kỳ một creative nào cũng cần phải trau dồi. Nếu bao lâu nay bạn vẫn ấp ủ mục tiêu trở thành ‘người hành nghề sáng tạo’ copywriter, khóa học Writing For Ideas sẽ cung cấp cho bạn những nền tảng kiến thức cần thiết để đạt được mục tiêu. Đừng quên đăng ký sớm để nhận được mức ưu đãi học phí nhé!

Video liên quan

Chủ Đề