Sốt có nên uống C sủi không

Viên sủi Vitamin C hiện nay được nhiều gia đình sử dụng. Với dạng bào chế dạng  sủi, vị ngọt thanh dễ uống và cung cấp một lượng lớn các Vitamin cho cơ thể để mang đến nhiều tác dụng và ngăn ngừa các tác  nhân có thể gây bệnh. Vậy tác dụng của viên sủi Vitamin C là gì?

Thành phần chính của Viên sủi chính là Vitamin  C – một trong những loại Vitamin có tác dụng giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và tập trung làm việc tốt hơn.

1. Tác dụng của viên sủi Vitamin C là gì?

Viên sủi được hòa tan nhanh chóng trong nước và vào dạ dày thì sẽ có tác dụng nhanh hơn  rất nhiều so với các dạng thuốc không sủi bọt khác. Nhờ đó mà những trường hợp cần giảm đau hoặc hạ sốt nhanh có thể  được cải thiện nhanh chóng các triệu chứng.

  • Có tác dụng thải độc: Do  thành phần có chứa là Vitamin C sẽ giúp hỗ trợ chuyển hóa thải độc của nhiều loại thuốc trong cơ thể, từ đó là giảm độc tính của thuốc và chuyển các phần từ độc thành dạng có thể đào thải qua nước tiểu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: hỗ trợ sản xuất loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh và từ đó làm tăng cường khả năng của hệ miễn dịch.
  • Giúp hấp thụ sắt và canxi: bằng cách ngăn Canxi chuyển thành dạng khó hòa tan. Chuyển từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và giữ ổn định ở dạng hoạt động, ngăn ngừa mất qua nước tiểu.
  • Chống lão hóa da: do Vitamin C  có khả năng chống oxy hóa mạnh nên giúp cải thiện nhiều các vấn đề từ da như ức chế việc tạo thành Melanin, làm mờ sắc tố Melanin, làm cho da trắng sáng, làm mờ vết thâm, nám và tàn nhang. Đặc biệt Vitamin C giúp cho da không bị khô, nhăn do lão hóa.
  • Điều trị mệt mỏi do cảm cúm hoặc sau khi ốm.
  • Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin C.
  • Không chỉ vậy mà Vitamin C giúp hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông.

Ngoài những tác dụng của viên sủi Vitamin C ở trên thì còn có nhiều lợi ích khác cho người sử dụng. Nếu bạn thắc mắc hãy hỏi trực tiếp các bác  sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể hơn.

>> Xem thêm các bài viết liên quan

Sốt có nên uống C sủi không
Viên sủi Vitamin C có tác dụng gì

2. Hàm lượng viên sủi Vitamin C một ngày là bao nhiêu?

Nếu bổ sung không đúng liều lượng cần thiết cho cơ thể có thể gây nguy cơ bị sỏi thận vì sử dụng quá nhiều thì vitamin C sẽ được đào thải canxi trong cơ thể qua đường tiết niệu.

- Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu bổ sung lượng Vitamin C khác nhau, cụ thể như:

  • Thông thường một cơ thể người lớn khỏe mạnh bình thường sẽ cần tới khoảng 50 – 70 mg/ ngày.
  • Nhu cầu bổ sung Vitamin C của trẻ sơ sinh – 3 tuổi: 25 – 30 mg/ ngày.
  • Nhu cầu bổ sung Vitamin C của trẻ 4 – 18 tuổi: 30 – 40 mg/ ngày.
  • Nhu cầu bổ sung Vitamin C của phụ nữ mang thai: 50 mg/ ngày.
  • Nhu cầu bổ sung Vitamin C của phụ  nữ đang trong thời kỳ cho con bú: 70 mg/ ngày.

Căn cứ vào những hàm lượng cần bổ sung ở trên để biết cách bổ sung cho hợp lý hơn, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu.

Sốt có nên uống C sủi không
Uống viên sủi Vitamin C đúng cách?

3. Hướng dẫn uống viên sủi Vitamin C đúng cách

Nếu bạn sử dụng viên sủi đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Một vài hướng dẫn để giúp bạn uống thuốc:

