So sánh tranh chấp giữa cá nhân và cá nhân năm 2024

Thời gian vừa qua Công ty tôi có vụ việc nhân viên của Công ty đã vi phạm thoả thuận đào tạo và bảo mật thông tin đã ký kết trong Hợp đồng lao động với Công ty, hiện nay nhân viên đó đã nghỉ việc, làm cho Công ty tôi bị thiệt hại một số tiền không nhỏ. Công ty tôi có tiến hành khởi kiện nhân viên này ra Toà nhưng Toà án có yêu cầu chúng tôi phải tiến hành phải làm thủ tục hoà giải tại cơ sở trước khi khởi kiện ra Toà. Cho tôi được hỏi là cán bộ Toà án hướng dẫn như vậy có đúng hay không?

Trả lời:

Lời đầu tiên, Công ty luật AMI xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Dựa theo yêu cầu cần tư vấn của bạn, chúng tôi có trả lời như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  1. Hoà giải viên lao động.
  2. Hội đồng trọng tài lao động.
  3. Toà án nhân dân.

[Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2019]

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành và một số văn bản hướng dẫn có liên quan thì một số tranh chấp liên quan đến lao động buộc phải quyết thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án giải quyết.

Tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động gồm:

– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

– Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động có quy định về trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động cá nhân của hoà giải viên lao động như sau:

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải:

– Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích theo theo quy định tại khoản 2 Điều 191 và khoản 2 Điều 195 Bộ luật lao động quy định thì đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết /hoặc Toà án giải quyết /hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Như vậy, trường hợp của bạn không phải thuộc các trường hợp ngoại trừ nêu trên nên phải thực hiện thủ tục hoà giải tại cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện ra Toà.

Về trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động cá nhân của hoà giải viên lao động được thực hiện như sau:

– Thẩm quyền: Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Uỷ bản nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

[khoản 2 Điều 181 Bộ luật Lao động 2019]

– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoà giải viên nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 Bộ luật lao động, hoà giải viên lao động phải kết thúc việc hoà giải.

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Thời hiệu yêu cầu hoà giải viên lao động thực hiện hoà giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm [khoản 1 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019].

Trên đây là nội dung tư vấn được thực hiện bởi đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tại Công ty luật AMI. Trường hợp có vướng mắc về pháp lý cần hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

[Khái niệm này không thực sự rõ ràng nên không ít người bị nhầm trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai.]

Tranh chấp về đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai ví như di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Hiểu rằng tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, bao gồm cả tranh chấp đất đai

Bản chất

Tranh chấp về xác định ai là người có quyền hợp pháp đối với đất đai

Tranh chấp về đất đai bao gồm tranh chấp đất đai và các tranh chấp sau:

- Tranh chấp hợp đồng, giao dịch liên quan tới đất đai;

- Tranh chấp về hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai [ví dụ vợ chồng phân chia tài sản chung là nhà đất]

- Tranh chấp về thừa kế di sản là quyền sử dụng đất ....

Các loại tranh chấp phổ biến

- Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước

- Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

- Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp

Tranh chấp về giao dịch đất đai, thừa kế đất đai

Hòa giải tại UBND cấp xã

Bắt buộc

Không bắt buộc

Trình tự khởi kiện

Sau khi đã hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì:

- Đương sự có Giấy chứng nhận QSD đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án.

- Đương sự không có Giấy chứng nhận QSD đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh;

+ Khởi kiện tại Tòa án.

Có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Thời hiệu khởi kiện

Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu không tính thời hiệu khởi kiện

- Tranh chấp về thừa kế: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản

- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp;

- UBND cấp huyện;

- UBND cấp tỉnh.

- Tòa án.

Luật điều chỉnh

- Luật Đất đai năm 2013;

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Luật Đất đai năm 2013;

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn

Chủ Đề