Soạn phong cách hồ chí minh ngắn nhất

- Phần 1 [Từ đầu đến "rất hiện đại"]: vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh được kết hợp với cái gốc văn hóa bền vững của người.

- Phần 2 [còn lại]: lối sống rất giản dị, rất Việt Nam của Bác Hồ.

Câu 1 [trang 8 sgk Văn 9 Tập 1]:

* Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở các phương diện: Bác Hồ đã đi đến nhiều nước và am hiểu nhiều nền văn hóa trên thế giới, biết và sử dụng nhiều ngoại ngữ,…

* Người có được vốn tri thức như vậy do:

- Sự chủ động tích lũy tìm hiểu của Bác Hồ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Bác đi nhiều nước trên thế giới, đi đến đâu bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật…

- Điều kiện khách quan: Bác bôn ba suốt mấy chục năm ở nhiều nước trên thế giới nên có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.

Câu 2 [trang 8 sgk Văn 9 Tập 1]:

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của bác được biểu hiện:

- Nơi ở và làm việc đơn sơ "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao"…

- Trang phục hết sức giản dị: "bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ,…"

- Bác ăn uống đạm bạc: "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…".

Câu 3 [trang 8 sgk Văn 9 Tập 1]:

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao:

- Giản dị: bác không lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, các nhu cầu vật chất.

- Thanh cao: lối sống giản dị của con người được sống hài hòa với thiên nhiên. Ví dụ: Thơ Bác Hồ luôn tràn đầy vẻ đẹp thiên nhiên.

Câu 4 [trang 8 sgk Văn 9 Tập 1]:

Qua tác phẩm, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về con người cũng như lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chủ tịch vĩ đại – người cha già của dân tộc. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ có một bài học sâu sắc về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhận xét – Ý nghĩa

Với việc lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, ngôn từ giản dị, vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cap và giản dị.

Soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh

VnDoc xin giới thiệu Soạn Văn 9 bài Phong cách Hồ Chí Minh do Lê Anh Trà sáng tác. Soạn bài mẫu phong cách Hồ Chí Minh này sẽ là tài liệu tham khảo giúp học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phong cách, tinh thần học hỏi trau dồi kiến thức về lối sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đây mời các bạn tham khảo bài soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn dưới đây.

  • Soạn bài lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu 1: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?

Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện: Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại ngữ [Pháp, Anh, Hoa, Nga,…] và Người đã làm nhiều nghề.

Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy vì Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Người cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật.

Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện như thế nào?

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện: lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Trang phục giản dị với bộ bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp. Việc ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,…

Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao vì: Người là vị lãnh tụ đứng đầu một quốc gia, hoàn toàn có thể có điều kiện sống tốt đẹp, xa hoa nhưng người đã tự lựa chọn cho mình cuộc sống giản dị bên căn nhà nhỏ, món ăn đạm bạc nhưng rất thanh thản, tự tại, thoải mái cả về tâm hồn và thể xác.

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

Những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Người là tấm gương sáng về tinh thần học tập cần mẫn, chăm chỉ, nhờ đức tính này mà Người đã có vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng.

- Người là người có nếp sống giản dị, thanh cao, không phô trương, luôn chọn cho mình lối sống tối giản nhất để nuôi dưỡng tâm hồn.

- Ở Người là sự nhào nặn giữa ảnh hưởng quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được để trở thành một nhân cách rất Việt Nam.

→ Người là tấm gương sáng để chúng ta noi theo cả về đạo đức tốt đẹp lẫn đức tính cần cù, chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân. Những nét đẹp của Người không chỉ mang lại độc lập tự do cho đất nước mà còn là niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam.

Soạn Văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh mẫu 2

Bố cục:

- Phần 1 [từ đầu ... rất hiện đại]: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Phần 2 [tiếp ... hạ tắm ao]: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

- Phần 3 [còn lại]: Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.

Đọc hiểu văn bản

  • Mở bài Phong cách Hồ Chí Minh
  • Kết bài Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn văn 9 - Câu 1 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

- Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: Tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ [Pháp, Anh, Hoa, Nga ... ]

- Lí do:

+ Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.

+ Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.

+ Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.

Soạn văn 9 - Câu 2 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Biểu hiện của lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ:

- Nơi ở và làm việc mộc mạc đơn sơ: Nhà sàn nhỏ ít phòng, ít đồ đạc ở cạnh ao.

- Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su.

- Ăn uống đạm bạc: Món ăn dân dã không cầu kì như cá kho, rau luộc, cà muối ...

Soạn văn 9 - Câu 3 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Đây không phải lối sống tự tìm niềm vui trong cảnh nghèo. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại. Cuộc sống ví như những nhà hiền triết ẩn dật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ... nhưng không phải một cách tự thần thánh hóa ...

Tham khảo: Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn văn 9 - Câu 4 [trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.

- Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.

- Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt: Nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.

Luyện tập

Tham khảo thêm: Thuyết minh về văn bản: "Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà

Soạn văn 9 - [Trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]

Tìm đọc và kể lại ....

Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, những câu chuyện khi Bác ở Pác Bó.

+ Việc chi tiêu của Bác Hồ:

Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên...

Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:

- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu...

Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý...

Khái quát về tác giả Lê Anh Trà

- Tiểu sử:

Tác giả Lê Anh Trà [1927 – 1999], quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc đời của ông là sự song hành trong tư cách kép: Một nhà quân sự và một nhà văn – nhà văn hóa.

Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Anh Trà có thể kể đến là: “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” [1982], Đường vào văn hóa [1993], Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ [1997].

- Quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của tác giả Lê Anh Trà

Lê Anh Trà là một nhà văn, nhà văn hóa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút chân thực, sắc sảo, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại với nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là ở thể loại nghị luận.

Lê Anh Trà là một cây viết xuất sắc về thể văn nghị luận của nền văn học hiện đại Việt Nam. Văn chương của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị với hệ thống lập luận chặt chẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

- Nội dung: tác phẩm nói về sự giản dị trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả thể hiện sự tôn trọng, lòng kính yêu dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị chân thực, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.

.......................................................................

Ngoài Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Video liên quan

Chủ Đề