  • Đây là một loại thuốc bổ, tuy nhiên bạn vẫn cần tuân thủ những chỉ dẫn của các bác sĩ, dược sĩ nhằm tránh trường hợp lạm dụng hoặc gây ra các tác dụng phụ với đối tượng  nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú).
  • Không nên sử dụng quá nhiều viên sủi vào thời tiết nóng nực với mục đích giải nhiệt vì nó không có tác dụng làm mát cơ thể. Thay vào đó bạn nên chú ý ăn những loại thực phẩm có tính mát trong bữa ăn hàng ngày.
  • Trong viên sủi dạng Vitamin C có chứa rất nhiều natri clorid. Do đó trường hợp có các vấn đề về huyết áp nên chú ý và không nên sử dụng vì rất dễ gây ra triệu chứng tăng huyết áp.
  • Tương tự như vậy, những người  có tiền sử về bệnh sỏi tiết niệu cũng nên hạn chế hoặc chỉ uống khi có chỉ dẫn của các bác sĩ, dược sĩ.
  • Không lạm dùng quá nhiều trong một ngày
  • Trung bình một viên sủi sẽ chứa khoảng 60 – 75mg Vitamin C cho nên bạn chỉ nên sử dụng cho một trong các trường hợp như: cơ thể mệt mỏi do cảm cúm, làm việc quá sức, thường xuyên bị stress, thiếu hụt Vitamin C, cần phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy… Bệnh nhân bị sỏi thận không nên dùng quá 1g/ ngày vì có thể ảnh hưởng đến những xét nghiệm lâm sàng.
  • Không dùng thuốc vào buổi tối: nên dùng trước 16 giờ và tránh dùng thuốc vào buổi tối, vì có thể thể gây ra các phản ứng phụ như khó ngủ. Tốt nhất hãy dùng thuốc sau khi ăn để tránh những kích ứng cho dạ dày.
  • Không được tự ý mua thuốc về và tự sử dụng hoặc nghe theo người khác mách bảo… điều này rất dễ gây ra các tác dụng phụ và nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người dùng.
  • Chỉ tiếp tục dùng thuốc khi viên sủi còn nguyên vẹn. Nếu nhận thấy thuốc bị ẩm thì hãy vứt bỏ. Uống thuốc pha cùng với nước sôi để nguội và sau khi đã được hòa tan. Tuyệt đối không uống trực tiếp bằng miệng.
  • Viên sủi có thể gây tác dụng phụ như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Vậy nên, không dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.
  • Mọi loại Vitamin C cần phải được bảo quản trong hộp kín, ở nơi khô ráo. Nên giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh những nơi ẩm thấp và có ánh sáng trực tiếp.

Với những thông tin về viên sủi Vitamin C do Cao Đẳng Dược Chính Quy chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn có được những kiến thức bổ ích trong cách sử dụng để chăm sóc sức khỏe thật tốt. Tuy nhiên, bài chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo, hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và dùng theo đúng chỉ định về liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Uống C sủi có thể tăng cường bổ sung vitamin C cấp tốc, tuy nhiên mỗi người chỉ nên uống một lần trong những trường hợp cơ thể bị thiếu hụt vitamin C hoặc cần tăng cường miễn dịch khi bị cảm cúm.

- Thời điểm uống C sủi tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn no, không nên uống vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ bởi chúng có tác dụng kích thích nhẹ. Tốt nhất bạn nên sử dụng vào thời điểm trước 16 giờ hằng ngày và phải dùng sau khi ăn. Vitamin C khi vào cơ thể lúc bụng đang đói có thể gây xót và kích thích dạ dày.

- Không dùng vitamin C như một loại thuốc bổ, dùng không có giới hạn (đặc biệt đối với trẻ nhỏ). Lạm dụng viên sủi vitamin C nguy cơ bị sỏi thận sẽ tăng cao vì nó tăng đào thải canxi trong cơ thể qua đường tiết niệu.

- Với những bệnh nhân bị sỏi thận thì không nên dùng quá 1g vitamin C/ ngày. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng. Những người bị tăng huyết áp được các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được dùng thuốc dạng sủi, trong đó có viên sủi vitamin C, vì viên sủi bọt có chứa lượng lớn Natri - thành phần có trong muối, nguyên nhân gây tăng huyết áp.

- Mọi loại vitamin C cần phải được bảo quản trong hộp kín, để ở nơi khô ráo. Nên giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh những nơi ẩm thấp và có ánh sáng trực tiếp.

Mọi người đều biết rằng bệnh nhân sốt virus nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng thêm sức đề kháng. Tuy nhiên, bị sốt có nên uống nước cam không thì không phải ai cũng biết câu trả lời.

Nước cam từ lâu đã được biết đến với công dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong cam có rất nhiều vitamin C, giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về tác dụng của nước cam với bệnh nhân sốt virus. Vậy sốt có nên uống nước cam không?

1. Nước cam có tốt cho sức khỏe không?

Mọi người đều biết, cam là loại trái cây đặc biệt giàu vitamin C và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cam còn là loại quả có vị ngọt, dễ ăn, đây là loại quả đem rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Với hàm lượng vitamin C có trong nước cam, đây được biết là nhân tố có tác dụng giúp ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch và còn đem lại hiệu quả giúp giảm cholesterol ở gan. Đồng thời, vitamin C có trong quae cam còn là chất chống oxy hóa rất tốt, có tác dụng giúp tăng khả năng đào thải các chất độc trong cơ thể.

Trong quả cam còn có chứa flavonoid, hesperidin có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ và nâng cao tính bền của thành mạch máu.

Đặc biệt, cam là trái cây giàu chất xơ, có vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và đây cũng là tiền chất có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Sốt có nên uống C sủi không
Uống nước cam đều đặn mỗi ngày với lượng lớn không hẳn là việc tốt - Ảnh Internet

Uống nước cam đúng cách:

Dù nước cam đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải bạn lúc nào cũng nên uống nước cam. Thực tế, việc uống nước cam đều đặn mỗi ngày với lượng lớn không hẳn là việc tốt. Nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, cam còn là trái cây có axit và sẽ làm mòn men răng nếu uống trong thời gian dài. Dù bản chất nước cam đem lại nhiều lợi ích đối với xương khớp nhưng nếu uống quá nhiều nước cam cùng với đường sẽ cho kết quả ngược lại khiến tình trạng viêm khớp của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Về nguyên tắc uống nước cam, chỉ cần uống một lượng vừa đủ sẽ đem lại hiệu quả trong việc phòng chống nhiều bệnh. Ngoài ra, đối với các trường hợp thiếu hoặc thừa nước cam đều không có lợi đối với sức khỏe. Mỗi ngày không nên uống quá 200ml nước cam. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để nhận tư vấn cụ thể, chính xác hơn về liều lượng nước cam nên dùng.

2. Sốt có nên uống nước cam không?

Hầu hết mọi người thường uống nước cam khi bị bệnh vì đây là một loại thực phẩm giàu vitamin C được biết đến với tác dụng tăng cường sức để kháng của cơ thể. Một cốc nước cam thông thường có khoảng 80 mg vitamin C (chiếm hơn 100% mức vitamin C được khuyến nghị trong chế độ ăn uống hàng ngày).

Vì vậy, nước cam dường như là đồ uống hoàn hảo đối với tất cả những người đang bị bệnh. Tuy nhiên, sốt có nên uống nước cam không?

Nước cam là một thức uống có đường và khi vào cơ thể, đường sẽ làm cho các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn chậm chạp hơn. Nghiên cứu về sự nguy hiểm của đường trong chế độ ăn uống đã được chứng minh rất nhiều bởi các nhà khoa học.

Hiện nay, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng đường trong chế độ ăn uống có liên quan đến béo phì, bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Ngoài ra, đường còn ức chế hệ thống miễn dịch.

Sốt có nên uống C sủi không
Nước cam dường như là đồ uống hoàn hảo đối với tất cả những người đang bị bệnh. Tuy nhiên, sốt có nên uống nước cam không? - Ảnh Internet

Vậy nếu câu trả lời cho việc bị sốt virus có nên uống nước cam không thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên, không nên uống nước cam khi đói để tránh làm gia tăng lượng axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày và không uống nước cam cùng thuốc vì có thể phá hủy cấu trúc khiến thuốc mất hoạt tính. Lưu ý, bị sốt không uống nước cam với sữa vì dễ gây hiện tượng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

Cụ thể vấn đề nước cam có chức năng hoạt hóa các enzym tiêu hủy thuốc. Tất nhiên trong cơ thể thì quá trình tiêu hủy thuốc bởi các enzym này luôn diễn ra. Tuy nhiên, nếu có xúc tác của nước cam thì quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc.

Ngoài ra, nếu không uống nước cam hoặc các thức uống có đường khác, hãy bổ sung nước cho cơ thể của mình bằng nước lọc.

Đừng phân vân về việc bị sốt uống nước cam được không, bạn có thể tìm đến rất nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: ớt xanh, dưa đỏ, bưởi, cà chua, bông cải xanh và rau lá xanh cũng giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể khi bị sốt. Còn nếu muốn ăn cam, nên ăn quả cam để nhận chất xơ trong cam.

3. Bị sốt virus nên ăn gì?

Người bị sốt virus cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân sốt virus. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt được các bác sĩ khuyên nên tuân thủ:

- Nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrite hoặc oresol để bù điện giải khi bị sốt.

- Người bị sốt nên ăn thức ăn lỏng như súp, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt.

- Ăn tỏi khi bị sốt là một lựa chọn được khuyên dùng, đây còn là một loại thực phẩm tuyệt vời cho hệ thống miễn dịch.

Sốt có nên uống C sủi không
Còn nếu muốn ăn cam, nên ăn quả cam để nhận chất xơ trong cam - Ảnh Internet

- Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày.

- Cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm và rửa tay thường xuyên khi bị sốt.

- Các chuyên gia y tế cũng khuyên nên bổ sung vitamin D trong suốt mùa thu và mùa đông (2000 đến 4000 IU mỗi ngày).

Bên cạnh những thực phẩm tốt, người bị sốt virus cũng không nên ăn những đồ sau đây:

- Không nên ăn đồ lạnh hoặc uống nước đá do gây viêm họng, do rối loạn tiêu hóa, ăn đồ lạnh gây kích thích dạ dày – ruột, làm nặng hơn triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…

- Không ăn đồ ăn có tính cay nóng vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao như ớt, hạt tiêu, gừng, và các loại gia vị có vị cay nồng…

- Không ăn đồ ăn có chứa nhiều chất đạm do chứa nhiều protein.

Hi vọng những thông tin trong bài viết về sốt có nên uống nước cam không ở trên có thể giúp người bị sốt có cho mình những lựa chọn tốt nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe khi bị sốt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.